Dự báo thƣơng mại một số mặt hàng nông sản trên thế giớ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

3.1.1 Dự báo thƣơng mại một số mặt hàng nông sản trên thế giớ

3.1.1.1 Mặt hàng gạo

Dự báo giao dịch gạo toàn cầu đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 2,2%/năm trong giai đoạn 2010-2015 và đạt 32 triệu tấn vào năm 2015. Thị trƣờng nhập khẩu gạo chủ yếu vẫn là các nƣớc châu Á, chiếm tới 46% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2015. Tiếp đến là khu vực Trung Đông, lƣợng gạo nhập khẩu dự báo tăng khoảng gần 2%/năm và đạt 5,4 tiệu tấn vào năm 2010. Tình hình nhập khẩu gạo vào khu vực châu Phi cũng sẽ tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu cao của các nƣớc Coted’ Ivoire, Madagascar, Nigeria và Senegal. Dự báo nhập khẩu gạo vào các nƣớc Mỹ Lating và Caribê hầu nhƣ không thay đổi do nhu cầu nhập khẩu của Braxin giảm, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Mêhicô, Haiti và Colômbia tăng lên [14].

3.1.1.2 Mặt hàng cà phê

Năm 2015, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo đạt 5,5 triệu tấn (92 triệu bao). Các nƣớc Latin America và Caribbean sẽ vẫn là những nƣớc dẫn đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới, đạt 2,9 triệu tấn (48 triệu bao) năm 2015.Xuất khẩu cà phê của các nƣớc châu Phi sẽ tăng lên ở tỷ lệ 1,6%/năm, đạt 1,0 triệu tấn (17 triệu bao) vào năm 2015, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới. Các nƣớc châu Á, xuất khẩu cà phê dự báo tăng lên tới 2 triệu tấn (33 triệu bao) vào năm 2015, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới. Xuất khẩu cà phê của các nƣớc khu vực Oceania dự báo tăng lên 7,3%, đạt 150.000 ngàn tấn năm 2015, chiếm 3,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới [30].

- Trong giai đoạn 2010-2015, dự báo nhập khẩu cà phê toàn cầu sẽ đạt tốc độ bình quân 0,2%/năm, đạt 5,5 triệu tấn (92 triệu bao) năm 2015. Các nƣớc phát triển vẫn là khu vực nhập khẩu cà phê chủ yếu, dự báo đạt gần 5,7 triệu tấn (95 triệu bao), chiếm 92% tổng lƣợng nhập khẩu trên thế giới. Trong đó nhập khẩu cà phê của khu vực Bắc Mỹ sẽ giảm nhẹ, chỉ đạt 1,54 triệu tấn (26 triệu bao) và nhập khẩu vào châu Âu cũng giảm xuống còn 2,96 triệu tấn (49 triệu bao) vào năm 2010. Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản dự báo tăng lên 1,6%/năm, đạt 460 ngàn tấn (7,7 triệu bao). Dự báo nhập khẩu cà phê chế biến sâu sẽ có xu hƣớng tăng lên cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến và bảo quản cà phê trong những năm tới. Phƣơng pháp sấy khô bằng làm lạnh trong sản xuất cà phê hòa tan sẽ đƣợc sử dụng rộng rãi hơn để đảm bảo chất lƣợng cà phê hòa tan.

