e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu
3.2.1 Nhóm các giảipháp vĩ mô
3.2.1.1 Giải pháp về quy hoạch tổng thể
Xây dựng và tạo lập một nền nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là hàng hoá “sạch”. Sản xuất hàng nông sản “sạch” chất lƣợng cao theo nhu cầu của thị trƣờng là điều cần thiết đầu tiên để nông sản Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Cần có biện pháp khắc phục sự manh mún ruộng đất hiện nay để thuận lợi cho việc cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới đi vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn nhƣ: mở rộng hạn điền, tăng thời gian sử dụng đất, đẩy mạnh giao dịch thị trƣờng đất nông nghiệp nhằm đẩy nhanh việc chuyển nhƣợng, chuyển đổi, cho thuê, góp vốn, cho mƣợn quyền sử dụng đất...
Tiếp theo, để bảo đảm chất lƣợng của nông sản xuất khẩu (về vệ sinh an toàn thực phẩm và có độ dinh dƣỡng cao) cần rà soát lại diện tích trồng các loại cây hiện có. Những diện tích cây trồng nào đem lại năng suất cao, chất lƣợng tốt sẽ giữ lại để phát triển lâu dài, còn những diện tích không thích hợp cần phải bỏ đi.
Áp dụng phƣơng thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu và kháng sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là áp dụng cách sản xuất nông nghiệp lỗi thời, mà phải chọn lọc những gì tốt nhất từ canh tác cổ truyền, cải tiến chúng bằng những kiến thức khoa học hiện đại. Có nhƣ vậy mới bảo đảm chất lƣợng sản phẩm đồng đều, đáp ứng yêu cầu ngày càng khó tính của thị trƣờng, quyết định sự thành công trên thƣơng trƣờng.
Gấp rút hình thành hệ thống tiêu chuẩn, các phòng kiểm nghiệm đánh giá chất lƣợng sản phẩm nông sản. Coi trọng và tăng cƣờng năng lực kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, xử lý “mạnh tay” các trƣờng hợp cố tình áp dụng kỹ thuật nuôi trồng có hại cho môi trƣờng, làm “bẩn” nông phẩm. Nhà nƣớc nên chủ động kiểm soát chặt các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, để tạo ra hàng hóa nông sản sạch.
Nền nông nghiệp sạch không chỉ thể hiện ở việc sản xuất ra những nông sản sạch, bảo đảm dinh dƣỡng và không gây tác hại cho ngƣời sử dụng, mà còn không gây tác hại cho ngƣời sản xuất và làm suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Với trình độ phát triển hiện nay và trong một số năm nữa, nên chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với một số loại cây trồng đặc sản. Để phát triển theo những hƣớng này, cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó nhận thức của ngƣời nông dân và của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cần kiên quyết giới hạn quy mô sản xuất lúa gạo, cà phê, chè và cao su ở mức độ thích hợp, cho hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn đối với cây lúa, chỉ tập trung phát triển cây lúa ở những vùng đất thích hợp, không ngừng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đƣa các giống lúa mới có năng suất chất lƣợng cao và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng để nâng cao sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu nhƣng vẫn đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc. Tiếp tục chuyển một phần diện tích
trồng lúa có năng suất thấp, thị trƣờng khó khăn sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn nhƣ rau quả, gỗ v.v…
Đối với cây cà phê, cần thận trọng trong phát triển về diện tích bởi hiện nay vì cung trên thế giới về cà phê đang vƣợt cầu, nhất là loại cà phê robusta. Không nên trồng mới cà phê robusta mà nên mở rộng diện tích trồng cà phê arbica ở những vùng đất thích hợp, đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ đồng bộ cho trồng trọt và công nghệ sau thu hoạch để không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trên cơ sở đó, hình thành quy hoạch ổn định lâu dài về diện tích và cơ cấu các giống cà phê theo vùng.
Đối với cây chè, cần mở rộng diện tích các giống chè mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, kể cả trồng mới và trồng thay thể giống cũ theo phƣơng thức cuốn chiếu. Bố trí các vùng theo 3 hƣớng chủ yếu: Vùng sản xuất chè sạch, chè hữu cơ; Vùng phát triển chè chất lƣợng cao và an toàn; Vùng chè năng suất cao và an toàn. Đối với các trang trại và hộ trồng chè nằm trong vùng quy hoạch phát triển chè dài hạn, thực hiện các chính sách nâng cao năng lực canh tác chè có hiệu quả (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo Luật đất đai, cho vay tín dụng để đầu tƣ dài hạn, nâng cao năng lực ký hợp đồng với các cơ sở chế biến, v.v..).
