Phòng trong giai đoạn hiện nay
Quản lí tài chính trong giáo dục đào tạo nói chung, và quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo nói riêng luôn luôn là lĩnh vực được lãnh đạo ngành đặc biệt quan tâm. Nói theo đồng chí Giám đốc Sở , thì nó là một trong
ba nội dung quan trọng cần "quản", đó là: "quản người, quản việc, và quản tiền". Quản tiền ở đây là quản lí các nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo thành phố, thực hiện vai trò quản lí tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhằm thực hiện các mục tiêu lớn: phổ cập bậc trung học và nghề; đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho thành phố; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục; xây dựng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật trường học; mở rộng các hệ thống trường bán công, dân lập, tư thục; sắp xếp mạng lưới trường chuyên nghiệp; hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng... Tất cả các mục tiêu đó có được thực hiện hay không và kết quả như thế nào, đều phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách chi thường xuyên cho ngành giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học của thành phố đều tăng lên trong những năm gần đây. Trong thực tế phần tăng chủ yếu (từ nguồn ngân sách nhà nước địa phương) là cho lương và phụ cấp lương cán bộ, giáo viên trong ngành, do mức lương tối thiểu nhà nước qui định tăng lên, cũng như việc tăng cơ học của số biên chế ăn lương được tuyển vào ngành. Thậm chí lương và chế độ cho người lao động có thể tăng trong khi ngân sách còn chưa có nguồn để trang trải, do đó làm hẹp phần kinh phí chi cho các nhu cầu hành chính, chuyên môn. Trong nhiều trường hợp như hiện nay, các trường phải trích trong 40% học phí để lại để cân đối vào lương:
Bảng 2.6. Kinh phí chi thƣờng xuyên cho giáo dục 2002-2003 Đơn vị tính: triệu đồng
Tỷ trọng các nguồn kinh phí theo năm
2002 2003 Tổng số tiền được cấp tỷ lệ % trên tổng số % chi con người Tổng số tiền được cấp tỷ lệ % trên tổng số % chi con người Tổng số 333.409 100 435.443 100 Ngân sách trung 4.600 1,38 0,0 6.640 1,52 0,0
ương
Ngân sách thành phố 250.151 75,03 80,0 320.468 73,60 84,0
Viện trợ, tài trợ 2.382 0,71 7,9 3.398 0,78 3,6
Nhân dân đóng góp 76.276 22,88 22,7 104.937 24,10 28,7
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Báo cáo quyết toán năm )
Qua phân tích số liệu trên bảng cho thấy mặc dù kinh phí ngân sách địa phương, và nguồn thu do nhân dân đóng góp năm 2003 có tăng lên so với năm 2002, nhưng tỷ lệ chi con người tính trên từng nguồn kinh phí cũng tăng lên (từ 80,0% và 22,7% năm 2002 tăng lên đến 84,0% và 28,7% năm 2003). Chính vì vậy phần kinh phí giành cho chi thường xuyên, chi chuyên môn nghiệp vụ, và chi mua sắm, sửa chữa lớn có xu hướng giảm tương đối. Trong giáo dục đào tạo, đây lại là phần kinh phí hết sức quan trọng, quyết định đến việc tăng đầu tư cho giáo dục (thực tế các khoản giành cho chi lương và chi con người là ổn định và có tính bắt buộc đối với mọi ngành). Về tỷ lệ chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước trong tổng chi tiêu của địa phương, Hải Phòng có mức chi thấp so với các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đặc biệt về tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung (các thành phố trên tỷ lệ chi từ 13 -18%, trong khi Hải Phòng mới đạt tỷ lệ 8%).
