Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

2.2.2 Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê

2.2.2.1 Sản lượng và doanh thu cà phê xuất khẩu

Cà phê là loại nông sản xuất khẩu lớn của Việt Nam đứng thứ hai sau gạo. Cây cà phê đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm, từ đầu thập kỷ 20, nhƣng chỉ thực sự phát triển trong khoảng 25 năm trở lại đây, nhất là từ những năm đầu của thập kỷ 90. Năm 1995, sản lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên vƣợt mức trên 200.000 tấn và chỉ ba năm sau đạt gần 400.000 tấn. Kết quả này đã đƣa Việt Nam vƣợt Uganda, Indonesia và trở thành nƣớc xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Braxin (Bảng 2.5).

Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm 17 nƣớc xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới trong số 75 nƣớc sản xuất và xuất khẩu cà phê (chiếm tới 88% sản lƣợng cà phê xuất khẩu của thế giới). Trong đó, tổng sản lƣợng của 3 quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nƣớc khác cộng lại.

Xét trong khu vực Châu á thì Việt Nam hiện là nƣớc đứng đầu về sản lƣợng cà phê xuất khẩu (thƣờng gấp gần 2 lần Inđônêsia là nƣớc đứng thứ hai trong khu vực). ViệtNam là nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới về cà phê robusta. Lƣợng cà phê robusta chiếm tới 90% diện tích trồng và 99% tổng sản lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lƣợng cà phê robusta của toàn thế giới (trên 30 triệu bao) [6]. Hiện Colombia là nƣớc sản xuất cà phê arabica dịu sạch (mild washed arabica) lớn nhất thế giới, với sản lƣợng trung bình hàng năm từ 11,5 đến 12,5 triệu bao. Colombia còn là nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới sau Braxin và Việt Nam.

Bảng 2.5: Sản lƣợng cà phê xuất khẩu của các nƣớc xuất khẩu hàng đầu trên thế giới

Đơn vị: nghìn bao (1 bao = 60 kg)

Nƣớc 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Braxin 48.480 28.820 39.272 32.944 42.512 33.740 35238 Việt Nam 11.555 15.230 13.844 11.000 18.455 15.950 16.121 Colombia 11.889 11.197 11.405 11.550 12.789 12.400 11.487 Indonesia 6.785 6.571 7.386 6.750 6.650 7.000 6.118 Ấn Độ 4.683 4.495 3.844 4.630 4.750 4.850 2.865 Mexico 4.000 4.550 3.407 4.200 4.200 4.350 4136 Ethiopia 3.693 3.874 5.000 4.500 4.636 5.733 3.680 Guatemala 4.070 3.610 3.678 3.675 3.950 4.000 3696 Uganda 2.900 2.510 2.750 2.750 2.600 2750 2432 Honduras 2.711 2.968 2.575 2.990 3.461 3500 3161 Tổng thế giới 121.808 103.801 112.552 106.851 116175 105721 96620

Nguồn: Báo cáo của tổ chức Cà phê thế giới (2009) [59]

Đƣợc biết, cả 9 nƣớc Mỹ Latinh nói trên đều sản xuất loại cà phê arabica sạch. Xuất khẩu loại cà phê này của 9 nƣớc chiếm 85 – 90% tổng khối lƣợng xuất khẩu cà phê sạch của khu vực, và chiếm 75 – 80% tổng khối lƣợng cà phê sạch xuất khẩu của toàn thế giới.

Cùng với sự gia tăng về khối lƣợng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời gian qua, nhƣng tăng chậm hơn do sự biến động của giá xuất khẩu. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm. Riêng 2 năm sau khi nƣớc ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% và đạt mức 2,1 tỷ USD trong năm 2008. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,15 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,75 tỷ USD (tăng 14,9% sản lƣợng nhƣng giảm 19,2% trị giá).

Bảng 2.6 Khối lƣợng và kim ngạch cà phê xuất khẩu N g u N Nguồn: Tổng cục thống kê, [58]

Nhƣ vậy, cà phê là một trong không nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với những đối tác và bạn hàng nhập khẩu ổn định, ở khắp các châu lục, trong đó có một số thị trƣờng lớn, sức mua cao và ổn định nhƣ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Bỉ…Việt Nam gia nhập WTO đã trực tiếp mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê, các bạn hàng quốc tế tin tƣởng và có điều kiện tiếp cận với nhiều cơ hội giao thƣơng hơn. Việc điều tra thị trƣờng, tìm hiểu và ký kết hợp đồng thƣơng mại cũng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập WTO cũng bộc lộ một số thách thức, tồn tại và là điểm yếu của cây cà phê khi tham gia xuất khẩu, diễn ra trong quá trình trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Ngƣời trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trƣờng và những quy định về tiêu chuẩn quốc tế, từ đó bị động, thậm chí để mất cơ hội bán sản phẩm đúng lúc với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên

