Tổng quan về sản xuất và chế biến hàng nông sản của ViệtNam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

2.1.1 Tổng quan về sản xuất và chế biến hàng nông sản của ViệtNam

Trong những năm qua, giá trị sản lƣợng ngành nông nghiệp tăng khá nhanh và tƣơng đối ổn định. Trong giai đoạn 1998 - 2008, tốc độ tăng trƣởng bình quân của nông nghiệp tuy có chậm hơn so với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của nền kinh tế là 7,32%/năm, nhƣng vẫn duy trì đƣợc ở mức khá cao, đạt 4,01% /năm [55]. Trong cùng giai đoạn, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân có giảm xuống nhƣng vẫn chiếm tới 14% tổng sản phẩm quốc dân vào năm 2009 (giảm từ 27,76% năm 1996) . Điều này cho thấy rằng nhóm hàng nông lâm thủy sản vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng để tăng tích lũy ngoại tệ cho đất nƣớc.

Cơ cấu của sản xuất nông nghiệp đã và đang thay đổi theo hƣớng hiệu qủa hơn. Sự thay đổi cơ cấu này theo hƣớng phù hợp với lợi thế của từng vùng và đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng xuất khẩu. Hình 2.1 chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1995-2007, tỷ lệ của giá trị sản lƣợng trồng trọt giảm xuống từ 78,1% trong tổng sản lƣợng nông nghiệp xuống còn 68%, trong khi đó, tỷ lệ chăn nuôi tăng lên từ 18,9% lên 26%. Nhờ có những tác động của chính sách đổi mới đã kích thích ngƣời nông dân tăng sản lƣợng các loại cây trồng thông qua mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới. Trong giai đoạn 1995-2004, diện tích hồ tiêu tăng gần 400%, cà phê tăng khoảng 200%, cao su 50%, chè 40%, mía đƣờng trên 25%, lúa 10% v.v...[61,tr.27].

Năm 2007

68%26% 26%

6%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ 2.1. : Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (2007), [21; tr.25]

Nhờ tăng diện tích và năng suất, sản lƣợng nông nghiệp tăng lên rõ rệt, trong đó sản lƣợng cà phê tăng 282%, cao su 220%, mía đƣờng 48,2%, lúa 43%

[61, tr. 27]. Cùng với sự gia tăng về giá trị sản lƣợng hàng nông sản là sự nâng cao chất lƣợng của sản phẩm và sự hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Đó là các vùng cà phê ở Tây Nguyên, lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long, chè ở các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, cao su ở Đông Nam Bộ v.v..Các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn từng bƣớc đƣợc phục hồi và phát triển (chiếm 30% kinh tế nông thôn), đã tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ [55].

Mặc dù nền nông nghiệp nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua, nhƣng nhìn tổng thế, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nằm trong tình trạng sản xuất nhỏ. Hoạt động công nghiệp chế biến nông sản của nƣớc ta vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của sự nghiệp phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hầu hết các thiết bị trong công nghiệp chế biến đều lạc hậu, danh mục sản phẩm đƣợc chế biến còn quá ít và đơn điệu. Tỷ lệ sản lƣợng nông sản chế biến còn quá thấp, chất lƣợng sản phẩm chế biến chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)