Về cơ chế vay vốn ngân hàng của các trường phục vụ cho nhu cầu đầu tư xây mới của các trường, ở các địa phương trên cũng có nhiều thuận lợi (tỷ lệ vốn đối ứng của nhà trường được nhà nước cho phép thu là 50/50. Hải Phòng chưa thực hiện được cơ chế này)
Bảng 2.7. So sánh ngân sách chi cho giáo dục trên đầu dân giữa Hải Phòng với một số địa phƣơng khác
Tỉnh, thành phố Năm 1991 (đ/đầu dân) Năm 1993 (đ/đầu dân) Năm 1998 (đ/đầu dân) TL % chi năm 1998 trong GDP
Hà Nội 15.977 49.275 197.120 2,1 Tp. Hồ Chí Minh 17.204 46.622 139.121 1,1 Đà Nẵng 10.858 33.103 125.332 2,3 Hải Phòng 9.687 31.120 107.557 2,2 Thái Bình 9.658 24.236 89.057 3,0 Quảng Ninh 13.415 34.290 121.910 2,8
( Nguồn: Trung tâm KHXH & NVQG- Báo cáo phát triển con người Việt nam 2001- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001)
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng được thành lập mới theo quyết định số 113/QĐ-TCCQ ngày 15 tháng 01 năm 1991, trên cơ sở sáp nhập Ban Giáo dục chuyên nghiệp và Sở Giáo dục. Trong điều 1 của quyết định ghi rõ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng "chịu sự chỉ đạo và quản lí về tổ chức, biên chế của Uỷ ban nhân dân thành phố; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở là đơn vị dự toán cấp I, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước Hải Phòng và được sử dụng con dấu riêng."
Về tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng gồm: - Lãnh đạo, gồm giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng giáo dục mầm non; Phòng giáo dục phổ thông; Phòng giáo dục chuyên nghiệp; Phòng giáo dục bổ túc; Phòng giáo dục và rèn luyện thể chất; Phòng tổ chức - đào tạo; Phòng Kế hoạch, tài vụ và cơ sở vật chất trường học; Thanh tra Sở; Phòng Hành chính - tổng hợp. - Biên chế quản lí nhà nước của Sở năm 1991 tạm giao là 60 người. Hiện nay Sở Giáo dục Hải Phòng vẫn giữ nguyên 9 phòng ban, tuy tên gọi và chức năng có sự thay đổi. Về biên chế là 71 người, chưa kể 7 người lương hợp đồng.
Tổ chức bộ máy quản lí và làm công tác Kế hoạch - tài chính kế toán -
Cơ sở vật chất tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng hiện nay ( sơ đồ 2.1 ):
Từ năm 1994 đến hết năm 2002, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng thực hiện quản lí ngân sách toàn ngành theo qui trình cấp phát, thanh quyết toán
ngân sách thống nhất từ khâu thống kê, lập kế hoạch ngân sách chung cả năm; phân bổ kinh phí cho các đơn vị theo tháng, quí trên cơ sở bù đắp chi phí con người, và đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên cho đơn vị; tổng hợp kinh phí toàn ngành, báo cáo quyết toán với Sở Tài chính và cơ quan cấp trên.
Giám đốc - Chủ tài khoản (Phó giám đốc phụ trách)
Trưởng phòng KHTV.CSVC
Công tác thống kê, kế
hoạch ngân sách
Bộ máy tài chính- kế toán (cấp phát, thanh quyết toán) )
CSVC nhà trường; trang thiết bịdạy học Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục Các Phòng Giáo dục - Đào tạo Các trường PTTH công lập, bán công Văn phòng cơ quan Sở Giáo dục Khối MN, TH, THCS, GDTX quận, huyện
Về phân cấp quản lí, theo sơ đồ trên, Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị dự toán cấp I, trực tiếp nhận hạn mức kinh phí ngân sách Trung ương (cấp uỷ quyền), và ngân sách địa phương cấp qua Sở Tài chính thành phố dưới hình thức Thông báo hạn mức kinh phí được duyệt theo từng chương, loại - khoản -hạng của ngành giáo dục, và mục lục chi ngân sách đã được qui định chung.
Trên cơ sở hạn mức kinh phí của Sở Tài chính cấp (theo từng loại - khoản - hạng), Sở Giáo dục thực hiện phân phối cho các đơn vị cấp dưới, và giữ lại một phần, hay toàn bộ cho các nhu cầu chi chung của ngành.
Tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị dự toán cấp II. Đây cũng là các đơn vị quản lí nhà nước về giáo dục của thành phố ở cấp quận, huyện. Các trường mầm non, tiểu học, và giáo dục phổ thông gồm các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (gọi chung là các đơn vị sự nghiệp trong giáo dục) là đơn vị dự toán cấp III, trực tiếp thụ hưởng ngân sách giáo dục cấp từ cấp trên để chi cho các nội dung giảng dạy, học tập.
Riêng trường phổ thông trung học và các đơn vị trực thuộc nhận kinh phí cấp trực tiếp từ Sở, không qua Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện.
