Thực hiện tốt cơ chế phân cấp quản lí tài chính và ngân sách nhà nước; tăng cường công tác phối hợp trong nội bộ của ngành và giữa các ban

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 96)

nước; tăng cường công tác phối hợp trong nội bộ của ngành và giữa các ban ngành liên quan

- Về ý nghĩa của biện pháp:

Nằm trong nhiệm vụ chung về cải cách hành chính của thành phố, việc đổi mới cơ chế phân cấp nhằm làm cho các cơ quan quản lí giáo dục thành phố, của ngành và các trường với tư cách là các đơn vị dự toán ngân sách nắm được vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong tình hình mới. Từ đó tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động chuyên môn và tài chính.

Phân cấp quản lí giáo dục mang lại những ưu thế sau:

Tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục: Việc phân cấp sẽ tạo ra những nguồn thu lớn hơn cho hệ thống giáo dục, tăng giao diện của nó với các cấp xã hội, thông qua việc tận dụng nguồn lực địa phương cũng như việc giảm các chi phí hoạt động khác.

Mục đích của phân cấp quản lí là san sẻ bớt gánh nặng trách nhiệm quản lí tài chính trong giáo dục về cho các địa phương, các tổ chức xã hội cộng đồng và cha mẹ học sinh.

Ngoài ra phân cấp còn có thể lôi cuốn sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội và do dó có thể tăng nguồm lực sẵn có cho giáo dục.

Phân cấp quản lí làm tăng tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí đối với đơn vị. Nó hướng tới việc giải quyết vấn đề làm thế nào để nguồn lực giáo dục được sử dụng một cách có hiệu quả. Phân cấp tập trung vào giải quyết vấn đề giảm chi phí bình quân cao đối với giáo dục phổ thông ở mô hình quản lí kiểu

tập trung. Kinh phí nhà nước thường không đủ khả năng đầu tư cao trên một phạm vi lớn, thoả mãn các nhu cầu khác nhau của địa phương.

Phân cấp có thể đưa đến hiệu quả cao nhờ việc xoá bỏ hình thức quản lí kiểu trên xuống và thúc đẩy lãnh đạo các nhà trường làm việc năng động, hiệu quả hơn.

Kiểu quản lí theo hình thức phân cấp cho phép chính quyền ở các địa phương quyết định việc phân bổ nguồn lực trực tiếp, và trên một phạm vị hẹp hơn. Do đó hiệu quả của nó sẽ dễ thấy, và cao hơn nhiều so với kiểu quản lí, cấp phát trên xuống, vì ở đây họ biết được rõ hơn về nhu cầu sở tại.

Phân cấp quản lí thực hiện phân bổ lại quyền lực hành chính nhà nước, vì trong thực tế do nhiệm vụ có sự thay đổi một cách cơ bản: trong giáo dục đào tạo, đó là việc chuyển cơ chế quản lí tài chính toàn ngành sang giao cho các địa phương thông qua Phòng Tài chính trực tiếp quản lí và điều tiết kinh phí.

Phân cấp quản lí góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; và tạo điều kiện cho sự đổi mới theo hướng tích cực trong nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực của nhà trường:

Trước hết có thể thấy do có sự phân cấp quản lí mà ngành giáo dục không còn trực tiếp quản lí cả chuyên môn và tài chính. Do đó về cơ chế cấp phát, chi tiêu cũng có sự thay đổi.

Phân cấp quản lí trong giáo dục dựa trên nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và theo lãnh thổ: Sở Giáo dục và Đào tạo vừa chịu sự quản lí của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố, vừa chịu sự quản lí của Bộ Giáo dục; Phòng Giáo dục các quận, huyện vừa chịu sự quản lí của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện lại vừa chịu sự quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố. Phân cấp

quản lí còn được thực hiện đối với những chức năng quản lí giáo dục khác nhau của ngành.

Ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng có chức năng quản lí chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục, song tuỳ theo từng giai đoạn khác nhau mà có thể chịu trách nhiệm về các vấn đề khác ngoài chuyên môn như quản lí ngân sách toàn ngành; biên chế đội ngũ giáo viên, công nhân viên; tổ chức bộ máy; công tác xây dựng trường sở,...

Hiện nay, khi Hải Phòng thực hiện phân cấp quản lí từng phần trong giáo dục, việc phối hợp giữa các ban, ngành về quản lí tài chính ở một vài quận huyện ít nhiều còn có sự chồng chéo. Bản thân việc triển khai một số văn bản nhà nước qui định về chức năng, nhiệm vụ quản lí giữa các Sở còn chưa rõ ràng, còn dựa vào tiền lệ mà chưa có sự phân khu thống nhất dẫn đến hiệu quả quản lí chưa cao, tiến độ xử lí công việc chậm, thiếu chính xác (phối hợp quản lí biên chế con người với Sở Nội vụ thành phố về số biên chế được giao tại các địa phương và văn phòng Sở; Việc xác định số liệu học sinh để lập kế hoạch ngân sách năm giữa Sở Tài chính và Sở Giáo dục cho các quận, huyện chưa thống nhất do việc báo cáo theo hai luồng khác nhau; chức năng thẩm tra, kiểm duyệt chi trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình sửa chữa lớn, mua sắm tài sản giữa Kho bạc nhà nước thành phố và Sở Tài chính).

