e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu
2.2.4 Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng cao su
2.2.4.1 Sản lượng và doanh thu cao su xuất khẩu
Hiện nay Việt Nam nằm trong số 20 nƣớc sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới, trong đó bốn nƣớc trong khu vực gồm Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia và Việt Nam chiếm tới 97% sản lƣợng cao su xuất khẩu toàn cầu (Bảng 2.14).
Bảng 2.14: Sản lƣợng xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới
Đơn vị: 1000 tấn Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Thái Lan 2.166 2.006 2.354 2.593 2.553 2.800 2.984 2.548 2.675 2.310 Indonesia 1.380 1.453 1.502 1.661 1.668 1.950 2.041 2.130 2295 2.100 Malaysia 977 820 886 945 824 937 1.069 938 917 708 Việt Nam 495 522 449 433 578 587 739 700 568 695 Thế giới 5.347 5.090 5.270 5.720 5.975 6.729 7.026 6929 6846 6736
Nguồn: Theo số liệu báo cáo của các nƣớc thành viên ANRPC
Thái Lan hiện là nƣớc xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Xuất khẩu cao su của nƣớc này tăng liên tục tăng từ 2,16 triệu tấn năm 2001 lên đến 2,6 triệu tấn năm 2008, chủ yếu do nƣớc này đã hiện đại hóa ngành sản xuất cao su, từ khâu trồng trọt đến khâu chế biến, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ xuất khẩu và thị trƣờng xuất khẩu ổn định, cao gấp hơn 3 lần so với sản
lƣợng cao su của Việt Nam trong cùng thời gian. Inđônêsia là nƣớc xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Xuất khẩu cao su tự nhiên của nƣớc này cũng tăng lên liên tục trong những năm gần đây, tăng từ 1,38 triệu tấn năm 2000 đến 2,29 triệu tấn năm 2008. Inđônêsia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, xong năng suất cao su còn thấp. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia luôn dao động trong khoảng 800-1.000 nghìn tấn và có xu hƣớng giảm nhẹ trong những năm 2005-2007 do chuyển đổi cơ cấu sản xuất thay bằng cây cọ dầu, diện tích trồng cây cao su của Malaysia đã giảm xuống đáng kể nhƣng vẫn cao gấp 1,4 lần sản lƣợng so với Việt Nam.
Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ 4 trên thế giới, sau Thái Lan, Inđônêsia và Malaysia. Có thể nói, năm 2007 là một năm khó khăn đối với xuất khẩu cao su của Việt Nam. Xuất khẩu cao su đạt 700 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỉ USD, so với năm trƣớc đạt xấp xỉ về lƣợng, tăng 5,6% về kim ngạch.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2008 đạt 645 ngàn tấn, với trị giá 1,57 tỷ USD, giảm 9,3% về lƣợng, nhƣng tăng 13,23% về trị giá so với năm 2007. Nhƣ vậy, so với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su chỉ đạt 82,8% về lƣợng và 87% về kim ngạch.
Hiện nay, hơn 90% sản lƣợng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dƣới hình thức cao su nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là đƣợc chế biến phục vụ cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, mặc dù Việt Nam là một trong những nƣớc xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhƣng lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan.
Năm 2008, xuất khẩu cao su khối SVR3L đạt trên 332 ngàn tấn với trị giá 884,37 triệu USD, tăng 7,63% về lƣợng và tăng 37,91% về trị giá. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.663 USD/tấn, tăng 28,15% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2007. Giá xuất khẩu chủng loại cao su này sang thị trƣờng Nhật Bản và CH Séc
đạt cao nhất, trung bình gần 3.000 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu trung bình sang một số thị trƣờng khác cũng đạt khá nhƣ Đức đạt 2.894 USD/tấn; Đài Loan đạt 2.785 USD/tấn; Trung Quốc đạt 2.650 USD/tấn.
