Nhóm nhân tố khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 36)

- Nhằm phục vụ nhóm khách hàng thân thiết và sử dụng nhiều dịch vụ của SHB với các ưu đãi đặc biệt như 01 chuyến du lịch, giảm lãi cho vay, giảm phí dịch vụ.

2.2.3. Nhóm nhân tố khác

a. Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế ổn định, không có nhiều biến động về giá vàng, tỷ giá USD, thị trường chứng khoán, bất động sản,… dẫn đến lãi suất cho vay ít thay đổi, nguồn vốn ổn định, ngân hàng chỉ quan tâm tới các hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng cho vay cũng vì thế mà thay đổi theo chiều hướng tốt.

b. Pháp luật

Lĩnh vực kinh doanh của SHB Hà Nội là Tài chính – Tiền tệ, là lĩnh vực nhạy cảm và có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, ngoài những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh Tài chính – Tiền tệ, đặc biệt là quy định điều chỉnh hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động của SHB Hà Nội còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều ngành nghề khác. Khi có sự thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của SHB Hà Nội sẽ có tác động đến hoạt động của Chi nhánh, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảm.

c. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Do đó, khi nhà nước có chủ trương và chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong công tác vay vốn, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, từ đó chất lượng tín dụng cho vay đối với nhóm khách hàng này tăng lên. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách phù hợp về lãi suất, phương thức cho vay, điều kiện vay vốn…nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn.

Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO :

Nền kinh tế Việt Nam chính thức bước vào thời kì hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Môi trường kinh doanh tại thủ đô đặt ra cho các ngân hàng nói chung và chi nhánh SHB Hà Nội nói riêng không ít cơ hội và cả thách thức.Chế độ chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và các hoạt động ngân hàng. Văn hóa SHB đang dần hình thành và tạo được nét riêng đối với khách hàng. Hình ảnh chi nhánh vì thế để lại dấu ấn tốt đẹp trong khách hàng. Chi nhánh SHB Hà Nội có lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên quy mô về vốn của SHB còn nhỏ, mạng lưới của chi nhánh chưa thế rộng khắp các quận huyện, đồng thời chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng ngân hàng quốc tế.

Hội nhập giúp tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý , hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là sựu thay đổi tất yếu và tích cực từ môi trường thể chế. SHB nói riêng và các NHTM nói chung đều là chủ thể trực tiếp chịu sự quản lý của hệ thống văn bản này.

Ngoài ra, chi nhánh có cơ hội tiếp cận và chuyên môn hóa các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Điều này buộc chi nhánh phải chuyên môn hóa sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng. Ngoài ra, việc mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu là một cơ hội tốt để chi nhánh SHB mở rộng kinh doanh. Chi nhánh sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thách thức thứ nhất đặt ra cho chi nhánh là áp lực trong việc giữ vững và mở rộng thị trường của mình trên thị trường Hà Nội.

Thứ hai, cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong huy động vốn. Ví dụ, giai đoạn 2001-2010, các ngân hàng Mỹ sẽ được thành lập các ngân hàng liên doanh với số vốn từ 30%-49%, tới năm 2010 được thành lập các ngân hàng với số vốn 100% của Mỹ. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài như ngân hàng Mỹ sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong các ngân hàng Việt Nam. Do đó, chi nhánh buộc phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hóa hệ thống thanh toán để tăng

thêm hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng quyết liệt. Ngoài những nghiệp vụ truyền thống, dịch vụ ngân hàng cũng được các ngân hàng tích cực đầu tư. Do đó, chi nhánh cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hóa cho ngân hàng, tạo nên phong cách phục vụ riêng, thể hiện nét đặc thù của mình để tạo thế đứng vững trên thị trường.

Thứ tư, cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Hiện nay, chế độ đãi ngộ cho lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao ở chi nhánh chưa đủ sức thuyết phục để lôi kéo những lao động có trình độ chuyên môn cao.

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới sự phát triển của chi nhánh

Khủng hoảng tài chính thế giới mà đỉnh điểm là tháng 10 năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Những tác động dễ thấy của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam là đầu ra cho sản phẩm trong nước thu hẹp- xuất nhập giảm mạnh. Tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng đình trệ. Nhiều doanh nghiệp không có vốn lưu động cũng không thể trả lương cho công nhân viên. Đầu tư không thu hồi được vốn, và vay ngân hàng thì không thể trả lãi và vốn. Tất cả những biến động này ảnh hưởng mạnh đến hệ thống ngân hàng trong đó có SHB. Những tác động cụ thể là tác động đến khả năng huy động vốn, quy mô khách hàng có thể bị thu hẹp, tăng rủi ro tín dụng…

Từ những tình hình trên, chi nhánh cần có chiến lược kinh doanh phù hợp, phát huy tối đa nguồn lực, tận dụng thời cơ, đương đầu với thách thức.

Giải pháp đặt ra cho chi nhánh là cần xây dựng hệ thống dự báo rủi ro toàn diện, đặc biệt chú ý rủi ro về thị trường. Ngoài ra, việc đa dạng hóa các hoạt động cũng rất quan trọng, không chỉ tập trung vào tín dụng mà còn phải mở rộng nguồn thu từ dịch vụ- rủi ro sẽ thấp hơn. Ngoài ra có thể mở rộng mối quan hệ liên kết với đối tác để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

Để phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra, chi nhánh SHB Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng… so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, chi nhánh cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào hoạt động quản trị và kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 36)

w