Thông báo hạn mức kinh phí được duyệt của Sở Tài chính được cấp qua cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở nhu cầu chi chuyên môn toàn ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo để lại một phần kinh phí trên Sở; phần còn lại cấp cho phòng giáo dục các quận huyện; trung tâm giáo dục thường xuyên theo định mức. Như vậy, công tác quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng trong giai đoạn 1994-2002 đối với ngân sách cấp chi thường xuyên phân ra 2 nội dung chính (theo nguồn kinh phí cần quản lí):
* Quản lí kinh phí ngân sách cấp và chi tại Sở Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
- Kinh phí chi sự nghiệp giáo dục tại cơ quan Sở Giáo dục (loại 14-05)
* Kinh phí cấp phát cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông trung học, và đơn vị trực thuộc (các đơn vị dự toán cấp dưới):
Đây là các khoản kinh phí mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cấp phát trực tiếp và toàn bộ cho các đơn vị, không để lại trên Sở, dưới hình thức
Thông báo hạn mức kinh phí tháng (quí), gồm các loại sau:
- Cấp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện để phân phối lại cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, và các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện (không qua Phòng Tài chính các quận, huyện).
- Cấp trực tiếp cho các trường phổ thông trung học, các trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề trong thành phố, và các đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng còn nhận được kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia (cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính) để chi cho các mục tiêu ưu tiên như: phổ cập giáo dục; trường nội trú huyện đảo, chi chương trình giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất sư phạm, chi xây dựng sửa chữa các trường phổ thông,...( các loại - khoản - hạng: 14-15, 14-16, 14- 19, 14-25, 14-26...). Các chương trình này, kinh phí được cấp trực tiếp về Sở và được chi tại Sở Giáo dục, hoặc chuyển cho đơn vị chi hộ theo từng nội dung.
Về phân bổ kinh phí trong giai đoạn trước 2002: trên cơ sở Thông báo dự toán ngân sách năm của ngành được duyệt, Sở Giáo dục sẽ căn cứ cụ thể tình hình biên chế ăn lương, số học sinh bình quân; tiền bảo hiểm theo tỷ lệ và các nhu cầu chi của từng quận huyện, các trường và đơn vị trực thuộc; dự phòng chi để phân bổ dự toán chi tiết.
Trong ngân sách chung của sự nghiệp giáo dục đào tạo thành phố, ngân sách để lại chi tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ chính trị lớn. Nó được sử dụng để chi: bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học toàn ngành; chương trình phổ cập giáo dục các cấp; thay sách giáo khoa mới; các chương trình phòng chống ma tuý, HIV, AIDS,... Ngân sách chi thường xuyên để lại chi tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có xu hướng tăng lên:
Bảng 2.8. Tổng hợp ngân sách chi thƣờng xuyên các năm 2001-2003 để lại chi tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
Đơn vị: triệu đồng
Số TT
Tên loại - khoản
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
TW ĐP TW ĐF TW ĐP 1 13-02 72 1.419 0 1.535 0 2.204 2 14-05 0 9.043 0 17.746 0 15.866 3 13-11 0 20 0 40 0 30 4 14-14 0 0 800 0 800 0 5 14-15 3.000 0 2.000 0 1.000 0 6 14-16 500 0 800 0 800 0 7 14-19 1.000 0 1.000 0 800 0 8 14-25 0 0 0 0 3.240 0 9 14-26 0 0 0 0 500 0 10 15-18 0 30 0 20 0 20 11 15-20 0 100 0 130 0 150 Cộng 4.572 10.612 4.600 19.471 7.140 18.270
Trong kinh phí để lại chi tại văn phòng Sở Giáo dục, kinh phí chi sự nghiệp (loại 14-05) và kinh phí chi hành chính cơ quan (loại 13-02) đóng vai trò quan trọng nhất, diễn ra thường xuyên nhất, đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu chi ngân sách cho việc quản lí, điều hành chuyên môn toàn ngành. Như vậy quản lí nguồn kinh phí ngân sách cấp và chi tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng (ngân sách trung ương, và địa phương) thực chất và chủ yếu là quản lí phần kinh phí ngân sách địa phương cấp theo 2 loại - khoản - hạng sau:
1. Loại - khoản - hạng 14-05 : Chi sự nghiệp giáo dục. 2. Loại - khoản - hạng 13-02 : Chi hành chính cơ quan Sở
Bảng 2.9. Chi tiết chi theo mục lục ngân sách các loại- khoản- hạng 14-05; 13-02 tại cơ quan Sở Giáo dục các năm 2001-2003