Đối với cây cao su, cần định hƣớng tập trung vào cải thiện diện tích cao su hiện có để nâng cao hiệu quả thông qua việc thay thế những vƣờn cao su già cỗi bằng các giống mới phù hợp cho năng suất cao, thời gian sinh trƣởng ngắn. Khuyến khích ngƣời nông dân phát triển cao su tiểu điền thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong ngành và trong phạm vi quy hoạch đã thông qua. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền, các doanh nghiệp trong ngành cao su cần đảm nhận vai trò hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giống, cây con, giúp đỡ ngƣời sản xuất đầu tƣ theo quy trình thâm canh, bảo quản sau thu hoạch ở các vùng
nguyên liệu để đảm bảo nhu cầu chế biến. Vốn đầu tƣ cho vùng này không chỉ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc mà còn huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, từ các quỹ khuyến nông, khuyến công v.v..Cần có chính sách miễn giảm thuế, lãi suất tín dụng ƣu đãi, miễn tiền thuế đất trong thời gian tối thiểu là 5 năm đối với các vùng sâu, cùng xa, vùng có khó khăn về cơ sở hạ tầng để giúp vùng này có
3.2.1.2 Giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu
Trong điều kiện hiện nay, tình hình giá cả thị trƣờng hàng nông sản trong đó có mặt hàng gạo, cà phê, chè và cao su luôn có biến động rất khó dự đoán, các nƣớc nhập khẩu hàng nông sản thƣờng có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thƣơng mại để đối phó với những sự biến động của thị trƣờng, những quy định mới của các nƣớc về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan ngày càng tinh vi và phức tạp đang là vấn đề hết sức mới mẻ và thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể chủ động nắm bắt kịp thời và đối phó với những thay đổi về giá cả, về chính sách của các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc bạn hàng quan trọng, việc nhà nƣớc hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trƣờng xuất khẩu gạo, cà phê...để giúp cho các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Tiếp tục đổi mới cả về hình thức tổ chức và hệ thống cơ quan tham gia hoạt động xúc tiến thƣơng mại theo hƣớng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trƣờng, tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào, giảm bớt các chƣơng trình khảo sát thị trƣờng mang tính nhỏ lẻ. Cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn nữa giữa 3 cấp: chính phủ, các tổ chức xúc tiến thƣơng mại và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thƣơng mại, lấy hợp tác và cạnh tranh là cơ sở nền tảng để hình thành và phát triển mạng lƣới, xóa bỏ tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại của Nhà nƣớc hiện nay. Các tổ chức xúc tiến thƣơng mại cần tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp nhƣ cung cấp thông tin về các thị trƣờng, đối thủ cạnh
tranh, tƣ vấn pháp lý, giúp giải quyết các vƣớng mắc trong quan hệ thƣơng mại với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý các bộ, các ngành và ngƣời tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp tận dụng đƣợc những cơ hội và hạn chế những rủi ro trên thị trƣờng. Các cơ quan thƣơng vụ, tham tán thƣơng mại ở các Đại sứ quán Việt Nam cần phải phát huy vai trò tích cực của mình trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong nƣớc về tìm hiểu và tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp cần thƣờng xuyên cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cập nhật về bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ sản phẩm của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trƣờng, phát hiện nhu cầu và xây dựng chiến lƣợc sản phẩm.
Cần phải phát triển thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản để tạo tiềm năng cắt giảm giá thành, liên lạc tốt hơn giữa chính phủ, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Muốn phát triển thƣơng mại điện tử, những hỗ trợ của nhà nƣớc có thể là: xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trƣờng cho thƣơng mại điện tử phát triển nhƣ phát triển chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, bảo vệ pháp lý các hợp đồng thƣơng mại điện tử, các thanh toán điện tử, qui định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nƣớc, chống tội phạm tin học.v.v..; hỗ trợ kinh phí trực thông qua các chƣơng trình phát triển thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin; tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi thảo luận về vai trò của thƣơng mại điện tử, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức tin học, cách thức sử dụng và khai thác mạng Internet, vai trò của các trang web và cách thức kinh doanh trên internet, đào tạo theo nhiều cấp các cán bộ công nghệ thông tin.v.v..
3.2.1.3 Giải pháp về phát triển thương hiệu
Tăng cƣờng liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản giúp cho nông sản Việt Nam tham gia ngày một sâu rộng vào chuỗi giá trị nông sản toàn
cầu. Theo các chuyên gia, hiện có tới 85% - 90% lƣợng hàng nông sản của nƣớc ta vào thị trƣờng thế giới phải thông qua trung gian bằng các “thƣơng hiệu” nƣớc ngoài, vì vậy giá thấp, bị o ép... là những câu chuyện thƣờng xảy ra. Do đó nông sản của Việt Nam phải cố gắng tạo đƣợc uy tín của khách hàng, có thƣơng hiệu, sau đó bảo vệ thƣơng hiệu đó thì mới có thể có mặt và tham gia đƣợc vào chuỗi tiêu thụ nông sản của thế giới.