Năm Khối lƣợng (tấn) Giá trị ( nghìn USD) 2000 705.300 464.342 2001 844.452 338.094 2002 702.017 300.331 2003 693.863 446.547 2004 889.705 576.087 2005 903.000 683.100 2006 990.878 1.217.000 2007 1.229.200 1.911.460 2008 1.059.506 2.111.187 2009 1.152.000 1.750.000

thị trƣờng thế giới chao đảo, phần lớn đơn vị, nhất là hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí phá sản. Chất lƣợng cà phê Việt Nam nhìn chung còn thấp, lại không đồng đều về kích cỡ hạt, thành phần... ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, dễ bị ép giá. Trình độ sản xuất còn thấp, manh mún và chƣa theo hƣớng sản xuất dây chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị sản xuất cũng nhƣ thiếu gắn kết giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu, vì vậy, khi có thay đổi bất lợi xảy ra, các bên liên quan đều không sẵn sàng vào cuộc, lại càng không thể hỗ trợ, bảo vệ nhau, gây thiệt hại về kinh tế và mất uy tín với bạn hàng.

Sự hội nhập làm gia tăng cơ hội giao thƣơng cũng dẫn đến việc doanh nghiệp trong nƣớc bị doanh nghiệp nƣớc ngoài chiếm dụng tài sản trí tuệ, bị vi phạm về mẫu mã, thƣơng hiệu. Hiệp hội Cà phê Việt Nam luôn kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với cà phê Việt Nam. Trong khi đó, ngành cà phê trong nƣớc vẫn chƣa có chiến lƣợc chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm nên chƣa thể điều tiết giá cả. Việc xuất khẩu vẫn chƣa có sự điều hành thống nhất, doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt vào đầu vụ nên không giữ đƣợc giá khiến ngƣời trồng phải chịu thiệt. Hiệp hội đề xuất Chính phủ hỗ trợ vốn vay ƣu đãi để doanh nghiệp thành lập quỹ mua tạm trữ cho nông dân vào đầu vụ để chọn thời điểm bán thích hợp và điều tiết thị trƣờng. Hiệp hội cũng nêu ý tƣởng tổ chức Câu lạc bộ các nhà xuất khẩu hàng đầu Việt Nam để thống nhất đƣợc chủ trƣơng tiêu thụ sản phẩm, điều hành thống nhất khâu xuất khẩu.

Những nguyên nhân dẫn đến ngành cà phê đạt đƣợc những kết qủa trên, trƣớc hết xét nguyên nhân chủ quan, là nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc phù hợp với nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình và dựa vào sự cần cù lao động. Hơn nữa, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là duy trì đƣợc năng suất cà phê cao nhất thế giới. Năm 2005, năng suất cà phê của Việt Nam là 15,4 tạ/ha, gấn 2,2 lần so với năng suất của Inđônêxia và gấp 1,83 lần so

với Braxin và 1,81 lần so với ấn Độ [6, tr.49]. Về nguyên nhân khách quan là do giá cà phê trên thị trƣờng thế giới trong những năm gần đây diễn biến theo hƣớng có lợi cho ngƣời sản xuất.

2.2.2.2 Thị phần cà phê xuất khẩu

Thị phần cà phê Việt Nam trên thị trƣờng thế giới ngày càng đƣợc khẳng định rõ nét. Nếu nhƣ những năm đầu thập kỷ 90, cà phê của Việt Nam chƣa có đƣợc một vị trí đáng kể trên thị trƣờng thế giới, thì đến nay Việt Nam đã trở thành nƣớc có thị phần cà phê xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới sau Braxin (Bảng 2.7).

Xét trong khu vực châu Á, thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu, lớn gấp gần 2 lần thị phần của Inđônêxia (nƣớc có thị phần cà phê lớn thứ 2 ở châu Á, thứ 3 trên thế giới).