Xuất khẩu cao su cả nƣớc trong năm 2009 đạt 731.393 tấn với kim ngạch 1,2 tỉ USD, tăng 11% về lƣợng nhƣng giảm 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 2.15: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
Năm Khối lƣợng xuất khẩu (Tấn) Kim ngạch (1000 USD) 2000 495.420 156.841 2001 522.854 165.073 2002 448.645 267.832 2003 433.106 377.864 2004 494.600 578.877 2005 587.000 804.000 2006 707.985 1.260.000 2007 714.787 1.392.841 2008 658.342 1.603.596 2009 731.393 1.204.000 Nguồn: Bộ NN & PTNT
Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ giá cao su trên thị trƣờng thế giới trong năm chịu ảnh hƣởng nhiều của tình hình nguồn cung, biến động của giá dầu thô thế giới và đồng USD. Sản lƣợng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng lên một phần do năng suất mủ cao su của Việt Nam đã đƣợc cải thiện khá rõ rệt. Nếu nhƣ đầu những năm 1990, năng suất mủ cao su của Việt Nam đạt 6-7 tạ/ha/năm thì đến nay đã tăng lên 14 tạ/ha. So với một số đối thủ cạnh tranh trong khu vực, năng suất mủ cao su của Việt Nam cao hơn năng suất mủ cao su của Malaysia (đạt 8,4 tạ/ha) và Indônêsia (đạt 7,9 tạ/ha), nhƣng vẫn thấp hơn của Thái Lan (đạt 17,9 tạ/ha).
Từ đầu năm 2009, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó khăn lớn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trƣờng tiêu thụ ô-tô thu hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 - 60% so với cùng kỳ năm trƣớc. Ba tập đoàn ôtô lớn trên thế giới và nƣớc Mỹ là Ford, GM, Chryler lâm vào nguy kịch và phải cầu cứu chính phủ Mỹ hỗ trợ hàng trăm tỷ USD nhung cuối cùng GM vẫn phải tuyên bố phá sản. Các hãng ôtô của Nhật (Toyota, mishubishi), của Hàn Quốc (Huynh Đai, Deawoo) cũng phải thu hẹp sản xuất. Từ năm 2008 trở về trƣớc cao su Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trƣờng Trung Quốc (chiểm tới 65%) theo đƣờng biên mậu và phải qua trung gian. Đầu năm 2009, do Trung Quốc có sự điều chỉnh trong quản lý nhằm hạn chế thất thu thuế nên đã ngừng không cho nhập khẩu cao su theo đƣờng tiểu ngạch và cấp hạn ngạch nhập khẩu cao su cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất. Nắm rõ chủ chƣơng này doanh nghiệp xuất khẩu cao su của ta chủ động tiếp cận các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc. Trong tình hình sản xuất ôtô Trung Quốc đang tăng trở lại, cao su hỗn hợp hiện đang là mặt hàng đƣợc các doanh nghiệp Trung Quốc ƣa thích, nhu cầu nhập khẩu khá cao, đƣợc miễn thuế là một sự hấp dẫn lớn đối với hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Thời điểm tháng 8/2008 giá cao su đạt trên 3.000 USD/tấn, thì đến đầu 2009 chỉ còn trên 1.000 USD/tấn. Có thể nói, đây là sự tụt dốc quá nhanh của giá cao su xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời sản xuất đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất việc làm.Đồng thuận với các nƣớc xuất khẩu cao su khác, VRA khuyến cáo các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu nếu giá cao su xuống dƣới 1.350 USD/tấn, đồng thời đề xuất Nhà nƣớc hỗ trợ phƣơng án mua trữ cao su nếu giá mua trong nƣớc thấp dƣới 1.000 USD/tấn...
2.2.4.2 Thị phần cao su xuất khẩu
Việt Nam sản xuất cao su chủ yếu để xuất khẩu, chiếm đến 80% tổng sản lƣợng sản xuất hàng năm. Nhƣng do diện tích và sản lƣợng cao su của Việt Nam
còn rất thấp nên thị phần cao su xuất khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới còn chiếm tỷ lệ nhỏ [35, tr. 79]. Trong giai đoạn 2004-2009, thị phần cao su xuất khẩu của Việt Nam mặc dù có tăng lên so với giai đoạn 1997-1999, nhƣng chỉ chiếm đƣợc khoảng 9% tổng lƣợng xuất khẩu cao su thiên nhiên thế giới năm 2008. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nƣớc xuất khẩu lớn trong khu vực nhƣ Thái Lan chiếm tỷ trọng 42%, Inđônêxia chiếm 29%, Malaysia (chiếm 14%). Thị phần cao su xuất khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng cao su tự nhiên thế giới đƣợc thể hiện ở bảng 2.16 dƣới đây.
