Các nhân tố thuộc về ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 33)

- Nhằm phục vụ nhóm khách hàng thân thiết và sử dụng nhiều dịch vụ của SHB với các ưu đãi đặc biệt như 01 chuyến du lịch, giảm lãi cho vay, giảm phí dịch vụ.

2.2.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng.

a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch dài hạn mang tính tổng thể hay là một chương trình hành động tổng quát nhằm triển khai các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra của ngân hàng đảm bảo sự phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu mà ngân hàng đó lựa chọn. Cũng như với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau, sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau. Vì vậy ngân hàng cần có mục tiêu cụ thể, từ đó đưa ra chiến lược về tài chính, chiến lược Marketing…phù hợp, đồng nghĩa với chất lượng cho vay được nâng cao.

b. Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng, có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng thương mại, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng thương mại, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời. Như vậy, khi thực hiện hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp, tương đương với chất lượng tín dụng đã được nâng cao.

Một thực tế hiện nay là các ngân hàng chưa có chính sách tín dụng rõ ràng.

c. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:

•Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.

•Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

d.Nguồn vốn cho hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để cho hoạt động cho vay được diễn ra thường xuyên và liên tục, ngoài nhiệm vụ thu hút được khách hàng đến vay vốn, ngân hàng cần phải hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng hơn cả là đảm bảo được nguồn vốn cần thiết, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh chung và hoạt động cho vay của ngân hàng. Có như vậy mới tạo được uy tín, cũng như chất lượng cho vay của ngân hàng.

e. Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay

Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay là một việc làm cần thiết trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi hoạt động này được chú trọng và diễn ra thường xuyên, ngân hàng có thể kiểm tra xem vốn vay đó có đến được đúng đối tượng khách hàng không và nó có được sử dụng hiệu quả hay không. Kiểm tra kiểm soát vốn vay cũng nhằm đánh giá được thực trạng của chất lượng tín dụng cho vay, từ đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót để có biện pháp kịp thời khắc phục, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng cho vay.

f. Thông tin

Khi quyết định cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, bất kỳ ngân hàng nào cũng có được một số thông tin cần thiết như: Doanh nghiệp này đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Hoạt động kinh doanh có hiệu quả không? Khả năng trả nợ cao hay thấp? Vay vốn với mục đích gì? Mục đích đó có khả thi không?...Từ đó mới có quyết định có nên cho doanh nghiệp đó vay vốn hay không. Như vậy, thông tin càng chính xác, kịp thời, ngân hàng càng có lợi trong công tác cho vay vốn. Giúp hoạt động đó diễn ra nhanh hơn, đạt chất lượng tín dụng vay vốn cao hơn. Đặc biệt, trong nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, việc có được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời,toàn diện…về khách hàng, được xem là một lợi thế trong cạnh tranh, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay, giảm thiểu rủi ro.

đến sự phát triển bền vững của ngân hàng. Vì vậy, mục tiêu chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao năng suất lao động và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng một đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn…cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

h. Cơ sở vật chất của ngân hàng

Một nhân tố nữa ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng đó là cơ sở vật chất. Khi cơ sở vật chất của ngân hàng được trang bị đầy đủ, toàn diện thì có khả năng mở rộng mạng lưới, phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ đa dạng, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành hoạt động kinh doanh. Khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn, chất lượng cho vay cũng được nâng cao lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 33)

w