Đơn vị: nghìn đồng
Mục Nội dung chi của từng mục 2001 2002 2003
100 Tiền lương cơ quan: trong biên chế, hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, lương khác
634.908 603.542 829.159
102 Phụ cấp lương: chức vụ; trách nhiệm; thêm giờ; phụ cấp đặc biệt ngành ...
262.546 262.358 502.018
103 Học bổng học sinh giỏi các cấp 365.400 470.250 450.000 104 Tiền thưởng: Các nội dung theo từng
lĩnh vực khác nhau trong ngành
291.600 517.314 465.773
106 Các khoản đóng góp: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế;kinh phí công đoàn; khác
96.620 92.068 146.542
109 Cấp chung cho các mục 109, 111, 113, 114 để chi những nội dung sau:
mục109- Thanh toán dịch vụ công cộng
mục 111 - Chi thông tin, tuyên truyền mục 113 - Công tác phí cơ quan mục 114 - Chi phí thuê mướn
110 Mua sắm vật tư văn phòng cơ quan 85.079 53.705 74.115 112 Hội nghị phí: chuyên môn, nghiệp vụ... 135.000 191.796 358.865 115 Chi đoàn ra: cán bộ, giáo viên đi công
tác nước ngoài theo quyết định
138.355 90.824 69.392
117 Sửa chữa thường xuyên tài sản phục vụ chuyên môn, duy tu bảo dưỡng ...
77.500 96.317 79.108
118 Sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn, nhà văn phòng cơ quan Sở
200.000 371.824 250.000
119 Chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành: mua sắm; chi các hoạt động chung
2.434.509 2.343.564 2.547.893
134 Chi khác: tiếp khách, các loại phí, khác 105.000 125.029 62.776 145 Mua tài sản cố định chuyên môn 5.003.000 13.365.564 11.525.862
Tổng cộng 10.474.517 19.280.653 18.070.090
( Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Báo cáo quyết toán năm )
Chi ngân sách tăng không những ở phạm vi toàn ngành mà kinh phí để lại Sở cho công tác quản lí, điều hành chung về chuyên môn, nghiệp vụ cũng tăng theo (đặc biệt ở loại - khoản - hạng 14-05 chi nghiệp vụ giáo dục chung).
Nhìn vào bảng chi tiết chi ngân sách tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng các năm 2001 đến 2003 có thể thấy các mục chi nói chung tương đối ổn định ngoại trừ các mục: mục 100, 102 - chi lương, phụ cấp lương; mục 103, 104 - chi thưởng, học bổng; mục 145 - mua sắm tài sản cố định.
Sở dĩ có sự mất ổn định như vậy vì chế độ tiền lương có sự thay đổi, do nhà nước tăng mức lương tối thiểu trong khu vực hành chính sự nghiệp; chi
thưởng, học bổng cũng tăng lên do chất lượng giáo dục mũi nhọn của thành phố có dấu hiệu phát triển tốt: với định mức thưởng, và học bổng cho từng đối tượng như cũ, nhưng số lượng giải thưởng, học bổng của học sinh đã tăng lên. Tuy nhiên có thể đưa ra những đánh giá ngay rằng việc tăng kinh phí ở các nội dung chi cho con người liên quan đến chế độ là có tính bắt buộc. Vì vậy việc cải tiến cơ chế quản lí các nguồn tài chính ở cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, mà cụ thể ở đây là kinh phí ngân sách cấp phải dựa vào các chế độ, chính sách qui định cụ thể và cho phép thực hiện.
Đối với các nội dung chi hành chính cơ quan Sở Giáo dục như chi hội nghị; hội thảo chuyên môn nghiệp vụ; mua sắm, sửa chữa tài sản; chi các hợp đồng thuê mướn; xăng xe, công tác phí, chi tiếp khách... là cần thiết, tuy nhiên chúng ta không dễ gì lượng hoá được một cách chính xác nhu cầu chi cụ thể là bao nhiêu thì đủ, bao nhiêu thì hiệu quả nhất, và như thế nào là bắt đầu lãng phí. Có lẽ sự lãng phí, không hiệu quả còn liên quan đến hoạt động quản lí