- Nhằm phục vụ nhóm khách hàng thân thiết và sử dụng nhiều dịch vụ của SHB với các ưu đãi đặc biệt như 01 chuyến du lịch, giảm lãi cho vay, giảm phí dịch vụ.
3.2.2. Nâng cao hoạt động huy động vốn
Vốn là điều kiện cần giúp cho ngân hàng thực hiện được các hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy có chính sách huy động vốn phù hợp không những giúp ngân hàng hoạt động liên tục mà còn mang lại lợi nhuận cho mình. Hiện nay, kỳ hạn tiền gửi của SHB Hà Nội chưa đa dạng, vì vậy chưa cung cấp được những sản
phẩm, dịch vụ đa dạng, điều này hạn chế cơ cấu cho vay và khả năng cung cấp tài sản có tính lỏng khác nhau, khả năng chuyển hoán kỳ hạn của tài sản không cao.Vì thế ngân hàng cần mở rộng các hình thức huy động vốn như :
Một là, mở rộng các hình thức tiền gửi trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, tiết kiện có thưởng, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang. Đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm : không chỉ dừng lại việc chỉ có tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn kiểu 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…SHB Hà Nội cần có giải pháp tự động chuyển hóa tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn. Linh hoạt về thời hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi.
Hai là, “ Chứng khoán hóa ” các khoản tiền gửi trung, dài hạn để người sở hữu có thể linh hoạt chuyển đổi khi cần thiết. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn.
Ba là, sử dụng công cụ tiền gửi có mục đích. Đây là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn. Đối tượng chủ yếu của hình thức này là người có thu nhập thấp nhưng ổn định, có dự định chi tiêu trong tương lai, có nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị lớn nhưng mức tiết kiệm của họ trong thời hạn ngắn không thể đáp ứng được. Biết được mục đích gửi tiền của khách hàng, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng về thời gian và phương thức gửi tiền như : tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích lũy; tiết kiệm nhà ở; tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền;…
Bên cạnh đó, ngân hàng cần thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Bởi vì, lãi suất là một trong các yếu tố tác động mạnh đến việc huy động vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn, người dân khi có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng với thời hạn dài thường đặt mục tiêu lãi suất lên hàng đầu. Nhưng lãi suất đưa ra phải có lợi cho người gửi, có lợi cho người vay và có lợi cho ngân hàng. Tức lãi suất phải thỏa mãn Lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
-Lãi suất cho vay phải đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường ( lãi suất cho vay phải nhỏ hơn tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp )
-Lãi suất được xây dựng trên nguyên tắc thị trường và trong mối quan hệ về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, lãi suất thực dương tạo lợi nhuận cho ngân hàng.
-Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng quy mô tổng nguồn điều chỉnh cơ cấu….
khai thác các nguồn vốn ổn định, bền vững khác như vốn ODA, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán,…
Tận dụng và triển khai thêm các dịch vụ như : thanh toán chuyển tiền điện tử, thu hộ, chi hộ bảo hiểm, mobile Banking,…từ đó ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức chính trị - xã hội, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm, dân cư…làm tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng.