- Nhằm phục vụ nhóm khách hàng thân thiết và sử dụng nhiều dịch vụ của SHB với các ưu đãi đặc biệt như 01 chuyến du lịch, giảm lãi cho vay, giảm phí dịch vụ.
2.1.2. Quy mô cho vay.
Với mục tiêu xâm nhập vào nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau 3 năm hoạt động SHB Hà Nội đã thực hiện cho vay đối với nhóm khách hàng này trên phạm vi toàn thủ đô với quy mô ngày càng rộng. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng với tốc độ nhanh qua các năm.
Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của SHB Hà Nội
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ cho vay DNVVN( tỷđ) 105,51 547,35 735,68 Tổng dư nợ ( tỷđ) 328,13 1051,44 896,013
Tỷ trọng ( %) 32,15 52,06 82,12
( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SHB Hà Nội ) Đơn vị : tỷ đồng
Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNVVN của SHB Hà Nội
Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008 so với năm 2007 tăng 441,54 tỷ đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 188,33 tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của SHB Hà Nội có sự chuyển biến, và hơi chững lại vào năm 2009. Nguyên nhân, có lẽ do nguồn vốn huy động không thỏa mãn nhu cầu. Và do lãi suất biến động liên tục nên ngân hàng giảm dư nợ, nhưng năm 2009, dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn ở mức cao 735,68 tỷ đồng chiếm 82,12% tổng dư nợ của SHB Hà Nội. Chứng tỏ, khách hàng vay vốn ngân hàng chủ yếu là nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
tín dụng. Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong cơ cấu tổng thu nhập. Năm 2009 là năm sôi động đối với hoạt động cho vay của SHB Hà Nội cũng như ngành ngân hàng nói chung do thực hiện triển khai gói kích cầu 1 tỷ USD của Chính Phủ. Hoạt động vay vốn bằng gói hỗ trợ lãi suất 4% đã mang lại lợi nhuận đột biến cho SHB Hà Nội.
•Cho vay theo thời hạn :
Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn của SHB Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền (tỷ đ ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( tỷ đ ) Tỷ lệ(%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ lệ(%) Tổng dư nợ DNVVN 105,51 100 547,35 100 735,68 100 Nợ ngắn hạn 67,34 63,82 312,68 57,13 298,39 40,56 Nợ trung hạn 24,89 23,59 127,21 23,24 254,56 34,60 Nợ dài hạn 13,28 12,59 107,46 19,63 182,73 24,84
( Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính của SHB Hà Nội năm 2009 )
Phần đa các vốn vay này đều được vay trong ngắn hạn, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vay vốn theo thời hạn là trung và dài hạn đang là bài toán khó cho hệ thống ngành ngân hàng nói chung và SHB Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên dư nợ dài hạn đã được tăng lên qua các năm, từ 13,28 tỷ đồng năm 2007 thì đến năm 2009 dư nợ dài hạn đã tăng lên 182,73 tỷ đồng. Nhưng cũng chỉ mới chiếm 24,84% tổng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
•Cho vay theo loại tiền tệ :
Hiện tại, SHB chủ yếu là cho vay bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2007, SHB bắt đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay bằng ngoại tệ với tỷ lệ xấp xỉ 13% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2008, cho vay bằng ngoại tệ của SHB Hà Nội đạt 11,86% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do SHB chưa được thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp nên doanh số vay ngoại tệ để thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu chưa nhiều. Do vậy, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ của SHB Hà Nội chưa cao. Năm 2009 tăng lên 12,34% và tại thời điểm 30/06/2010, cho vay bằng ngoại tệ của SHB Hà Nội đạt gần 14%.
Bảng 2.4 : Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ đối với DNVVN của SHB Hà Nội
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Cho DNVVN vay bằng đồng Việt Nam 13,61 64,92 90,78 Cho DNVVN vay bằng ngoại tệ ( quy đổi ) 91,9 482,43 644,9
Tổng dư nợ 105,51 547,35 735,68
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của SHB Hà Nội năm 2009 )
•Cho vay theo ngành nghề :
Bảng 2.5 : Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành đối với DNVVN của SHB Hà Nội năm 2009
Chỉ tiêu Thươngmại
Nông – lâm nghiệp Xây dựng Gia công-chế biến Giao nhận vận tải Khác
Dư nợ cho vay
theo ngành ( tỷ đ ) 398,34 37,58 137,22 70,25 69,57 22,74
Dư nợ cho vay theo ngành đối với DNVVN/Tổng dư nợ cho vay DNVVN ( % )
54,15 5,11 18,65 9,55 9,46 3,09
( Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính SHB Hà Nội 2009)
Cho vay theo ngành nghề của SHB Hà Nội chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Thương mại, Xây dựng, gia công – chế biến, giao nhận vận tải, tiếp đó là Nông – lâm nghiệp và một số lĩnh vực khác.
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành đối với DNVVN của SHB Hà Nội năm 2009
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này tương đối
doanh nghiệp tiếp cận được vốn. Nhóm đối tượng này hoạt động ở nhiều lĩnh vực như chế biến, thương mại, xây dựng, nông – lâm nghiệp, giao nhận vận tải, và các lĩnh vực khác…nhưng SHB Hà Nội chú trọng hơn vào các chủ thể kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. Dư nợ của hai ngành này chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh. Cho vay theo ngành nông – lâm nghiệp chỉ chiếm 5,11%, gia công – chế biến và giao nhận vận tải có số dư nợ xấp xỉ nhau đều chiếm gần 9,5%, các ngành nghề khác chiếm 3,09%. Phần đa các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển theo các lĩnh vực này, nên dư nợ cho hai ngành này lớn là phù hợp. Mặt khác, SHB Hà Nội nằm ở thủ đô đất nước, nơi mà nền kinh tế phát triển mạnh nhất của đất nước, nên cơ cấu vay theo ngành như vậy là rất phù hợp.