Cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáodục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 38)

đoạn hiện nay

Theo nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/09/2004 của Chính phủ về "Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục", có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí, thì Sở Giáo dục và Đào tạo có chức năng quản lí nhà nước về

giáo dục gồm một số nội dung sau (liên quan đến cơ chế quản lí tài chính): - Xây dựng, và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố qui hoạch, kế

hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm quản lí các trường trực thuộc; trung tâm giáodục thường xuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường bồi dưỡng cán bộ quản

lí giáo dục cấp tỉnh; trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường, lớp giành cho người tàn tật, trường và các cơ sở thực hành sư phạm.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quản lí công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản và các hoạt động giáo dục khác của các cơ sở giáo dục theo đúng qui định về phân cấp hiện nay. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch chung cho toàn ngành

- Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia theo qui định của pháp luật. Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp cùng Sở Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và quận huyện thực hiện công tác phổ cập giáo dục; quản lí, chỉ đạo bảo quản, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất.

Như vậy cơ chế quản lí tài chính tại các Sở Giáo dục và Đào tạo hiện nay được xây dựng dựa trên các chức năng nhiệm vụ đã nêu trong Nghị định với nội dung chính như sau (phân theo nguồn kinh phí và chức năng quản lí):

- Tổ chức quản lí các hoạt động tài chính trong nội bộ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đối với nguồn kinh phí chi quản lí hành chính nhà nước như những cơ quan hành chính nhà nước thuần tuý (loại 13-02, quản lí nhà nước)

- Thực hiện chức năng phối hợp quản lí tài chính toàn ngành trên cơ sở lập và giao dự toán ngân sách cho các Phòng Giáo dục, các trường phổ thông, và các đơn vị trực thuộc theo qui định. Hướng dẫn, đôn đốc, và quản lí các khoản thu trong nhà trường, và các hoạt động tài chính khác của ngành.

1.4.2 Những yêu cầu hiện nay đối với cơ chế quản lí tài chính của các Sở Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)