Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

1.2.1. Tác động tích cực

a. Thúc đẩy quá trình cải cách và cấu trúc lại nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn

Việc cam kết thực hiện các Hiệp định thƣơng mại yêu cầu Việt nam phải thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế trong nƣớc trong đó có điều chỉnh chính sách thƣơng mại theo hƣớng tự do hóa trong nông nghiệp. Quá trình điều chỉnh đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo xu hƣớng khai thác tối ƣu tiềm năng và thế mạnh của

nền nông nghiệp Việt nam. Để có thể giành đƣợc thắng lợi trên thị trƣờng trong điều kiện tự do hóa thƣơng mại, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp buộc phải chủ động đầu tƣ cả về tài chính, lao động và công nghệ vào phát triển những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Thông qua đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn đƣợc cấu trúc lại theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, phát huy đƣợc tiềm năng và thế mạnh để sản xuất kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả hơn. Quá trình điều chỉnh này đang đƣợc tiến hành từng bƣớc cho phù hợp với điều kiện của Việt nam trong lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế.

b. Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản

Việc thực hiện Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thƣơng mại tự do Việt nam - Hoa kỳ (BTA) và Hiệp định thƣơng mại tự do Việt nam – Trung Quốc (ACFTA) sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản Việt nam tiếp cận đƣợc các thị trƣờng này (ASEAN: 536 triệu dân; Hoa Kỳ: 300 triệu dân và Trung Quốc: 1,3 tỷ dân). Trong khi đó, Hoa Kỳ là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất trên thế giới (38 tỷ USD/năm) với tỷ lệ thuế nhập khẩu đối với hàng Việt Nam thấp hơn nhiều so với trƣớc khi hiệp định đƣợc ký kết (mức thuế trung bình khoảng 3% so với mức thuế trƣớc hiệp định là 40-50%)[68]. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ tận dụng đƣợc ƣu đãi mà các nƣớc thành viên khác dành cho nhƣ quy chế tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện, thuế nhập khẩu vào các nƣớc thành viên sẽ giảm đáng kể và đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan phổ cập (GSP) vì là nƣớc đang phát triển. Hơn nữa, nếu nhƣ các vòng đàm phán sau Doha thành công, ảnh hƣởng của nó đến việc mở rộng thị trƣờng hàng nông sản sẽ lớn hơn. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu, mở rộng hạn ngạch thuế quan, giảm dần thuế lũy tiến đối với hàng nông sản chế biến và xóa bỏ các rào cản phi thuế khác từ các nƣớc thành viên sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản của các nƣớc đang phát triển mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc thành viên, đặc biệt là thị trƣờng các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, hàng nông sản Việt nam có thể cạnh tranh

đƣợc trên thị trƣờng quốc tế hay không còn phụ thuộc vào chất lƣợng, giá cả và chiến lƣợc marketing.

c. Thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản

Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, bƣớc đầu tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thêm nhiều việc làm mới, nâng cao đời sống nông dân. Trong giai đoạn 1998 - 2008, tổng số dự án FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp chỉ là 976 dự án, với tổng số vốn là 4,7 tỷ USD, chiếm 3,3% tổng số dự án FDI của cả nƣớc. Trong đó, trồng trọt và chế biến nông sản chiếm 37% số vốn đăng ký và 51% số vốn thực hiện. Phần lớn các dự án này tập trung tại các tỉnh phía nam nhƣ: Bình Dƣơng, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Ðồng, chiếm đến hơn 70% số dự án. Tuy nhiên các dự án này đều có quy mô nhỏ, gắn với nguồn nguyên liệu địa phƣơng, trừ một số dự án sản xuất mía đƣờng, thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô hàng chục triệu USD.

Ðến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án còn hiệu lực đầu tƣ vào lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp tại Việt Nam. Nhƣng các đối tác nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ còn thiếu tính đa dạng, trong đó nhiều quốc gia mạnh về nông nghiệp nhƣ Mỹ, Canada, Australia vẫn chƣa có dự án đầu tƣ tại Việt Nam.

Sở dĩ ngành nông nghiệp không hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, một mặt, là do các dự án đầu tƣ vào ngành nông nghiệp thƣờng nhỏ, vốn ít, mặt khác mức độ rủi ro của các dự án nông nghiệp thƣờng cao, tỷ lệ thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, với việc chuyển giao các công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý tốt, các dự án FDI trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Việc Chính phủ cam kết tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tƣ, tích cực chống đặc quyền, đặc lợi, chống tham nhũng trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản

sẽ tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ mở cửa và năng động hơn để hấp dẫn các đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và hƣớng về xuất khẩu.

d. Tiếp nhận chuyển giao, phát triển khoa học và công nghệ

Hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghệ và xây dựng năng lực là nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực của WTO dƣới nhiều hình thức khác nhau. Khi gia nhập WTO, cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển là thành viên khác, Việt Nam có cơ hội đƣợc tham gia nhiều hơn các chƣơng trình hợp tác về khoa học công nghệ cũng nhƣ đƣợc tăng thêm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực khoa học công nghệ để khai thác tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp. Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều nguồn công nghệ mới, học hỏi nhiều kỹ năng quản lý tiên tiến qua trao đổi chuyên gia, tham dự các khóa đào tạo, hội thảo góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Hơn nữa, với môi trƣờng đầu tƣ ngày càng thông thoáng, dòng vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự chuyển giao một số lƣợng lớn hơn kỹ thuật, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào Việt Nam. Đó là những biện pháp tốt nhất để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nông nghiệp với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao.

e. Tạo sức ép nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh

Quá trình hội nhập KTQT yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trƣờng hàng nông sản nhiều hơn, chính sách thƣơng mại quốc tế hàng nông sản phải minh bạch và bình đẳng hơn để doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng đƣợc quốc tế hóa. Các chính sách trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO cũng dần phải loại bỏ. Nhƣ vậy các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Nhà nƣớc không còn trông chờ và ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đƣợc nữa. Doanh nghiệp muốn trụ vững và phát

triển đƣợc hay không chủ yếu phụ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp và công tác xúc tiến thƣơng mại ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)