Bảng 2.7: Thị phần cà phê xuất khẩu của các nƣớc xuất khẩu hàng đầu trên thế

giới Đơn vị : % Nƣớc 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Braxin 31,30 39,80 27,76 34,89 30,83 36,59 31,91 36,47 Việt Nam 12,73 9,49 14,67 12,30 10,29 15,88 15,08 16,68 Colombia 11,40 9,76 10,79 10,13 10,81 11,08 11,72 11,87 Indonesia 4,80 5,57 6,33 6,56 6,32 5,72 6,62 6,3 Ên §é 3,87 3,84 4,33 3,42 4,33 4,08 4,58 4,20 Mexico 2,64 3,28 4,38 3,03 3,93 3,61 5,4 4,12 Ethiopia 1,52 3,03 3,73 4,44 4,21 3,00 5,03 3,82 Guatemala 3,91 3,34 3,48 3,27 3,44 2,00 3,70 3,40 Uganda 3,70 2,38 2,42 2,44 2,57 3,00 3,3 3,24

Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào số liệu bảng 2.7

Xét trong khu vực châu Phi, nƣớc có thị phần cà phê cao nhất ở khu vực này là Bờ biển Ngà, nhƣng mới chỉ bằng 1/5 thị phần của Việt Nam. Thị trƣờng cà phê Việt Nam ngày càng đƣợc mở rộng và chuyển đổi hƣớng. Trƣớc đây hầu

hết cà phê sản xuất ra để giao hàng theo Nghị định thƣ với Liên Xô cũ và các nƣớc XHCN Đông Âu trƣớc đây. Sau khi hệ thống các nƣớc XHCN sụp đổ, thị trƣờng cà phê Việt Nam đã không ngừng đƣợc mở rộng, từ 36 nƣớc năm 1996, 51 nƣớc năm 1998 và 60 nƣớc năm 2006, bao gồm những thị trƣờng lớn nhƣ Bắc Mỹ, EU, úc và Nhật Bản. Xét về khu vực thị trƣờng, châu Âu đang là thị trƣờng nhập khẩu cà phê lớn nhất, chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tiếp theo là thị trƣờng châu Á, chiếm khoảng 10-15%, thị trƣờng châu Mỹ, chiếm khoảng 13-25%.10 nƣớc nhập khẩu cà phê lớn nhất là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, ý, Bỉ v.v…thƣờng chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2006,2007,2008

Đơn vị : Sản lượng : Tấn; Giá trị : 1000 USD

Thứ tự

Mặt hàng/Tên nƣớc

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thị phần

(%)

Lƣợng Giá trị Lƣợng Giá trị Lƣợng Giá trị 2007 2008

Cà phê 980,878 1,217,167 1,229,233 1,911,463 1,059,506 2,111,187 100 100 1 ĐỨC 150,660 192,674 177,015 278,180 117.5 144.4 15.4 14.4 2 MỸ 130,889 166,428 134,966 212,666 103.1 127.8 13.3 11.0 3 TÂYBAN NHA 75,440 90,085 95,662 150,832 126.8 167.4 7.7 7.8 4 ITALIA 53,409 66,567 90,922 143,788 170.2 216.0 5.4 7.4 5 THỤY SỸ 42,632 55,399 80,321 115,769 188.4 209.0 4.3 6.5 6 NHẬT BẢN 35,234 44,923 46,606 76,422 132.3 170.1 3.6 3.8 7 BỈ 22,072 28,176 45,523 72,317 206.2 256.7 2.3 3.7 8 INĐÔNÊXIA 4,377 5,854 41,390 60,692 945.6 1,036.7 0.4 3.4 9 HÀ LAN 27,058 32,451 32,440 51,303 119.9 158.1 2.8 2.6 10 ANH 41,725 51,554 32,130 47,758 77.0 92.6 4.3 2.6 Nguồn: Bộ NN & PTNT

Hoa Kỳ hiện đang là thị trƣờng xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 13% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nƣớc. Hoa Kỳ cũng đang là nƣớc tiêu thụ và là nƣớc nhập khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn cà phê nhập khẩu, trị giá 3 tỷ USD mỗi năm. Trong 10 nƣớc

xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Hoa Kỳ hiện nay có tới 8 nƣớc Mỹ La Tinh. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi các nƣớc này có lợi thế về địa lý và đã có thời gian dài thâm nhập thị trƣờng Hoa Kỳ nên họ nắm vững thói quen, thị hiếu và đã thiết lập đƣợc kênh tiêu thâm nhập hiệu quả. Đặc biệt, ngƣời Hoa Kỳ ƣa chuộng cà phê arabica vốn xuất xứ từ Mỹ La Tinh hơn so với cà phê robusta từ Đông Nam Á. Tuy nhiên, thị trƣờng Hoa Kỳ cũng là thị trƣờng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Indonesia vì xuất khẩu của nƣớc này chiếm 70% trong sản lƣợng sản xuất, chủ yếu cũng là cà phê hạt và robusta (chiếm khoảng 85% lƣợng xuất khẩu)[5].

