Đánh giá hoạt động phát triển thương hiệu của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu NHÀ AN TOÀN của Công ty cổ phần Nhà an toàn Từ kinh nghiệm quốc tế tới nhu cầu thị trường Việt Nam (Trang 60)

2.2.2.1. Các kết quả đạt được

Nhìn chung, các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu Nhà An Toàn đều mang lại những hiệu quả nhất định. Công ty hiện đã có hơn 200 đại lý trên cả nước, thi công hơn 1000 công trình lớn nhỏ, là địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng.

Trang web nhaantoan.com ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều người với lượt truy cập tính trung bình hàng ngày có khoảng 75 lượt khách. Nắm bắt được điều này, Công ty luôn cố gắng nỗ lực để trang web hoàn thiện mỗi ngày, bắt mắt, dễ tìm kiếm thông tin và đặc biệt là cập nhật thông tin về các sản phẩm khuyến mại, mức giá các sản phẩm và các chương trình hoạt động của Công ty.

Không chỉ quảng bá hình ảnh Nhà An Toàn trên các phương tiện thông tin trong nước mà Công ty cũng đầu tư để thương hiệu Nhà An Toàn có thể xuất hiện trên các trang web uy tín nước ngoài và với việc % chi phí dành cho việc quảng bá thương hiệu ngày một nhiều lên, chứng tỏ Công ty thấy được tầm quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh.

2.2.2.2. Các mặt hạn chế

Dù có khá nhiều hoạt động đáng kể trong việc phát triển thương hiệu và tuy đạt được một số thành tựu, nhưng trong quá trình này, Công ty cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, chưa có phòng chuyên biệt về các hoạt động phát triển thương hiệu mà chúng được thiết kế và thực hiện bởi toàn bộ các bộ phận. Ví dụ, thông thường ở trong các Công ty nước ngoài thì bộ phận thiết kế web được nằm trong

P. Marketting, chuyên thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh của Công ty do tính thống nhất trong các hoạt động sẽ cao hơn.

Thứ hai, giá các mặt hàng được Công ty niêm yết bằng đồng usd, ưu điểm của việc niêm yết này là nhạy bén khi tỷ giá thay đổi và cũng thích hợp cho người tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, trong tình cảnh VND đang dần bị mất giá và việc các DN thi nhau niêm yết bằng đồng usd không được số đông dư luận ủng hộ. Hơn nữa, sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng khi họ phải nắm được tỷ giá một cách thường xuyên.

Thứ ba, mặc dù có hơn 200 đại lý trên khắp cả nước, tuy nhiên, những đại lý này đều mang những tên riêng và Công ty thực chất chỉ như một địa chỉ cung cấp hàng cho các đại lý này, nếu chỉ thông qua đại lý, người tiêu dùng sẽ không thể biết đến thương hiệu Nhà An Toàn.

Thứ tư, dành khoảng 5 – 10% chi phí cho việc phát triển thương hiệu, tuy nhiên, theo các chuyên gia tính toán thì một thương hiệu lớn thường dành khoảng 20 – 30% chi phí cho hoạt động này. Do tính đặc thù của các DN kinh doanh dịch vụ, bán các dịch vụ khai thác được từ sản phẩm nên thương hiệu đối với các DN này lại càng trở nên cần thiết. Hơn nữa, theo kết quả điều tra của Interbrand, ở Việt Nam, 90% hành vi tiêu dùng của khách hàng Việt nam được quyết định thông qua việc nhận diện thương hiệu. Đây lại là điều trở nên khó khăn hơn khi ngày càng có nhiều DN tham gia vào thị trường béo bở này và cung cấp các DV giống nhau.

Thứ năm, trong suốt 10 năm hoạt động chưa có một hoạt động nào vì môi trường nào mang đậm dấu ấn của NHÀ AN TOÀN. Đây là điểm DN cần lưu ý

động liên quan đến môi trường của DN, vừa có thể quảng bá thương hiệu NHÀ AN TOÀN, vừa để lại dấu ấn đẹp trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời cũng chưa có hoạt động tài trợ nào của Công ty liên quan đến vấn đề xã hội.

