Qua đó, ta có thể nhận thấy chức năng quan trọng của thương hiệu đối với DN thể hiện trên các điểm chủ yếu sau:
Nhận biết và phân biệt thương hiệu
Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu, khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho NTD mà còn cho cả DN trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông qua đó, NTD và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của DN này so với DN khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của DN.
Thông tin và chỉ dẫn
tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng … cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu. Nói chung thông tin mà thương hiệu mang đến luôn rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể nhận biết, phân biệt nhằm tạo ra sự thành công cho một thương hiệu.
Tạo sự cảm nhận và tin cậy
Chức năng này là sự cảm nhận của NTD về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại. Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí NTD. Sự cảm nhận của NTD không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của NTD.
Chức năng kinh tế
Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của DN. Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau. Lợi nhuận và tiềm năng mà DN có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu.
Tăng doanh số bán hàng.
Thắt chặt sự trung thành của khách hàng.
Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho DN.
Mở rộng và duy trì thị trường.
Tăng cường thu hút lao động và việc làm.
Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa.
Tăng giá trị sản phẩm do NTD trả tiền mua uy tín của sản phẩm.
Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tới tăng trưởng cho kinh tế nói chung.
Thương hiệu mang lại những lợi ích cho DN: Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa; tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn ((nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng).
Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho DN trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào DN và cổ phiếu của DN. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho DN trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và DN.
Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của DN: thương hiệu là tài sản củaDN, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà DN tạo
dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của DN.