Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

2.2.3.Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè

2.2.3.1. Sản lượng và doanh thu chè xuất khẩu

Việt Nam hiện là một trong 10 nƣớc đứng đầu thế giới cả về diện tích, sản lƣợng và khối lƣợng xuất khẩu chè (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Sản lƣợng chè xuất khẩu của các nƣớc xuất khẩu chè hàng đầu thế giới Đơn vị: Nghìn tấn Năm 1999-01 2001 2002 2003 2004 Thế giới 1.337 1.398 1.444 1.406 1.467 Kenya 239 258 266 269 293 Sri Lanka 277 288 286 291 291 Trung Quèc 288 252 255 263 282 Ấn Độ 194 183 199 173 179 Indonesia 101 100 100 90 98 Việt Nam 94 68 77 60 96 Argentina 54 57 58 58 66 Malawi 40 38 39 42 47 Uganda 26 30 31 34 35 Tanzania 22 22 23 20 24

Nguồn: ADB (2004), FAO (2003) [72],

Trong số 10 nƣớc dẫn đầu về sản lƣợng chè xuất khẩu (chiếm khoảng 90% tổng sản lƣợng toàn thế giới) thì có 7 nƣớc châu Á, trong đó có Việt Nam [30, tr.96].

Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc và ấn Độ là 4 nƣớc có sản lƣợng xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, chiếm hơn 70% sản lƣợng chè xuất khẩu thế giới. Kenya và Srilanka tuy không phải là nƣớc xuất khẩu hàng đầu nhƣng luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu chè với hơn 90% sản lƣợng chè sản xuất trong nƣớc. Ấn Độ và Trung Quốc là các nhà sản xuất chè hàng đầu thế giới nhƣng không phải là các nƣớc xuất khẩu chè lớn nhất thế giới vì phần lớn lƣợng chè đƣợc sản xuất ra để

tiêu dùng trong nƣớc. Do vậy, tuy sản xuất đƣợc duy trì mức ổn định nhƣng tốc độ xuất khẩu chè của ấn Độ đang giảm dần do nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc ngày càng tăng lên.

Đối với Việt Nam, tính đến nay, cả nƣớc có 35 tỉnh thành trồng chè với tổng diện tích 131.500 hécta với năng suất bình quân 6,5 tấn/ha . Ngành chè Việt Nam luôn phát triển và có tốc độ tăng trƣởng cao, tính từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trƣởng từ 7-12%. Năm 2007, lƣợng xuất khẩu chính ngạch đạt 110 ngàn tấn, kim ngạch thu về trên 130 triệu USD. Việt Nam đã trở thành nƣớc đứng thứ năm trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya. Năm 2008, mặc dù trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhƣng ngành chè vẫn xuất khẩu đƣợc 104.000 tấn các loại bằng con đƣờng chính ngạch 147 triệu USD, về lƣợng thì giảm, nhƣng về mặt giá trị tăng khoảng 12,4% so với năm 2007.

Hàng năm sản lƣợng chè búp tƣơi của Việt Nam đƣa vào chế biến khoảng 500.000 tấn, trong đó 80% dành cho xuất khẩu. So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam hiện vẫn chỉ là một nƣớc sản xuất và xuất khẩu chè nhỏ, chiếm chƣa đầy 3% tổng sản lƣợng chè của thế giới và 5% tổng khối lƣợng chè xuất khẩu

[41]. Tuy nhiên, vị thế của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới đang đƣợc khẳng định với sự gia tăng cả về khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu chè và chè đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng và có triển vọng trong những năm tới. (Bảng 2.11).

Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ƣớc tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nƣớc nhập khẩu chính nhƣ Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lƣợng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010

Bảng 2.11: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam Năm Khối lƣợng (nghìn tấn) Kim ngạch (nghìn USD) 2000 55,6 69.600 2001 67,9 78.000 2002 77,0 82.500 2003 59,8 59.800 2004 96,0 91.500 2005 89,0 100.000 2006 105,631 110.430 2007 114,455 130.833 2008 104,459 146.937 11TH2009 121,000 159,000 Nguồn: Tổng cục thống kê [58]

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hai loại chè chính là chè đen và chè xanh. Chè đen là loại chè đa dạng, có nhiều chủng loại nhất và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng khối lƣợng chè xuất khẩu, thƣờng chiếm khoảng 80%, còn lại là chè xanh, chiếm khoảng 19% và các loại chè khác. Theo số liệu của Bộ NN& PTNT, năm 2009, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ đạt 131,5 nghìn ha, tăng 1.900 ha so với diện tích năm 2007. Năng suất trồng chè năm 2009 dự kiến đạt 6,5 tấn búp tƣơi/ha, tăng so với mức 5,9 tấn/ha của năm 2007 [15].