Bảng 2.16: Thị phần cao su xuất khẩu của các nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới
Đơn vị tính: % Năm 97-99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thái Lan 40 41 39 45 45 43 43 42 indonasia 33 26 29 29 29 28 28 29 Malaysia 20 18 16 17 17 14 14 14 Việt nam 4 9 10 9 8 10 10 9 Các nƣớc khác 3 6 6 1 2 7 7 7 Thế giới 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào Bảng 2.17
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cao su trên thế giới, chuyển từ thị trƣờng xuất khẩu cao su truyền thống là Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu sang thị trƣờng các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực. Thị trƣờng xuất khẩu cao su của Việt Nam đã đƣợc mở rộng từ 23 nƣớc năm 1996 đến hơn 40 nƣớc năm 2008 (trong đó các nƣớc trong khu vực châu á chiếm tới 70,1%, châu Âu chiếm 27,17%, còn lại là Bắc Mỹ và châu Đại dƣơng)[5]. Trung Quốc hiện đang là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất, chiếm trên 65% sản lƣợng cao su xuất khẩu của Việt Nam và từ năm 2003 cũng trở thành nƣớc nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới (Bảng 2.20). Việc chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu đối với
loại cao su thiên nhiên từ 01/5/2005, chuyển sang quản lý bằng giấy phép nhập khẩu tự động, khiến cho nhập khẩu cao su từ Việt Nam tăng mạnh. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su loại SVL 3L, SVR 5L từ Việt Nam để phục vụ cho việc sản xuất săm lốp cao su của các nhà máy chế biến trong nƣớc.
Bảng 2.17: Cơ cấu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam theo thị trƣờng
Đơn vị: 1000 USD Năm Thị trƣờng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 TrungQuốc 66392 51219 88668 147024 357934 519203 851379 838845 105698 Sec 8982 8204 10104 17757 22079 28767 58.606 59339 64095 Hàn Quốc 8961 9982 14120 21337 27204 32068 50768 66700 63186 Đài Loan 8611 10156 15898 21203 23353 32488 44580 68145 56345 Hoa kỳ 1563 2130 10107 10842 16893 24755 27875 39120 43337 Nhật Bản 5669 5229 10447 11986 15092 16435 23823 26813 34544 Hồng Kông 5452 2864 8930 10895 5813 5995 4506 3987 3576 Singapore 16545 18913 36361 25050 7338 3828 2949 2756 2399 Tổngthế giới 156841 165073 267832 377864 578877 663539 1280000 1392841 1603596
Nguồn: Bộ Thƣơng mại (2009); Tổng cục thống kê [58]
Những năm gần đây, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nƣớc châu Âu và Hoa Kỳ có xu hƣớng tăng nhanh. Từ năm 2002, sau khi hai nƣớc ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những thị trƣờng xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam. Hoa Kỳ chủ yếu nhập loại mủ cao su 3L có chất lƣợng cao. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hiện vẫn là thị trƣờng nhập khẩu cao su lớn của Inđônêsia, chiếm tới 60% lƣợng cao su xuất khẩu của nƣớc này, sau đó là châu Âu, chiếm 20% và Trung Quốc 20%. Còn Trung Quốc hiện vẫn là nƣớc nhập khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan, chiếm tới 70% nhu cầu nhập khẩu của nƣớc này [15].
Do cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam tỏ ra bất hợp lý, vẫn thiên về 3L nên việc tiếp cận vào các thị trƣờng tiêu thụ nhiều cao su SR nhƣ EU và Bắc Mỹ còn hạn chế. Thực tế, trong cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam, loại cao su
SVR3L chiếm tới 70%, SVR10, SVR20 chiếm 10%, còn lại là các loại khác. Trong khi đó, những nƣớc sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới nhƣ Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia hiện đang có cơ cấu xuất khẩu chủng loại cao su tƣơng đƣơng với SVR3L khoảng 3%, SVR10, SVR20 khoảng 74%, loại mủ ly tâm khoảng 10%, khá phù hợp với nhu cầu thị trƣờng thế giới. Do đó, những nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản và Hoa Kỳ thƣờng nhập khẩu cao su từ Thái Lan, phần lớn là loại SVR10, SVR 20. Bình quân hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu cao su của Thái Lan trên 500.000 tấn (chiếm 27-28% nhu cầu), trong khi đó chỉ nhập khẩu của Việt Nam 5.000 tấn (chiếm 3% nhu cầu). Hoa Kỳ nhập khẩu từ Thái Lan 250.000 tấn cao su nguyên liệu, nhƣng chỉ nhập khẩu cao su từ Việt Nam khoảng 2.000-3.000 tấn/năm [16, tr.46].
