Đào tạo ngày càng năng động, hiệu quả nhằm thực hiện tốt các yêu cầu quản lí tài chính trong giai đoạn hiện nay
- Về mặt ý nghĩa: Cơ chế quản lí tài chính không thể vận hành một cách bình thường nếu như không có yếu tố con người, hơn nữa thực tế đã cho thấy, có cơ chế quản lí tốt nhưng con người vận dụng nó không đúng, không phù hợp thì lại dẫn đến phản tác dụng, hoặc sai phạm trong công tác quản lí, vận hành.
Xây dựng bộ máy quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo theo hướng đủ về số lượng, và ngày càng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ là một yêu cầu cần thiết, đặc biệt khi Luật Ngân sách, Luật Kế toán ra đời.
Thực tế ngay trong công tác quản lí cũng đặt ra yêu cầu phải năng cao năng lực chuyên môn, và tăng cường đội ngũ làm công tác tài chính - kế toán do khối lượng công việc và phạm vi quản lí tài chính của Sở là tương đối lớn.
Cơ quan Sở Giáo dục Hải Phòng đang thực hiện chuẩn hoá các chức danh cán bộ công nhân viên, trong đó có đội ngũ làm công tác tài chính - kế toán. Việc nâng cao năng lực về mặt con người là yếu tố quyết định thành công trong mọi hoạt động.
Luật kế toán qui định người làm công tác kế toán phải có trình độ tương đương, và phải chịu trách nhiệm về nội dung công việc đã làm trong quá trình hành nghề. Vì vậy cải tiến theo hướng xây dựng bộ máy quản lí tài chính kế toán cơ quan Sở Giáo dục trong tình hình hiện nay là việc làm cần thiết.
- Nội dung cải tiến:
Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ kế toán - tài chính, chủ tài khoản
Tổ chức, cải tiến bộ máy điều hành, quản lí tài chính cơ quan Sở. Thực hiện chuẩn hoá về chức năng; và chuyên môn hoá trong quản lí - Tổ chức thực hiện: thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chế độ chính sách về tài chính cho đội ngũ làm công tác kế toán cơ quan Sở và các trường
Tham gia các lớp bồi dưỡng của Bộ, cơ quan Trung ương, Sở Tài chính mở tại địa phương để cập nhật thông tin, kiến thức mới; các dự án bồi dưỡng công tác quản lí tài chính trong trường học, dự án giáo viên trung học cơ sở...
Tiến hành rà soát lại đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác kế toán - tài chính (gửi đi học các lớp đào tạo tại chức, bồi dưỡng kế toán trưởng, các lớp sau đại học và bồi dưỡng đào tạo thạc sĩ,...). Thực tế hiện nay ở Hải Phòng, đội ngũ làm công tác kế toán tài chính trong nhà trường phổ thông có trình độ đại học rất ít, đa số lại có thời gian học tập đã lâu nên kiến thức có phần mai một.
Tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo hiện nay, 100% số cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thống kê, kế hoạch đã qua đào tạo đại học. Hiện phòng đã có 1 đồng chí là thạc sỹ và 3 đồng chí đang theo học thạc sỹ để nâng cao trình độ quản lí giáo dục.
Nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ kế toán, ứng dụng vào công tác quản lí tài chính trong nhà trường và Sở Giáo dục và Đào tạo. Phương hướng trong thời gian tới sẽ trang bị đủ máy tính cho các đồng chí làm kế toán; ứng dụng dần các chương trình tin học từ đơn giản đến phức tạp vào công tác quản lí tài chính; kết hợp với đào tạo sử dụng các phần mềm thông dụng hiện có.
Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên môn giữa đội ngũ kế toán, chủ tài khoản với nhau để cùng trao đổi kiến thức, kinh nghiệm; các hình thức sinh hoạt hội nghề nghiệp; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ
hiệu trưởng, câu lạc bộ trưởng phòng; vận động kế toán tham gia Chi hội kế toán ngành giáo dục thành phố,... Đây là các hình thức sinh hoạt bổ ích để cùng nhau trao đổi về công tác quản lí tài chính và những vướng mắc cần tháo gỡ.
Thủ trưởng cơ quan cũng cần cập nhật và nâng cao kiến thức quản lí kinh tế nói chung và quản lí tài chính - kế toán nói riêng bằng việc tham gia các lớp nâng cao năng lực chủ tài khoản, nghiên cứu chính sách cải tiến, đổi mới cơ chế quản lí tài chính trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp để có điều kiện sẵn sàng vân dụng và điều hành theo cơ chế mới.
Đảm bảo đủ biên chế làm công tác tài chính - kế toán tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lí giáo dục quận, huyện, và các trường, không kiêm nhiệm hay bố trí làm thêm các công việc khác. Trong công tác điều hành quản lí tại Sở, thực hiện phân công chi tiết cụ thể nhiệm vụ cho từng cá nhân (nhiệm vụ thường xuyên và trong từng giai đoạn), nhằm nâng cao hiệu quả công việc quản lí tài chính cơ quan; thực hiện chế độ báo cáo định kì.
Tại cơ quan Sở Giáo dục Hải Phòng: làm tốt công tác tổ chức bộ máy kế toán- tài chính trong nội bộ Phòng Kế hoạch, Tài vụ và Cơ sở vật chất: thực hiện phân công phân nhiệm, bố trí theo dõi, quản lí vừa theo chức năng vừa theo nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành công việc quản lí tài chính trong cơ quan và quản lí toàn ngành. Đây cũng là một nội dung đã được lãnh đạo phòng và lãnh đạo cơ quan đưa ra xem xét. Trong thời gian tới, cần thực hiện bố trí công việc theo đúng chuyên môn đào tạo, kết hợp thêm một số nhiệm vụ liên quan, và phân công quản lí hành chính các đơn vị cấp dưới theo địa bàn.
Có chế độ tuyên dương khen thưởng, kỉ luật thường xuyên, đột xuất trong ngành và trong cơ quan; đánh giá, tổng kết công tác quản lí ngân sách theo năm tài chính.Việc đánh giá công tác tài chính theo năm của Sở Giáo dục đối với các đơn vị nhằm tuyên dương các các nhân, các trường, phòng ban, đơn
vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm và kết hợp triển khai nhiệm vụ và cách lập dự toán cho năm tiếp theo đối với các đơn vị