Trƣớc mắt, các hiệp hội ngành hàng nông lâm sản của Việt Nam nên tổ chức giới thiệu sản phẩm của ngành mình cho ngƣời tiêu dùng ở một số địa phƣơng tại các nƣớc mà hàng Việt Nam hƣớng xuất khẩu tới. Tùy theo điều kiện thực tế và chiến lƣợc cụ thể của từng doanh nghiệp mà quy trình xây dựng, phát triển thƣơng hiệu sẽ trải qua các bƣớc tác nghiệp và trật tự khác nhau. Tuy nhiên phát triển thƣơng hiệu cần thống nhất xác định trong thời gian dài và có sự bảo đảm nhất định về tài chính để có đủ khả năng ổn định phát huy thế cạnh tranh năng động cho một vài nhóm sản phẩm với phân khúc thị trƣờng mục tiêu rõ ràng.
- Nhà nƣớc cần đơn giản hóa thủ tục pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tƣ vấn cho đoanh nghiệp về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa ở trong và ngoài nƣớc.
- Cần ngăn ngừa và bảo vệ thƣơng hiệu trƣớc các hành vi xâm hại, làm hàng giả, hàng nhái tràn lan, xâm phạm sở hữu trí tuệ và bí mật thƣơng mại nhằm gìn giữ và bảo vệ uy tín cho những thƣơng hiệu mạnh đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Để luật Sở hữu trí tuệ đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy tốt vai trò của nó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc ban hành những quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành Luật, đồng thời nâng cao năng lực các cơ quan thực thi và tăng cƣờng phổ biến tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hội thảo, buổi nói chuyện v.v.. . Đồng thời xử
lý nghiêm những vụ việc vi phạm về vấn đề thƣơng hiệu nhằm tạo ra sự an tâm cho các doanh nghiệp đối với thƣơng hiệu của mình.
3.2.1.4 Giải pháp về tổ chức mạng lưới tiêu thụ.
Để tổ chức tốt thị trƣờng, hệ thống và các kênh phân phối nông sản nhiều chuyên gia chỉ ra đây là mắt xích quan trọng nhƣng lại vẫn luôn là khâu yếu hiện nay. Những mục tiêu cần hƣớng tới trong giai đoạn 2010 - 2015 là:
- Tổ chức tốt lƣu thông hàng hóa nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động trong nông nghiệp theo hƣớng mở rộng các ngành nghề chế biến dịch vụ bên cạnh sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo ra các tiền đề bên ngoài (nhất là mở rộng thị trƣờng xuất khẩu) để đƣa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, tiếp cận với thị trƣờng thế giới.
- Xuất phát từ tiêu thụ, từ nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để kế hoạch hóa sản xuất và lƣu thông nhằm “bán cái thị trƣờng cần chứ không phải bán cái mình có”. Cấu trúc lại nền sản xuất nông nghiệp theo hƣớng gắn chặt sản xuất với thị trƣờng, trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh vùng, địa phƣơng.
Việc tổ chức các sàn giao dịch có chức năng thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai và xây dựng các trung tâm đấu giá gắn với hệ thống các chợ đầu mối và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại là hết sức cần thiết. Thông qua các sàn giao dịch, cả nhà sản xuất và nhà xuất khẩu cùng có lợi. Đối với nhà sản xuất, họ có thể chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh do họ nắm chắc đƣợc nguồn hàng để ký các hợp đồng xuất khẩu, đồng thời họ có thể nhận đƣợc tiền vay từ ngân hàng dễ dàng hơn. Đối với nhà xuất khẩu, họ có thể đƣợc bảo hiểm, hạn chế rủi ro về giá do biến động của thị trƣờng đem lại và đảm bảo hiệu quả cao chắc chắn trong kinh doanh. Đồng thời, thông qua hoạt động của sàn giao dịch, chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu cũng sẽ đƣợc nâng cao đạt yêu cầu của thị trƣờng quốc tế. Thông qua các trung tâm đấu giá, ngƣời sản xuất biết đƣợc các tín hiệu thị trƣờng về giá cả, chủng loại, hiệu quả.v.v…đối với sản phẩm của họ, để từ đó họ
có thể đƣa ra quyết định sản xuất đúng đắn. Các doanh nghiêp chế biến tiết kiệm đƣợc chi phí trong việc thu gom nguyên liệu, đồng thời, họ có thể mua đƣợc hàng hóa theo đúng chủng loại yêu cầu.
3.2.1.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Cần coi công tác phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu bởi vì yếu tố con ngƣời có ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và giảm đƣợc chi phí sản xuất một cách hợp lý. Muốn nâng cao đƣợc sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhƣ gạo, cà phê, chè và cao su .v.v… trên thị trƣờng thì các chính sách và giải pháp đối với nguồn nhân lực phải hƣớng vào những vấn đề cơ bản sau đây: