Những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

2.3.2Những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu

nông sản xuất khẩu chủ yếu

a. Nguyên nhân khách quan

Trƣớc hết, mặc dù chủ trƣơng tự do hóa thƣơng mại, nhƣng cho đến nay hàng nông sản trên thị trƣờng thế giới vẫn đƣợc bảo hộ rất nặng nề bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đặc biệt là ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thƣơng mại mới tinh vi hơn nhƣ chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v…ở các nƣớc phát triển. Nhiều nƣớc vẫn

tiếp tục duy trì và tăng cƣờng mức trợ cấp xuất khẩu nhằm ngăn cản hoặc bóp méo các hoạt động thƣơng mại nông sản quốc tế. Điều này đã gây khó khăn lớn cho những nƣớc mà sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu còn chƣa cao nhƣ Việt Nam. Hơn thế nữa, các vòng đàm phán Doha của WTO hiện nay đang ở giai đoạn cao trào và các nƣớc phát triển có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2013 và các nƣớc đang phát triển khác thì giảm trợ cấp đến năm 2018, trong khi Việt Nam đã đƣa ra những cam kết sẽ cắt mọi trợ cấp xuất khẩu ngay sau khi gia nhập WTO nên chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các thành viên của WTO.

Thứ hai, làn sóng mới về ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng, đa phƣơng giữa các nƣớc đã làm thay đổi chính sách và luồng thƣơng mại đem đến nhiều bất lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam do bị phân biệt đối xử. Trong khi năng lực dự báo, nhận biết các chính sách thay đổi trên thị trƣờng quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế. Khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trƣờng thế giới và chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi, tận dụng triệt để lợi ích từ các Hiệp định thƣơng mại đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác tiềm năng xuất khẩu của các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc v.v…của các doanh nghiệp còn yếu, dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn. Ngoài ra, giá cả hàng nông sản trên thị trƣờng thế giới luôn biến động thất thƣờng với biên độ cao, nhiều khi bị suy giảm ở mức quá thấp làm cho giá trị tăng thêm của giá trị nông sản không tƣơng xứng với mức tăng sản lƣợng.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do đầu tƣ không tuân theo quy hoạch tổng thể, chƣa đồng bộ nên việc phát triển công nghệ chế biến nông sản đã không gắn chặt với quy hoạch của Nhà nƣớc về xây dựng vùng sản xuất tập trung hƣớng về xuất khẩu, đã dẫn đến chi phí chế biến nông sản cao, kém cạnh tranh. Không ít vùng nguyên liệu cà phê, chè đƣợc đầu tƣ không đồng bộ của nhiều yếu tố sản xuất nhƣ điện, tƣới tiêu nƣớc, thu mua, chế biến, vốn tín dụng, thị trƣờng v.v… cùng với cơ sở hạ

tầng thấp kém đã dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh khai thác và phát huy các lợi thế so sánh của từng vùng. Không ít các vùng sản xuất tập trung chuyên canh lúa do trình độ sản xuất, thâm canh trong từng vùng sản xuất khác nhau nên khối lƣợng hàng xuất khẩu đƣợc sản xuất ra có chất lƣợng sản phẩm không đồng đều. Hơn nữa, do tình trạng bất cập trong quy hoạch nông nghiệp (quy hoạch không đầy đủ, hoặc đã có quy hoạch nhƣng lại yếu kém trong khâu tổ chức, quản lý), hiện tƣợng vùng nguyên liệu ở một số địa phƣơng đã phát triển một cách tràn lan, khá phổ biến, gây mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất và tiêu thụ. Một số nơi không có quy hoạch cụ thể nên nông dân thƣờng đầu tƣ ở quy mô nhỏ, phân tán với kỹ thuật canh tác lạc hậu, tự phát theo tiếng gọi của thị trƣờng, dẫn đến chi phí cao, chất lƣợng sản phẩm thấp.