Thứ sáu, việc niêm yết giá hàng hoá bằng usd là cần thiết trong thời gian hiện nay do tỷ giá giữa vnd và đồng usd lên xuống thất thường. Tuy nhiên, việc không chuyển đổi giá bán sang vnd vừa khiến khách hàng là người ít quan tâm đến tỷ giá không hài lòng mà còn không thực sự phù hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích khách hàng thanh toán bằng vnd để tránh đồng tiền nội tệ bị mất giá.

2.2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Thứ nhất, nguồn vốn của Công ty còn hạn hẹp kéo theo đó là chi phí dành cho việc quảng bá thương hiệu chiếm phần trăm đáng kể trong tổng chi phí của Công ty. Nhưng nếu tính bằng giá trị tiền mặt cụ thể thì đây lại là đây vẫn là số tiền nhỏ. Ví dụ, năm 2009, tổng chi phí của DN là 1.464.325 vnd, như vậy chi phí dành cho hoạt động quảng bá thương hiệu là ≈ 89.804.000 vnd. Trong đó, chi phí quảng cáo trên niên giám Trang Vàng Việt Nam năm 2010 đã là 24.000.000, còn lại là cho các hoạt động khác.

Thứ hai, khả năng tổ chức quản lý còn chưa thực sự hiệu quả. Thực chất nguyên nhân này cũng được xuất phát từ việc nguồn vốn hoạt động của Công ty còn eo hẹp nên hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng thường được thực hiện bởi chính giám đốc Công ty. Điểm lợi thế là tạo ra sự gần gũi giữa Giám đốc Công ty với khách hàng, nhưng một mặt nào đó lại thể hiện sự chưa thực sự chuyên nghiệp do Giám đốc thông thường chỉ là người quản lý chung các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thứ ba, tuy đã thực hiện khá nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu nhưng nói chung, các hoạt động này còn khá đơn điệu, và quan trọng là đều giống với các hoạt động của các DN kinh doanh hệ thống an ninh, an toàn khác. Ví dụ, những thương hiệu được đánh giá là có vị thế trên thị trường Việt Nam thì đều tạo ra cho DN mình những dấu ấn mà không thể lẫn với các DN khác. Topcare thì có ngày 26 hàng tháng là ngày “bán hàng không lợi nhuận” kèm theo bốc thăm trúng thưởng; Fivimart có ngày 28 hàng tháng là ngày bán hàng giá gốc kèm quà tặng cho khách hàng may mắn; Trần Anh đưa ra chiêu thức dịch vụ có một không hai: Sử dụng thử sản phẩm trong vòng một tuần để đánh giá độ hài lòng của khách hàng…

Những chiêu thức này thực ra không mới nhưng được các DN cải biến để phù hợp với thị trường Việt Nam, không ai điều tra xem rằng có phải DN không có lợi nhuận thật hay không hay đây chỉ là một chiêu thức marketing, nhưng thực tế là những ngày này doanh thu của DN tăng lên đột biến và mỗi khi người tiêu dùng nhắc đến tên của DN, họ sẽ nghĩ ngay đến những điểm đặc biệt này mà không phải DN nào cũng có được. Đây là một điều mà Công ty nên học hỏi để đưa ra các chiêu thức mới hấp dẫn khách hàng hơn.

Thứ tư, xuất phát từ môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn, tình trạng xuất hiện hàng giả, hàng nhái mang nhãn nhiệu Melody đã được bấy bán trên thị trường, vừa gây khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý, vừa gây khó khăn cho DN trong việc kiểm soát chất lượng của mặt hàng này.

trường có thể lãnh đạo thị trường vừa tạo ra cơ hội cho Công ty, vừa gây khó khăn khi phải tự tìm tòi các biện pháp để phát triển thương hiệu hiệu quả.

Nhìn chung, với những nỗ lực của mình, thương hiệu NHÀ AN TOÀN đang dần có một chỗ đứng nhất định trên thị trường với những chiêu thức phát triên triển thương hiệu hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình này, công ty cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Công ty cần phải làm gì để có thể khắc phục được những vấn đề trên và các cách thức mới mà Công ty có thể áp dụng để phát triển rộng khắp thương hiệu NHÀ AN TOÀN là gì? Điều này sẽ được giải đáp ở trong chương thứ III.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHÀ AN TOÀN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu NHÀ AN TOÀN của Công ty cổ phần Nhà an toàn Từ kinh nghiệm quốc tế tới nhu cầu thị trường Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w