Mục tiêu và định hƣớng phát triển xuất khẩu hàng nông sản của ViệtNam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

3.1.2Mục tiêu và định hƣớng phát triển xuất khẩu hàng nông sản của ViệtNam

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc (2001-2010), và tầm nhìn 2015 đƣợc tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau:

Thứ nhất, mục tiêu bao trùm đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam từ nay đến năm 2015 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trƣờng thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm lƣợng chế biến cao.

Thứ hai, mục tiêu cụ thể đối với xuất khẩu hàng nông sản là phấn đấu đạt đƣợc các chỉ tiêu: xuất khẩu các mặt hàng nông sản chiếm khoảng 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu đạt 12-15 tỷ USD. Phát triển sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất tập trung hƣớng về xuất khẩu, ƣu tiên đầu tƣ phát triển nhanh các sản phẩm có lợi thế nhất, trên các vùng có quy mô hàng hóa lớn. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn để phát triển đa dạng các sản phẩm trên các vùng còn lại.

Thứ ba, hiện nay diện tích thâm canh, nuôi trồng bắt đầu bị giới hạn, việc tăng quy mô sản xuất nuôi trồng gặp khó khăn hoặc chi phí cao. Do vậy, trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, cần phải tập trung đầu tƣ khâu giống, đảm bảo cung ứng đầy đủ giống tốt, giống thuần và giống lai cho sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến để nâng chất lƣợng sản phẩm và hàm lƣợng chế biến trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu, qua đó nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng

thời, phát triển đồng bộ các công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến với công nghệ nhiều tầng, đa dạng sản phẩm theo hƣớng hiện đại.

Thứ tư, phát triển sản xuất-xuất khẩu hàng nông sản phải dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu. Tạo hành lang pháp lý về chính sách, cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng, minh bạch để có đủ sức hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nông sản. áp dụng chính sách bảo hộ nông nghiệp hợp lý để giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp nân cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh. Gắn trách nhiệm của bộ máy l•nh đạo, bộ máy quản lý ở từng địa phƣơng với các cộng đồng ngƣời hƣởng lợi. Coi trọng sự tham gia của cộng đồng dân cƣ nông thôn trong việc đƣa ra quyết định phát triển nông nghiệp-nông thôn trong tƣơng lai cũng nhƣ trong hiện tại.

3.1.2.2 Định hướng phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam

Theo Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2010-2015 của Bộ Thƣơng Mại, hàng nông sản đƣợc xếp vào nhóm hàng cần nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu do diện tích thâm canh, nuôi trồng bắt đầu bị giới hạn, việc tăng quy mô sản xuất, nuôi trồng gặp khó khăn, hoặc chi phí cao. Muốn nâng đƣợc sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu cần phải tập trung vào khâu giống, phƣơng pháp nuôi, trồng để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hàm lƣợng chế biến trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu.

a. Mặt hàng gạo

Phát triển sản xuất lúa gạo phải đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia và có số lƣợng gạo cần thiết để xuất khẩu. Đảm bảo sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa/năm và giữ vững ổn định lƣợng gạo xuất khẩu khoảng 5.5-6.5 triệu tấn/năm. Phấn đấu đạt Mức giá xuất khẩu tăng dần trong khoảng 650-700 USD/tấn. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất canh tác lúa có điều kiện tƣới tiêu chủ động và từng bƣớc chuyển những diện tích trồng lúa bấp bênh, thƣờng xuyên úng hạn, nhiễm phèn mặn nặng, ven đô thị sang sản xuất các cây khác có hiệu quả cao hơn. Chú

trọng khai thác khâu chuyển đổi cơ cấu giống (đặc biệt đối với các giống lúa đặc sản đƣợc thị trƣờng nhập khẩu ƣa thích) với việc thâm canh các giống lúa cho năng suất và chất lƣợng cao. Thị trƣờng xuất khẩu gạo vẫn chủ yếu hƣớng tới các thị trƣờng châu á và châu Phi, đồng thời khai thác thị trƣờng Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

b. Mặt hàng cà phê

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trƣờng xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thƣơng mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam đƣợc sản xuất, chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nƣớc và nƣớc ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lƣợng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trƣờng thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của ngƣời trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trƣờng quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nƣớc.

Tập trung đẩy mạnh thâm canh, áp dụng công nghệ chế biến có chất lƣợng tốt để đến năm 2015 xuất khẩu đạt 2958 triệu USD và tăng trƣởng bình quân 4,3%/năm (mỗi năm xuất khẩu bình quân 900 nghìn tấn, với mức giá bình quân 850 USD/tấn). Giữ vững ổn định diện tích trồng cà phê ở khoảng 500 ngàn ha (thấp hơn hiện nay khoảng trên 3000 ha), với tỷ lệ diện tích “1 Abrica, 4 Robusta” vì đây là mặt hàng khó mở rộng diện tích để tăng khả năng xuất khẩu. Cần phải tập trung đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê đã có, loại bỏ những diện tích cà phê Robusta kém hiệu quả, nằm ngoài quy hoạch, trên những vùng

đất có điều kiện tự nhiên sinh thái không phù hợp, thiếu nƣớc, khó thâm canh. Cho đến nay, cà phê của ta đã có mặt trên 50 nƣớc.

c. Mặt hàng chè

Ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000 ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nƣớc. Mở rộng diện tích trồng chè ở các vùng có điều kiện, ƣu tiên phát triển chè ở vùng trung du, miền núi phía bắc đạt năng suất cao ổn định ở mức 104.000 ha. Hình thành các vùng sản xuất chè với quy mô lớn, thâm canh để đạt năng suất, chất lƣợng cao, gắn với cơ sở chế biến chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Cải tạo và thay thế toàn bộ giống chè cũ năng suất thấp bằng các loại giống chè mới cho năng suất và chất lƣợng cao, sản xuất với quy trình công nghệ sạch. Đầu tƣ khuyến khích trồng các loại giống tốt có hƣơng vị đặc chủng mới nhƣ giống lai LDP1, LDP2, Tô Hiệu, 1A.v.v..

Mục tiêu vẫn là giữ vững thị trƣờng hiện có và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu mới. Hƣớng thị trƣờng xuất khẩu mục tiêu trong giai đoạn tới là các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức và các nƣớc châu á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore và các nƣớc Trung Đông. Tiếp tục mở rộng thị trƣờng Trung Cận Đông (20-25 ngàn tấn/năm), thị trƣờng châu Âu (10-15 ngàn tấn/năm), thị trƣờng châu Á (10-15 ngàn tấn/năm), thị trƣờng châu Mỹ-châu Phi (5-8 ngàn tấn/năm).

d. Mặt hàng cao su

Xét theo triển vọng cung cầu cao su tự nhiên thế giới, trong giai đoạn 2010- 2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lƣợng nên dự báo tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%/năm, đƣa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 3.020 triệu USD vào năm 2015.

Trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, cấu trúc thị trƣờng sẽ có sự thay đổi theo đặc điểm phát triển và tính chất tăng trƣởng, do đó để phát triển xuất khẩu, ngành cao su Việt nam cần phải tái cấu trúc lại các sản phẩm và thị trƣờng. Đây là giải pháp căn bản để đối phó với thị trƣờng của một ngành cao su thực tế đã hội nhập quốc tế nhiều năm qua.

Để tạo ra cơ cấu mới phù hợp với cấu trúc toàn diện thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, thị trƣờng theo cơ cấu mặt hàng và thị trƣờng theo nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc. Xu hƣớng tái cấu trúc phát triển thị trƣờng phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến. 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98)