Thứ hai, công nghệ sau thu hoạch và chế biến hàng nông sản đang ở trong tình trạng lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Mặc dù trong những năm gần đây, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công nghệ sau thu hoạch đối với việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, Nhà nƣớc đã có nhiều chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho lĩnh vực bảo quản, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản. Song, sự đầu tƣ và hỗ trợ còn mang tính rời rạc, thiếu hệ thống và không đồng bộ. Đầu tƣ của Nhà nƣớc cho thủy lợi chiếm hơn 7% tổng số vốn đầu tƣ cho toàn ngành nông nghiệp, khoảng 30% tổng số vốn đầu tƣ phân bổ cho nhiều yêu cầu khác nhau nhƣ chăn nuôi, giống mới, công nghệ sau thu hoạch v.v…“Hệ số đổi mới” thiết bị đƣợc đánh giá chỉ đạt 7%/năm (bằng 1/2-1/3 mức độ tối thiểu của các nƣớc khác). Tuy đã có nhiều doanh nghiệp rất tích cực đổi mới công nghệ, song do nguồn vốn hạn hẹp, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, khâu tổ chức sản xuất yếu kém và bộ máy quản lý cồng kềnh đang là một thực trạng phổ biến hiện nay, là sự lệch pha và bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Theo cách đáng giá gồm 7 cấp độ của công nghệ và thiết bị chế biến, thì ở Việt Nam phổ biến nằm ở cấp độ 4 (ở trình độ trung bình thấp).

Thứ ba, cơ sở hạ tầng phục vụ lƣu thông và xuất khẩu hàng nông sản (chợ, kho ngoại quan, bến bãi, bến cảng, giao thông v.v..) còn thiếu hoặc đã có nhƣng năng lực hoạt động thấp đã dẫn đến mất cơ hội về giá và hạn chế sức cạnh tranh sản phẩm.

Thứ tư, tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu nông sản tuy đã có nhiều thay đổi nhƣng năng lực kinh doanh và tổ chức liên kết giữa các lực lƣợng tham gia thị trƣờng chƣa chặt chẽ, còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, không hiệu quả. Xuất khẩu nông sản của ta mới theo cách nhìn của nông dân chứ chƣa theo cách nhìn của nhà kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng. Tình trạng lƣu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán khá phổ biến, gây tổn hại đến lợi ích chung và của ngƣời sản xuất. Do thiếu sự hƣớng dẫn, điều hành, phân công và sự phối kết hợp trong hoạt động kinh doanh hàng nông sản một cách chặt chẽ, nên hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp của Trung Ƣơng, của địa phƣơng và của nhiều ngành, nhiều cấp quản lý trên một vùng lãnh thổ cùng tham gia sản xuất kinh doanh một ngành hàng và mặt hàng, nhƣng không hình thành rõ quan hệ ngành hàng (giữa sản xuất-chế biến-liên thông tiêu thụ) đã dẫn đến tình trạng lộn xộn trên thị trƣờng. Đặc biệt, mỗi một khi có nhu cầu hàng cho xuất khẩu, mạnh ai nấy làm, tranh mua, tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau và bị đối tác ép giá .

Thứ năm, đầu tƣ của Nhà nƣớc cho công tác nghiên cứu phục vụ cho nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản vẫn còn ở mức rất thấp so với các trong khu vực. Theo báo cáo tổng quan về chi ngân sách của Việt Nam tháng 6/2002, chi ngân sách Nhà nƣớc cho nghiên cứu nông nghiệp so với GDP nông nghiệp Việt Nam là 0,15% (mức trung bình ở châu á là 0,58), chi ngân sách Nhà nƣớc cho nghiên cứu nông nghiệp so với tổng chi của Nhà nƣớc là 0,19 (mức trung bình ở châu á là 0,51).

Điều đáng lƣu ý là mức đầu tƣ vào nông nghiệp không những ít mà còn bị dàn trải, chƣa có những dự án đầu tƣ quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm chuyển đổi theo hƣớng

tích cực. Trong khi đó, công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi cả về số lƣợng và chất lƣợng. Lao động đƣợc đào tạo ở các trình độ cao (doanh nhân, nhà quản lý chuyên nghiệp.v.v…) và trình độ phổ thông (công nhân kỹ thuật) đều thiếu và yếu. Đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thƣơng mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lƣợc kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao. Trong khi đó, hoạt động của các hiệp hội ngành hàng còn chƣa thật sự hiệu quả, chƣa tập hợp và phát huy tối đa đƣợc sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90)