Tại thị trƣờng Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhƣng tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Ngƣời tiêu dùng tại Mỹ có xu hƣớng chuyển từ những đồ uống đắt tiền nhƣ cà phê, nƣớc trái cây… sang các sản phẩm rẻ hơn nhƣ chè. Tại thị trƣờng châu Âu, các nƣớc nhƣ: Đức, Anh, Nga cũng đều có xu hƣớng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới... Lƣợng chè đen xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ chè đen trên thế giới lớn và do mặt hàng này rất phù hợp với sở thích của ngƣời Châu Âu và Trung Cận Đông. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của Ngân

hàng Phát triển châu á cho thấy, trong 7 năm qua, nhu cầu chè xanh trên thị trƣờng thế giới đã tăng đáng kể và hiện đang chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu chè thế giới . Hơn nữa, chè xanh có giá trị gia tăng trên một đơn vị cao hơn trong khi hiện đang có rất ít nhà cung cấp trên thị trƣờng. Đây là một cơ hội tốt để ngành chè Việt Nam phát triển theo xu hƣớng tăng sản lƣợng chè xanh xuất khẩu, mặc dù để nắm bắt đƣợc cơ hội này, ngành chè sẽ cần phải cố gắng nâng cao chất lƣợng sản phẩm [41].

2.2.3.2 Thị phần chè xuất khẩu

Xuất khẩu chè của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 6 – 7% thị phần của thế giới. Chè Việt Nam hiện đã có mặt trên 110 nƣớc ở các vùng lãnh thổ, trong đó các thị trƣờng truyền thống nhƣ: Đông Âu, Nga – tiêu thụ khoảng 10 nghìn tấn/năm; thị trƣờng châu Âu khoảng 30 nghìn tấn/năm; các nƣớc Trung Cận Đông, Pakistan, Irắc tiêu thụ hơn 20 nghìn tấn/năm.

Năm 2008, hầu hết các nƣớc trong danh sách 10 nƣớc nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam đều là những bạn hàng lớn và truyền thống trong các năm trƣớc đây với tổng kim ngạch đạt 111,9 triệu đô la Mỹ, chiếm gần 78,85% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2008. So với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trƣờng này tăng trung bình 43,69%.

Pakistan là thị trƣờng xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2008, đạt 37,8 triệu đô la. Quí 1-2009, Pakistan vẫn là nƣớc có khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất từ Việt Nam, với 6.700 tấn, trị giá 9,3 triệu đô la, chiếm 39% tổng lƣợng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trƣờng nhập khẩu nhiều chè tiếp theo từ Việt Nam là Nga (chiếm 19%), Đài Loan (chiếm 16%)...

Biểu đồ 2.8: Thị trƣờng nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2009

Nguồn : Tổng Cục Hải Quan

Bảng 2.12: Thị trƣờng xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam Thứ

tự

Mặt hàng/Tên nƣớc

năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thị phần (%)

Lƣợng (tấn) Giá trị (USD) Lƣợng (tấn) Giá trị(USD) Lƣợng (tấn) Giá trị(US D) 2007 2008 Chè 105,631 110,430 114,455 130,833 104.00 146,624 100 100 1 ĐÀI LOAN 18,459 19,454 19,065 18,276 15,425 18,430 17.5 16.7 2 TRUNGQUỐC 7,622 7,616 16,873 17,303 11,284 14,827 7.2 14.7 3 NGA 10,364 10,143 11,233 11,889 15,425 18,430 9.8 9.8 4 INĐÔNÊSIA 2,467 1,697 5,923 3,938 3,090 3,145 2.3 5.2 5 MỸ 2,087 1,585 3,628 2,426 5,573 5,834 2.0 3.2 6 BALAN 2,664 2,356 3,374 3,411 3,034 2,759 2.5 2.9 7 ARẬP 2,607 4,409 3,149 2,443 2.1 2.3 8 MALAIXIA 2,419 1,182 2,578 1,385 2,542 4,243 2.3 2.3 9 ĐỨC 3,445 3,997 2,461 3,133 2,098 2,683 3.3 2.2 10 HÀ LAN 2,231 2,500 1,751 2,207 4,412 7,093 2.1 1.5 Nguồn : Bộ NN & PTNT

Xuất khẩu chè sang các thị trƣờng lớn nhƣ EU và Hoa Kỳ vẫn đạt thấp. Thị trƣờng EU chỉ chiếm chƣa đầy 5% về giá trị chè xuất khẩu của Việt Nam. Còn Hoa Kỳ là nƣớc tiêu thụ chè lớn thứ 8 trên thế giới với cơ cấu 84% là chè đen, còn lại là chè xanh và các loại chè khác, nhƣng chè của Việt Nam chỉ chiếm 3,2% [41, tr.7]. Chè của Việt Nam chƣa xâm nhập đƣợc vào các thị trƣờng này

chủ yếu do không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lƣợng và không phù hợp với tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất của EU và Hoa Kỳ [41][72].

2.2.3.3 Chi phí sản xuất và giá xuất khẩu chè a. Chi phí sản xuất chè

So với đối thủ cạnh tranh trong khu vực, giá chè sản xuất của Việt Nam hiện nay thấp, chủ yếu nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí lao động thấp, thuế đất đồi núi thấp và nhờ vào kinh nghiệm trồng và chăm sóc của nhân dân. Giá thành sản xuất chè của Việt Nam hiện nay là 1.200 USD/tấn, trong khi đó giá thành sản xuất chè của Sri Lanka là trên 2.000 USD/tấn, ấn Độ là 1.500 USD/tấn, Kênya là 1.580USD/tấn [26], (Bảng 2.13).

Bảng 2.13: So sánh giá thành xuất khẩu chè của Việt Nam với một số đối thủ cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số thứ

tự Nƣớc

Giá thành

(USD/tấn) (Việt Nam =100%)

1 Ấn Độ 921 115

2 Braxin 728 91

3 Indonesia 929 116

4 Việt Nam 800 100

Nguồn: Bộ NN&PTNT (2006)[6; tr.76]

Xét trên góc độ tính toán chi phí nguồn lực nội địa (DRC) cho thấy, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả trong xuất khẩu chè (Chỉ số DRC của chè giai đoạn 1995-2000 là 0.607) [35].

Việt Nam nằm trong 10 nƣớc có ngành chè phát triển nhất thế giới, nhƣng giá xuất khẩu chỉ bằng khoảng 60-70% so với mức trung bình của các nƣớc xuất khẩu chè. Điều này cho thấy sự thua thiệt to lớn của ngƣời sản xuất và tiêu thụ chè Việt Nam khi mở rộng sự tham gia vào thị trƣờng chè thế giới (Hình 2.8).

Hình 2.8: Giá chè xuất khẩu của thế giới và Việt Nam (USD/tấn)

Nguồn: Bộ Thƣơng mại (2006) [14][15]

Giá chè trên thế giới đã giảm mạnh trong những năm qua, từ 2.010 USD/tấn năm 1998 xuống còn 1.600 USD/tấn năm 2004, tức giảm bình quân 3,73%/năm do ảnh hƣởng của sự thay đổi điều kiện khí hậu ở các nƣớc sản xuất chính và phản ánh xu hƣớng cung lớn hơn cầu [64].

Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhƣng giá chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới, 98% lƣợng chè xuất khẩu ở dạng nguyên liệu. Hiện giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trƣờng thế giới là 2.200 USD/tấn. Chƣa kể, một số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh, sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán ra với giá khoảng 9.800 USD/tấn.

0500 500 1000 1500 2000 2500 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Việt Nam Thế giới

Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do 98% lƣợng chè xuất khẩu của nƣớc ta đều ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg.

Bên cạnh đó, do có tới 635 nhà máy chế biến chè nhƣng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng đƣợc 40% nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Ngƣời trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cƣờng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Điều này đã khiến cho chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, kéo giá bán xuống thấp.Tháng 5 năm 2006, giá chè Việt Nam giảm xuống chỉ còn 753,79 USD/tấn. So với các nƣớc trong khu vực, giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với ấn Độ và Sri Lanka (chƣa bằng một nửa) và chỉ cao hơn Inđônêsia rất ít [41, tr.9]. . Nguyên nhân chính dẫn đến khoảng cách giá này là do chất lƣợng chè xuất khẩu của Việt Nam thấp, không theo đúng các quy cách về chất lƣợng sản phẩm mà các nhà nhập khẩu đƣa ra và các bạn hàng của Việt Nam vẫn chƣa hình thành rõ. Do vậy, sản phẩm chè của Việt Nam bị ép giá là điều không tránh khỏi, đặc biệt trong trƣờng hợp giá chè trên thế giới giảm.

2.2.3.4 Chất lượng chè xuất khẩu

Hiện nay tiêu chuẩn Nhà nƣớc về yêu cầu kỹ thuật đối với chè là TCVN 1454-1993 (thay cho TCVN 1454-83) do Ban kỹ thuật Thực phẩm biên soạn, Tổng Cục Đo lƣờng chất lƣợng đề nghị và đƣợc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng ban hành theo quyết định số 2/2/QĐ ngày 12/5/1993. Tiêu chuẩn này đang áp dụng cho chè đen rời đƣợc sản xuất từ đọt chè tƣơi theo phƣơng pháp truyền thống qua các công đoạn: héo, vò (hoặc nghiền, vò, cắt), lên men, sấy khô và phân loại [6; tr.17].

Mặc dù có nhiều biện pháp kiểm tra và hƣớng dẫn về chất lƣợng nhƣng hiện nay chất lƣợng chè Việt Nam còn thấp, đạt ở mức trung bình yếu của thế giới, thua xa các nƣớc trồng và xuất khẩu danh tiếng nhƣ Ấn Độ, Sri Lanka và Inđônêsia. Các chỉ tiêu về tạp chất cao hơn so với quy định, màu sắc chƣa thật sự hấp dẫn khách hàng. Chè xuất khẩu của ta bị khiếm khuyết ở các điểm nhƣ: về

khiếm khuyết chung: lẫn loại, không đen, chất hòa tan không cao; về chè cánh: kém xoăn, lộ cẫng nâu, nƣớc không sáng; về chè mảnh: nhẹ, lộ râu xơ, nƣớc tối; về chè vụn: lẫn tạp chất, vị nhạt, nƣớc tối; về khuyết tật ngoại hình: còn lẫn nhiều loại và nhiều cẫng [30, tr.105].

Hiện nay, sản phẩm chè chế biến gồm có 7 cấp chất lƣợng đối với chè xanh OP, P, FBOP, PS, BPS, F và D và 6 cấp chất lƣợng đối với chè đen: OP, P, B, BPS, F và D. Chè xanh chủ yếu tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa và một phần đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, Đài Loan nhƣ chè Ôlong, chè xanh Nhật Bản. Phần lớn chè đen đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài, song chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ chè chất lƣợng tốt (P, OP, FBOP) chiếm tỷ trọng thấp, dƣới 50% lƣợng chè xuất khẩu. Số sản phẩm chè còn khuyết tật công nghệ lên tới 60-70% [7].

Chất lƣợng chè của Việt Nam còn thấp một phần do phần lớn giống chè hiện đang trồng có năng suất thấp. Năng suất chè của Việt Nam còn thấp so với thế giới và thấp hơn hẳn so với một số đối thủ cạnh tranh trong khu vực (Năm 2004, năng suất chè của Việt Nam là 1,05 tấn/ha, ấn Độ: 1,30 tấn/ha; Sri Laka: 1,44 tấn/ha; Kênya: 2,07 tấn/ha). Đây có thể đƣợc coi là lực cản lớn nhất đối với nâng cao sức cạnh tranh của ngành chè [6]. Trong những năm gần đây, ngành chè cũng đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu tạo ra những giống chè mới, phù hợp với điều kiện sinh thái, tuyển chọn, nhập nội, khảo nghiệm và đƣa vào sản xuất nhiều giống mới có năng suất, chất lƣợng cao từ các nƣớc trong khu vực nhƣ ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanca, Đài Loan, Nhật Bản và Inđonesia. Khoảng 60-70% các đồi chè ở Việt Nam đều hình thành trên 30 năm, đó là thời hạn quá dài để có thể tiếp tục cho năng suất tốt. Hơn nữa, chè Việt Nam hiện nay vẫn trồng chủ yếu bằng hạt, trong khi đó các nƣớc khác trên thế giới chủ yếu trồng bằng khóm, cho năng suất và chất lƣợng cao hơn. Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng và sức cạnh tranh của chè.

Một vấn đề khó khăn của ngƣời trồng chè là kỹ thuật canh tác chè rất lạc hậu, phân bón đƣợc sử dụng không hợp lý, không đảm bảo yêu cầu thâm canh (mức đầu tƣ chỉ đáp ứng 50-60% yêu cầu thâm canh) đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè [30][17]. Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở những nơi đất xấu, đồi núi có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất yếu kém. Hơn nữa, trong các vùng trồng chè phần lớn là đồng bào các dân tộc ít ngƣời, đời sống gặp nhiều khó khăn ảnh hƣởng lớn tới khả năng đầu tƣ thâm canh và đổi mới kỹ thuật canh tác.

Hiện nay, chúng ta đã có một số mô hình trồng chè an toàn, chè cao sản, sản xuất theo công nghệ hiện đại ở các vùng chè Thái Nguyên, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình, Lâm Đồng. Nếu đầu tƣ đúng quy trình kỹ thuật thì có thể đạt đƣợc 100-150 triệu đồng/ha và chất lƣợng cũng không thua kém chè của các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên việc triển khai trên diện rộng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)