e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu
2.3.1 Đánh giá tổng quát
2.3.1.1 Điểm mạnh
Dựa vào những phân tích, đánh giá ở trên có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã đƣợc nâng lên một cách rõ rệt và đã có những bƣớc phát triển đáng khích lệ. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê, chè và cao su tăng lên, đã góp phần quan trọng cho sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng gia tăng ở mức độ khá cao. Nếu tính theo độ mở cửa
của nền kinh tế (tỷ trọng ngoại thƣơng so với GDP), Việt Nam có độ mở cửa, hội nhập tƣơng đối cao là 49,85%, trong đó có sự đóng góp to lớn của xuất khẩu hàng nông sản: nông nghiệp có độ mở cửa là 50-60% (phần lớn là xuất khẩu), với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cà phê xuất khẩu gần 95% sản lƣợng, cao su: 95%, chè: 50%, gạo: 20%.
Thị trƣờng xuất khẩu hàng nông sản nói chung, của gạo, cà phê, chè và cao su nói riêng ngày càng đƣợc mở rộng và chuyển hƣớng, phù hợp với quá trình hội nhập KTQT của Việt Nam. Thị trƣờng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam từ chỗ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thị trƣờng Liên Xô cũ và Đông Âu, đến nay đã mở rộng ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản. Trong đó thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu hiện nay là các nƣớc trong khu vực châu á (chiếm khoảng 70% với các sản phẩm chính nhƣ gạo, cao su, rau quả, hạt tiêu, hạt điều và đồ gỗ), thị trƣờng châu Âu (18-19% với những mặt hàng nhƣ cà phê, gỗ, điều, chè, cao su sơ chế, rau qủa), còn lại là thị trƣờng châu Mỹ với những sản phẩm đƣợc ƣa chuộng là mật ong, rau quả chế biến và thị trƣờng châu Phi với các sản phẩm gạo, chè.
2.3.1.2 Những điểm yếu
Mặc dù sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu nói riêng đang đƣợc nâng lên, nhƣng nhìn chung vẫn còn ở mức thấp và so với yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập KTQT còn bộc lộ những điểm yếu, hạn chế sau đây :
- Tốc độ tăng trƣởng của giá trị xuất khẩu hàng nông sản giảm sút so với giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc và còn nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này một mặt phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế chung phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhƣng mặt khác, kết quả xuất khẩu cũng thể hiện những hạn chế trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu hàng nông sản chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp ở nƣớc ta, nhất là về điều kiện đất đai khí hậu và lao
động. Hơn nữa, so sánh với khối lƣợng xuất khẩu nông sản thế giớí, trong cùng giai đoạn, hầu hết các sản phẩm có tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam lại là sản phẩm có tốc độ giảm trong xuất khẩu của thế giới và ngƣợc lại (trừ cao su và gạo). Nhƣ vậy, Việt Nam đã và đang bỏ lỡ cơ hội để đƣa các sản phẩm mà nhu cầu thị trƣờng thế giới đang tăng lên (nhƣ nhóm hàng hạt có dầu, khô dầu và một số hoa quả nhiệt đới nhƣ chuối, quả có múi) trong khi tiềm năng sản xuất trong nƣớc để sản xuất ra chúng chƣa đƣợc khai thác hết.
- Thị phần của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nhƣ gạo, cà phê, cao su, chè, v.v…chƣa ổn định, thiếu các bạn hàng lớn và chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Tỷ lệ hàng nông sản tiếp cận vào những thị trƣờng lớn có sức mua cao nhƣ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản còn thấp do tính cạnh tranh cao, yêu cầu khắt khe và các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt của các thị trƣờng này. Trong khi đó, một số mặt hàng còn phụ thuộc quá lớn vào 1 hoặc khu vực thị trƣờng nhƣ mặt hàng cao su phụ thuộc quá lớn vào thị trƣờng Trung Quốc, mặt hàng chè phụ thuộc vào thị trƣờng Pakistăn.Khi những thị trƣờng này có biến động đã gây những tác động lớn và tiêu cực đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng.
- Trong những năm gần đây, mặc dù khoảng cách về giá hàng nông sản xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới đƣợc thu hẹp dần do chất lƣợng hàng tăng lên, nhƣng giá hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá xuất khẩu của thế giới. Chẳng hạn, giá gạo của Việt Nam hiện nay vẫn thấp hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan từ 100-120 USD/tấn, giá chè xuất khẩu của Việt Nam chƣa bằng một nửa so với Ấn Độ và SriLanka v.v…đều đáng lƣu ý là hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dƣới dạng thô, sơ chế nên khi xuất khẩu, phần giá trị gia tăng thấp và dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh do giá cả sản phẩm thô trên thị trƣờng thế giới giảm mạnh và thƣờng xuyên biến động với biên độ cao.
- Về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng hiện vẫn ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của ta hiện nay chất lƣợng thấp, không đồng đều và ít đa dạng về chủng loại sản phẩm và khả năng đổi mới mặt hàng còn chậm. Khi xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp nên hiệu quả xuất khẩu không cao, ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa, một số mặt hàng xuất khẩu của ta chƣa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ tạp chất, nấm mốc, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và dƣ lƣợng kháng sinh. Tỷ lệ chè chất lƣợng tốt (P, OP, FBOPO) chiếm tỷ trọng thấp, dƣới 50% lƣợng chè xuất khẩu. Số sản phẩm chè khuyết tật công nghệ lên tới 60-70%. Trong khi đó, thị trƣờng chính để xuất khẩu các hàng nông sản trên thế giới và của Việt Nam hiện nay là các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số quốc gia khác lại đòi hỏi khắt khe về chất lƣợng. Một điều đáng chú ý là trong quá trình hội nhập, nhiều mặt hàng nông sản thô chƣa qua chế biến đƣợc xếp vào danh mục hàng nhạy cảm cao để làm chậm quá trình giảm thuế nhập khẩu, còn mặt hàng chế biến lại đƣa vào danh mục hàng cắt giảm thuế nhanh. Nhƣ vậy hàng nông sản thô chƣa qua chế biến sẽ ít đƣợc hƣởng lợi từ quá trình hội nhập, điều này cản trở hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của nƣớc ta.