3.1.1.3 Mặt hàng chè

Xuất khẩu chè đen toàn cầu dự báo đạt 1,24 triệu tấn năm 2015, phản ánh tỷ lệ tăng xuất khẩu bình quân 1,12%/năm so với 1 triệu tấn chè năm 2000. Phần lớn tỷ lệ tăng này từ các nƣớc xuất khẩu chè ở châu Phi, nơi có sản lƣợng sản xuất tiếp tục tăng lên trong khi mức tiêu thụ trong nƣớc vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Xuất khẩu chè của Kenya sẽ tăng lên 1,6%/năm, từ 208.200 tấn năm 2000 đến 275.000 tấn năm 2010, chiếm 32% lƣợng chè xuất khẩu thế giới. Phần lớn các nƣớc xuất khẩu chè ở châu á dự báo sẽ giảm xuống một chút do sự tăng trƣởng thu nhập cùng với sự tăng trƣởng dân số sẽ khuyến khích tiêu thụ trong nƣớc. Xuất khẩu chè của ấn Độ và Inđônêxia sẽ giảm xuống 2,4%, đạt 150.890 tấn và 1,1%, đạt 87.000 tấn một cách tƣơng ứng. Ngƣợc lại, xuất khẩu chè của Sri Lanka sẽ tăng lên từ 281.000 tấn năm 2000 đến 293.400 tấn năm 2015 với tỷ lệ tăng trƣởng 0,4%/năm. Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự báo có xu hƣớng tăng lên phù hợp với xu hƣớng sản xuất. Xuất khẩu chè xanh toàn cầu sẽ tăng lên 2,8%/năm từ 186.800 tấn năm 2000 đến 254.000 tấn năm 2015. Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là nƣớc xuất khẩu chè xanh hàng đầu thế giới, đạt 210.000 tấn năm 2015 với tỷ lệ tăng trƣởng là 2,7%/năm. Xuất khẩu chè xanh từ Inđônêxia và

Việt nam sẽ tăng lên 3,8%/năm, đạt 12.000 tấn và 2,5%/năm, đạt 25.000 tấn năm 2015. Nhật Bản sẽ tiêu thụ phần lớn lƣợng chè sản xuất trong nƣớc.

Dự báo năm 2015, nhập khẩu chè đen sẽ đạt 1,15 triệu tấn, phản ánh một sự tăng trƣởng bình quân 0,6%, từ 1,08 triệu tấn năm 2000. Nhập khẩu chè đen của các nƣớc thuộc Liên bang Xô viết cũ sẽ tăng lên 3%/năm, đạt 315.200 tấn năm 2015. Pakistan sẽ tăng nhập khẩu chè lên 2,9%, đạt 150.000 tấn năm 2015. Nhập khẩu chè đen của Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ tăng lên 1,4%/năm và 1,8%/năm, đạt 94.300 tấn và 22.000 tấn năm 2015. Ngƣợc lại, nhập khẩu chè đen của Anh sẽ giảm xuống, đạt 125.500 tấn. Các nƣớc nhập khẩu trên chiếm khoảng 60% lƣợng chè đen nhập khẩu trên thế giới. Dự báo nhập khẩu chè xanh của Morocco-nƣớc nhập khẩu chè xanh lớn nhất thế giới sẽ tăng lên 4,5%/năm, đạt 57.100 tấn năm 2015.

3.1.1.4 Mặt hàng cao su tự nhiên

Dự báo xuất khẩu cao su tự nhiên toàn cầu trong giai đoạn 2010-2015 sẽ tăng 1,3%/năm, đạt 5,9 triệu tấn năm 2015. Xuất khẩu cao su của Inđônêsia dự báo sẽ tăng 2,1%, đạt 1,9 triệu tấn, của Việt Nam sẽ đạt mức tăng 8,1%/năm, đạt 0,5 triệu tấn/năm vào năm 2015. Xuất khẩu của Thái Lan ít thay đổi so với hiện tại do sản lƣợng tăng chậm trong khi nhu cầu nội địa tăng, nhƣng Thái Lan vẫn là nƣớc xuất khẩu cao su chủ yếu với lƣợng xuất khẩu 2,63 triệu tấn trong năm 2015. Trong khi đó, xuất khẩu của Malaysia giảm khoảng 9%/năm, chỉ còn 0,12 triệu tấn năm 2010. Xuất khẩu cao su của Sri Lanka năm 2015 dƣờng nhƣ không còn nữa do sự giảm xuống trong sản xuất và sự tăng lên trong tiêu thụ ở trong nƣớc. Xuất khẩu cao su của các nƣớc châu Phi và Mỹ Latinh dự báo sẽ tiếp tục tăng lên, nhƣng chiếm thị phần nhỏ bé trên thế giới, đạt 0,38 và 0,03 triệu tấn năm 2015.

Trong giai đoạn 2010-2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lƣợng nên dự báo tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 10,5%/năm, đƣa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 3.020 triệu USD vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)