Chính vì những lí do đó, trong tình hình hiện nay cần có những cải tiến về cơ chế phân cấp quản lí nội bộ ngành và giữa các ban ngành thành phố trong quản lí giáo dục.

Mặt khác khi đã thực hiên phân cấp quản lí từng phần như hiện nay công tác phối hợp quản lí giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các đơn vị giáo dục cấp dưới và các trường trong ngành, phối hợp giữa các ngành cũng cần được tăng

cường. Đây là yêu cầu nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lí, và tăng hiệu quả chỉ đạo công tác chuyên môn trong giáo dục.

- Nội dung cải tiến:

Làm cho các đơn vị hiểu biết nhiều hơn về phân cấp quản lí tại địa phương trong tình hình mới, qua đó nắm được đúng quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị, cũng như các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình làm việc.

Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trong các hoạt động chuyên môn, tài chính theo đúng cơ chế phân cấp đối với ngành trong tình hình hiện nay.

Thực hiện công khai dân chủ và thông tin hai chiều nhanh, đủ, chính xác phục vụ các yêu cầu quản lí nội bộ ngành

Xây dựng cơ chế phối quản giữa các ban ngành hữu quan ngày càng hiệu quả .

- Các giải pháp cụ thể:

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phải thường xuyên tổ chức hướng dẫn các chính sách chế độ bằng việc tăng cường các hình thức, thông báo, hướng dẫn, công văn chỉ thị trong nội bộ ngành. Không can thiệp quá quyền hạn qui định đối với các đơn vị cấp dưới về các quyết định tài chính của đơn vị và những lĩnh vực liên quan đến chế độ cho con người.

Tuy nhiên vai trò của cơ quan quản lí cấp trên cần phải được duy trì và thậm chí là củng cố hay giữ nguyên như cũ (đối với Hải Phòng cần có cơ chế riêng đối với các vùng sâu, vùng xa, hải đảo)

Trong tình hình phân cấp quản lí, bàn giao tài chính về cho các quận huyện, thường xảy ra các xáo trộn ban đầu về chi lương, chi thường xuyên

trong nhà trường, vì kinh phí ngành giáo dục cấp về theo dự toán còn được cân đối lại tại địa phương. Trong tình hình như vậy các quận, huyện phải cố gắng chí ít là đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu do Chính phủ và Trung ương đặt ra. Nếu không thì các nhà quản lí giáo dục ở địa phương sẽ rát khó để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình trong tình hình mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần có qui định rõ ràng hơn về vai trò, trách nhiệm quản lí giữa các cơ quan quản lí về tài chính và nhân sự của địa phương với cơ quan quản lí giáo dục và các trường. Các cơ quan quản lí giáo dục phải được tham gia nhiều hơn vào quá trình ra các quyết định về tài chính, nhân sự bên cạnh những quyết định chuyên môn. Trước mắt các địa phương cần thực hiện chủ trương: chỉ hỗ trợ thêm, không cắt xén kinh phí của giáo dục cho những mục đích khác. Ngân sách phân bổ cho các quận, huyện theo đầu học sinh đã bộc lộ những ưu nhược điểm như đã nêu. Chính vì vậy trong giai đoạn ban đầu để thực hiện được cơ chế này đòi hỏi các địa phương phải có sự điều chỉnh, bổ sung kinh phí cho giáo dục một cách phù hợp.

Đối với các trường và đơn vị dự toán cấp dưới: Sở Giáo dục là đơn vị dự toán cấp I, chủ yếu thực hiện chức năng quản lí ngành thông qua việc lập dự toán phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới đầu năm ngân sách . Bên cạnh đó để thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo còn cấp kinh phí cho các đơn vị liên quan thực hiện chi hộ và thanh quyết toán tại Sở. Nguồn thu học phí tại các đơn vị, số thu phải nộp lên cấp trên và Sở Giáo dục theo tỷ lệ qui định. Chính vì vậy Sở Giáo dục và Đào tạo cần nắm bắt những thông tin liên quan như đội ngũ giáo viên, số học sinh các cấp học, nhu cầu sửa chữa, xây mới, bổ sung trang thiết bị, và tình hình quản lí tài chính của đơn vị. Để làm được điều đó cần xây dựng một hệ thống báo cáo cập nhật thông tin ổn định, chính xác bằng công tác thống kê trong nhà trường

và các Phòng Giáo dục quận, huyện; đưa tin học vào quản lí nhằm xây dựng mạng nội bộ cơ quan và thông tin chung toàn ngành.

Đối với các ban ngành hữu quan: Sở Giáo dục và Đào tạo phải có đầy đủ công văn xin ý kiến, tờ trình gửi các ban ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách mới đối với ngành mình để cùng phối quản; tổ chức các cuộc họp bàn liên ngành để thống nhất đưa ra những phương thức quản lí, điều hành giữa lãnh đạo các ban, ngành trong quá trình quản lí, và giải quyết các nhiệm vụ mới phát sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo, và các ban, ngành cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, đúng chức năng nhiệm vụ của ngành mình trong quá trình quản lí.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 96)