- Tình hình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hàng nông sản của Việt Nam nói chung trên thị trƣờng quốc tế vẫn chƣa đạt hiệu quả cao, dẫn đến sự thua thiệt khi cạnh tranh với hàng nông sản nƣớc ngoài. Theo kết qủa điều tra tình hình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản tại 31 tỉnh thành phố phía Bắc cho thấy mới chỉ có 2% số doanh nghiệp đăng ký với nƣớc ngoài và 21% doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Mặc dù Việt Nam hiện nay là thành viên của Thỏa ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, nhƣng các mặt hàng đã đăng ký nhãn hiệu còn chƣa nhiều về chủng loại. Hiện nay, trên 90% lƣợng hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trƣờng thế giới phải thông qua trung
gian dƣới dạng thô hoặc gia công cho các thƣơng hiệu nổi tiếng của nƣớc ngoài. Do vậy, ngƣời tiêu dùng trên thế giới chƣa biết đến nhiều về nhãn hiệu hàng nông sản Việt Nam đã dẫn đến sự thua thiệt lớn của hàng nông sản của Việt Nam ở nƣớc ngoài.
2.3.1.3 Thách thức:
Nền kinh tế thế giới đang vận hành theo mô hình chuỗi giá trị toàn cầu. Nghĩa là mỗi một quốc gia trở thành một mắt xích trong việc chế tạo ra các bộ phận hợp thành một sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh để có thể tận dụng hết các thế mạnh của nhau. Vì thế Việt Nam cần phải làm gì để có thể tham gia đƣợc nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu này?.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trƣờng nông sản xuất khẩu. Hiện nay tỷ trọng hàng nông, lâm sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 30% - 35% tổng sản lƣợng nông sản, trong đó lúa gạo chiếm khoảng 20%, cà-phê - 95%, cao-su - 85%, hạt điều - 90%, chè - 80%, hạt tiêu - 95%... Một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng thế giới (nhƣ gạo, cà-phê, hạt điều, hạt tiêu). Ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống nhƣ Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nƣớc Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bƣớc đầu thâm nhập thị trƣờng Trung Đông, EU, Mỹ và châu Phi. Mặc dù đã có những bƣớc phát triển khá mạnh mẽ nhƣ vậy, nhƣng cơ cấu nông sản xuất khẩu phản ánh rõ thực trạng nông nghiệp vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, năng suất, chất lƣợng sản phẩm thấp, chi phí cao, chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến nên khả năng cạnh tranh trên trƣờng quốc tế còn thấp kém, đây sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt Nam.
Vậy nông sản Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhƣ thế nào? Điều này đang cần có một lời giải chiến lƣợc mang tầm quốc gia... Nếu nhƣ đã khẳng định đƣợc rằng từ nay đến năm 2015, an ninh lƣơng thực của nƣớc ta
đƣợc bảo đảm thì Việt Nam có những con đƣờng riêng tìm ra sự khác biệt để đi vào thị trƣờng nông sản thực phẩm thế giới mà ta có lợi thế hay không? Liệu có một số nông sản thực phẩm cao cấp, đặc trƣng của vùng nhiệt đới dƣới dạng “sạch” và thân thiện với môi trƣờng có thể là hƣớng chiến lƣợc để lựa chọn đƣợc không? Thực tiễn Việt Nam cho thấy, chúng ta có khả năng cả về lao động, địa lý, tự nhiên để sản xuất những mặt hàng này.
Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trƣờng bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nƣớc Mỹ và nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu Á. Việt Nam, cho dù có trễ hơn so với các quốc gia khác, cũng bị ảnh hƣởng do độ mở khá lớn của nền kinh tế. Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hƣớng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, ngƣời tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trƣờng quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trƣởng của Việt Nam. Năm 2008, với độ mở lớn của nền kinh tế sau 10 năm gia nhập APEC và 2 năm gia nhập WTO, mức độ ảnh hƣởng của nền kinh tế Việt bị tác động nhiều hơn cho dù mức độ tác động ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng ngành hàng, từng lĩnh vực khác nhau.
Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng thâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản. Một đặc điểm chính của thị trƣờng nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm. Tiếp theo là giá các mặt hàng cao su, cà phê, chè … dẫn đến lƣợng tăng nhƣng giá trị giảm khá lớn.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân
sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thƣơng mại quốc tế và cả đầu tƣ nƣớc ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lƣờng.
Một thách thức khác của thị trƣờng xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều nhƣ mức độ giảm giá. Nông sản xuất khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trƣờng lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản đƣợc giữ ổn định và tăng trƣởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản nƣớc ta còn thấp do năng suất, chất lƣợng thấp, giá thành sản xuất còn cao nhƣ đƣờng mía, ngô, đậu tƣơng, bông, thuốc lá, sữa, thịt lợn...khi giảm thuế nhập khẩu và bỏ các rào cản phi thuế sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với hàng nông sản nhập khẩu. Chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp, những ngành sản xuất trong nông nghiệp bị thu hẹp quy mô hoặc thậm chí không còn tồn tại nếu nhƣ ngay từ bây giờ không nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Điều này sẽ làm giảm việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nông nghiệp, nhất là ngƣời nghèo.