Phương hướng cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng trong tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 79)

* Về quan điểm: cơ chế quản lí tài chính tại các Sở Giáo dục và Đào tạo

hiện nay cần được cải tiến dựa trên những nguyên tắc sau

Tính khoa học: cơ chế quản lí tài chính phải được cải tiến một cách khoa học, không mang tính chủ quan, áp đặt. Điều đó có nghĩa nó phải dựa trên những căn cứ xác đáng, phải trên cơ sở chỉ ra được những biểu hiện không

phù hợp thực tiễn của cơ chế hiện nay, tính không hiệu quả... trong việc vận hành cơ chế, để thực hiện các bước cải tiến. Các phương pháp nghiên cứu dùng để rút ra kết luận phải phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Tính hiện thực: việc cải tiến phải xuất phát từ chính những vấn đề thực tiễn, và phục vụ cho việc giải quyết những tồn tại trong thực tiễn của cơ chế.

Tính khả thi: Để nói đến tính thực tiễn, tính hiệu quả của các biện pháp đưa ra. Các biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính phải áp dụng ngay được, và phát huy tác dụng đối với mô hình cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo.

*Phương hướng cải tiến:

Tập trung vào một số giải pháp tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu theo qui định.

Hình thành một cơ chế hợp pháp, năng động và hiệu quả trong công tác quản lí tài chính ở cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, phù hợp với quan điểm đổi mới của Đảng và nhà nước đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay, và tình hình thực tế của địa phương, đồng thời khắc phục những tồn tại, yếu kém của cơ chế cũ.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ chính trị trong nhà trường, và cơ quan quản lí giáo dục các cấp; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên. Đối với cơ quan Sở Giáo dục, cơ chế quản lí phải đảm bảo nâng cao tính chủ động trong quản lí điều hành tài chính tại cơ quan, và tăng tính tập trung trong quản lí ngành phục vụ các yêu cầu chuyên môn.

Cơ chế được xây dựng theo hướng tiết kiệm trong chi tiêu; hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra do cơ chế quản lí mang lại.

Cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng được cải tiến trên tinh thần chủ trương của nhà nước và thành phố về thực hiện thí điểm giao Khoán biên chế và kinh phí quản lí hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo chủ trương cải cách nền hành chính quốc gia (trong đó có cải cách về tài chính công) của Chính phủ, có tính đến đặc thù đối với ngành giáo dục đào tạo thành phố trong tình hình hiện nay.

Tại Hải Phòng, thực tế đến năm 2003 thành phố mới thí điểm thực hiện giao khoán biên chế và khoán chi hành chính cho 3 sở, ban ngành không có đơn vị sự nghiệp là: Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân quận Lê Chân, Uỷ ban nhân dân huyện An Lão. Đến giữa năm 2004, thành phố đã yêu cầu thêm một số ban ngành trình đề án khoán chi để thành phố phê duyệt (trong đó có Sở Tài chính, Sở Nội vụ, và Thanh tra nhà nước thành phố).

3.2 Hệ thống các biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 79)