2.2.2.3 Chi phí sản xuất và giá cà phê xuất khẩu a. Chi phí sản xuất cà phê

Việt Nam có lợi thế so sánh về chi phí sản xuất cà phê thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Chi phí cho các yếu tố đầu vào của Việt Nam thấp, năng suất cao, giá thành sản xuất thấp nên có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Chi phí sản xuất-chế biến cà phê của Việt Nam tính bình quân trên 1 tấn cà phê robusta khoảng 800 USD/tấn, trong khi đó chi phí ở ấn Độ là 921USD/tấn, của Inđônêxia là 929 USD/tấn. Tuy nhiên, so với Braxin, nƣớc xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới, chi phí sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn cao hơn (Bảng 2.9).

Bảng 2.9: So sánh giá thành sản xuất cà phê của Việt Nam với một số đối thủ Số thứ

tự Nƣớc

Giá Thành

(USD/tấn) (Việt Nam =100%)

1 Ấn Độ 921 115

2 Braxin 728 91

3 Indonesia 929 116

4 Việt Nam 800 100

Xét theo chỉ số nguồn lực nội địa (DRC) của cà phê là 0.484 giai đoạn 1995-2000, tƣơng đƣơng với chỉ số của sản xuất lúa, đã phản ánh cà phê là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu cà phê là có hiệu quả [18]. Do vậy, cùng với lúa, cà phê cũng là sản phẩm ít tiêu tốn nguồn lực trong nƣớc trong tổng số ngoại tệ xuất khẩu mà cà phê thu về, tức là cà phê có lợi thế so sánh về chi phí tài nguyên trong nƣớc.

b. Giá cà phê xuất khẩu

Giá cà phê trong nƣớc biến động theo cùng xu hƣớng với giá cà phê trên thị trƣờng quốc tế nhƣng thƣờng ở mức thấp hơn. Giá cà phê trên thị trƣờng quốc tế thƣờng xuyên dao động lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Có hai nguyên nhân chính làm cho giá cà phê thế giới biến động trong những năm qua.Trƣớc hết, về khía cạnh cầu, nhìn chung độ co giãn cầu cà phê với giá rất thấp. FAO ƣớc tính độ co giãn giá cả đối với nhu cầu tiêu dùng cà phê ở các nƣớc công nghiệp phát triển là -0,34 , đặc biệt là mức tăng cầu cà phê chỉ có tính chất thời điểm, trong khi đó phản ứng cung cà phê trƣớc việc tăng giá cà phê lại rất “trễ” (lagged response). Khi khối lƣợng cung cà phê tăng đột biến, khối lƣợng cầu tiêu thụ hầu nhƣ thay đổi không đáng kể dẫn đến tình trạng dƣ thừa lớn cà phê và hậu quả là giá cà phê sụp đổ hoàn toàn. Tình hình đó sẽ kéo dài cho đến khi các nƣớc sản xuất cà phê hàng đầu có những sự điều chỉnh diện tích cà phê, và một chu kỳ mới của thị trƣờng cà phê lại hình thành. Mức chênh lệch giữa giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam và thế giới ngày càng đƣợc thu hẹp lại, từ 1.121 USD/tấn năm 1996 xuống còn 248USD/tấn năm 2006.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thế giới Việt Nam

Biểu đồ 2.7: Giá cà phê xuất khẩu của Thế giới và Việt Nam

Đơnvị : (USD/tấn)

Nguồn: Tổng cục thống kê [58]; Tổ chức cà phê thế giới (2006), [59])

So với mức giá cà phê robusta xuất khẩu của thế giới và của một số nƣớc trong khu vực nhƣ Inđônêxia thì giá của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nƣớc này [59]. Sở dĩ giá cà phê robusta của Việt Nam thấp hơn so với mức giá bình quân của thế giới và của Inđônêsia là do một vài nguyên nhân chủ yếu sau: - Năng suất cà phê của Việt Nam cao vào loại hàng đầu thế giới, đạt khoảng 30 tạ/ha trên diện rộng, cao hơn của Inđônêsia khoảng 1,5-1,7 lần. Chi phí sản xuất chế biến tính bình quân trên một tấn cà phê robusta nhân khô ở Việt Nam thấp. - Do thiếu vốn, hàng hóa chủ yếu thu gom nên bị động nguồn hàng, thông tin yếu kém, thiếu hệ thống kho tàng, tranh mua, tranh bán, bị khách hàng nƣớc ngoài ép giá và đầu cơ.

- Do khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch còn nhiều yếu kém chất lƣợng cà phê xuất khẩu còn thấp. Hơn nữa, Việt Nam thƣờng xuất khẩu cà phê nhân theo giá

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)