2.2.4.3 Chi phí sản xuất và giá xuất khẩu cao su a. Chi phí sản xuất cao su
Giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tƣơng đối thấp so với một số đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Giá thành sản xuất cao su của Việt Nam thấp chủ yếu do sử dụng nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cùng với việc áp dụng phƣơng pháp canh tác đơn giản. Trong giai đoạn 1997-1999, giá thành sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam chỉ bằng khoảng 60% chi phí sản xuất của Malaysia, 70% của Inđônêsia và Thái Lan [16]. Trong những năm gần đây, giá thành sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam đã tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng công ty Cao su Việt Nam, giá thành sản xuất cao su trong năm 2006 lên đến 11 triệu đồng, tăng 1-1,5 triệu đồng/tấn so với năm 2002 [35, tr.78]. Nguyên nhân chủ yếu là do Tổng công ty đƣa 0,8% giá bán vào giá thành để tạo thành quỹ quỹ bình ổn giá, điều chỉnh khấu hao vƣờn cây từ 25 năm xuống còn 20 năm. Trong cùng thời gian, tiền lƣơng của công nhân cao su cũng tăng lên do tính theo mức lƣơng 340 đồng/1000 đồng doanh thu. Tuy nhiên, xét về chỉ số DRC (1995-2000) = 1.030, chứng tỏ rằng sản xuất và kinh doanh cao su xuất khẩu Việt Nam chƣa có hiệu quả cao.
b. Giá cao su xuất khẩu
Tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam trên thế giới chiếm khoảng 7% tính theo sản lƣợng xuất khẩu. Nhƣng do uy tín chƣa cao nên giá xuất khẩu cao su của Việt Nam thấp hơn so với giá cao su trên thị trƣờng thế giới. Cùng một mặt hàng RSS1 nhƣng giá cao su của Việt Nam bán trên thị trƣờng đều kém Malaysia, Singapore và Mỹ. Hơn nữa, giá cao su thấp do chất lƣợng cao su của Việt Nam chƣa cao, chủng loại ít. Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên chƣa đƣợc xử lý, với gần 60% là cao su tự nhiên đƣợc định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên ở dạng nguyên thủy. Mặc dù hoạt động đầu tƣ cho ngành cao su trong những năm gần đây đƣợc quan tâm hơn nhƣng quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động theo hình thức gia công là chủ yếu khiến cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao su cũng chƣa cao. Vì vậy, những mặt hàng thị trƣờng cần và có giá cao nhƣ cao su ly tâm, SVR 10, 20… thì Việt Nam sản xuất ít; trong khi đó các loại SVR 3L giá thấp, thị trƣờng trên thế giới cần ít thì lại là sản phẩm xuất khẩu chính của nƣớc ta [55].
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng tăng lên theo giá cao su trên thị trƣờng thế giới, song thƣờng thấp hơn so với giá của các nƣớc trong khu vực từ 15-50%, mặc dù đã có sự thu hẹp lại trong mấy năm gần đây.
Nguyên nhân của thực trạng này là do một mặt, chúng ta chƣa có đƣợc các hợp đồng lớn, dài hạn để bán cho các nhà sản xuất săm lốp hàng đầu trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam cùng cạnh tranh trên một thị trƣờng với khối lƣợng giao dịch nhỏ và bán cho các nhà môi giới nên không thể có đƣợc giá cao và ổn định. Mặt khác, các cơ sở xuất khẩu cao su của Việt Nam còn thiếu các thông tin cập nhật về giá cả, dự báo cung cầu cao su trên thị trƣờng thế giới, do đó hay bị thua thiệt trong thƣơng mại quốc tế. Ngoài ra, khâu điều tiết hoạt động xuất khẩu cao su còn chƣa hiệu quả, còn thiếu tổ chức đã tạo ra sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩu và dễ bị bạn hàng ép giá.
Hiện tại, chất lƣợng cao su xuất khẩu của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nƣớc trong khu vực. Tiêu chuẩn Nhà nƣớc về yêu cầu kỹ thuật đối với cao su là TCVN 3769: 2004 (thay thế cho TCVN 3769:1995 trƣớc đây) áp dụng cho cao su thiên nhiên SVR (đƣợc sản xuất từ mủ cây Hevea Brasiliensis) do Ban kỹ