* Tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục qua Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Ý nghĩa của việc thực hiện biện pháp: ngân sách nhà nước là nguồn đầu tư chủ yếu và quyết định đối với giáo dục và đào tạo hiện nay, vì hệ thống giáo dục quốc dân của chúng ta vẫn chủ yếu là công lập. Nhà trường, các cơ sở quản lí hành chính về giáo dục do nhà nước đứng ra thành lập và quản lí.
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, đó là tăng đầu tư cho giáo dục, "đầu tư cho giáo dục - đầu tư phát triển". Thật vậy, đầu tư cho giáo dục đào tạo là cần thiết và mang lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội, khoa học kĩ thuật, văn hoá - thể thao... Mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều dù ít dù nhiều, trực tiếp hay gián tiếp hưởng lợi từ giáo dục. Tăng cường đầu tư cho giáo dục còn xuất phát từ chính những tồn tại hiện
nay của ngành nói chung và giáo dục đào tạo Hải Phòng nói riêng, đó là mặc dù đã được sự quan tâm, đầu tư rất lớn của thành phố, nhưng kinh phí cho giáo dục đạo tạo vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu đề ra.
Với tiềm năng kinh tế của một thành phố lớn, Hải Phòng có nhiều điều kiện để đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho thành phố.
-Nội dung cần cải tiến: để tăng đầu tư từ ngân sách cần thực hiện những biện pháp cải tiến về cơ chế như sau
Tập trung dự toán kinh phí ngân sách đầu tư cho giáo dục ở những vùng kinh tế khó khăn để thu hẹp dần khoảng cách với các nơi khác trong địa bàn
Tăng đầu tư vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông; thu hút đầu tư từ các chương trình mục tiêu, dự án ưu tiên.
Mặt khác tại địa phương Uỷ ban nhân dân thành phố, các sở ban ngành hữu quan cần bố trí đúng, đủ kế hoạch kinh phí cho các năm; tăng đối ứng tiền xổ số trong kế hoạch (không theo tỷ lệ với số thu tại các trường)...
Đây là những nội dung thiết thực cần tập trung ngân sách trong thời gian tới. Cải tiến cơ chế quản lí tài chính theo hướng tăng thu từ ngân sách đối với giáo dục đào tạo Hải Phòng phải hướng tới việc thực hiện tốt các nội dung này.
- Điều kiện thực hiện:
Hiện ngành giáo dục đào tạo Hải Phòng đã có qui hoạch khá chi tiết về phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010 được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại quyết định số 644/QĐ-UB ngày 27/03/2003.
- Về phía thành phố: cân đối, bổ sung thêm kinh phí chi thường xuyên trên cơ sở kế hoạch thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ngành. Đối với các chương trình dự án ưu tiên đã ghi trong qui hoạch, phải được chi tiết hoá và có các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn để từng bước thực hiện.
- Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo: tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, lập kế hoạch cụ thể nhu cầu kinh phí đầu tư cho những nội dung lớn của ngành đã ghi trong qui hoạch trình thành phố duyệt, và cấp kinh phí thực hiện. Tổ chức tốt công tác sử dụng kinh phí ngân sách đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện phân phối dự toán cho các chương trình ưu tiên nói trên.
* Khai thác tốt hơn các nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm đóng góp cho ngành:
- Ý nghĩa: đây là nguồn thu không mang tính ổn định đối với giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, đối với điều kiện của thành phố Hải Phòng có nhiều thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, cho phép nghĩ đến những biệc pháp để khai thác và làm gia tăng nguồn kinh phí này.
- Nội dung khai thác: trong những năm vừa qua, giáo dục và đào tạo Hải Phòng đã nhận được nhiều sự ủng hộ đóng góp ngày càng tăng của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổng công ty, liên doanh sản xuất - kinh doanh trên địa bàn hỗ trợ về mặt kinh phí, hiện vật, tiền thưởng,... Trong năm 2001 kinh phí tài trợ, viện trợ trong các nhà trường công lập thu được là 522 triệu; năm 2002 số thu là 2.282 triệu đồng; năm 2003 số thu được 3.398 triệu đồng.
Ngoài ra hiện nay Hải Phòng có 167 trường mầm non dân lập, tư thục đang tiếp tục ổn định và phát triển, có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.
- Tổ chức thực hiện: tuy khoản thu chưa lớn và ổn định song Sở cũng cần hướng dẫn để có nhiều biện pháp huy động, đặc biệt trong tình hình hiện nay
Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục thành phố, trước hết là công tác tham mưu để thành phố động viên các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia xây dựng quĩ hỗ trợ phát triển giáo dục, huy động công trái giáo dục, xây dựng các quĩ học bổng, quĩ tài năng trẻ trong nhà trường, quĩ khuyến học...
Các cấp quản lí giáo dục, các đơn vị cũng cần phải sáng tạo, chủ động để tranh thủ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội
Đa dạng hoá các loại hình; tăng cường quản lí các trường ngoài công lập. Có cơ chế sử dụng nguồn thu: đảm bảo công khai, dân chủ , đúng mục đích, và hiệu quả trên cơ sở kết hợp giữa nhà trường và các bên viện trợ, tài trợ.
* Tăng các nguồn thu tại đơn vị: là các khoản thu trong nhà trường theo qui định của nhà nước và địa phương, xây dựng cơ chế phân phối lại và điều hành quản lí chung tại Sở Giáo dục và Đào tạo một cách hợp lí
- Về mặt ý nghĩa: các khoản thu trong nhà trường là nguồn thu lớn đối với ngành giáo dục và đào tạo nói chung đứng ngay sau nguồn kinh phí ngân sách cấp. Có thể nói đây là những nguồn thu quan trọng nhất có tính chất hỗ trợ chi hoạt động trong các nhà trường. Căn cứ để phân biệt nguồn thu này với các nguồn tài trợ, viện trợ là về mặt pháp lí, các nguồn thu trong nhà trường được thực hiện theo qui định của nhà nước và thoả thuận giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Do đó nó có tính bắt buộc và ổn định hơn.
Tăng các nguồn thu trong nhà trường xuất phát từ thực tế trong điều kiện hiện nay, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu chi tiêu, thậm chí cho những nội dung thiết yếu như chi con người, chi khen thưởng, và chi chuyên môn...trong giáo dục. Chế độ đối với người lao động luôn thay đổi và có xu hướng tăng lên do việc tăng lương, và một số nội dung chi khác của nhà nước (nhưng không đi kèm với kinh phí bố trí).
Tăng mức thu trong nhà trường theo địa bàn, phù hợp với điều kiện kinh tế còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tăng cường chức năng dịch vụ xã hội của giáo dục đào tạo hiện nay.
- Các biện pháp cụ thể nhằm gia tăng nguồn thu này trên địa bàn Hải Phòng: trước hết Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố cần tạo hành lang pháp lí phù hợp trên cơ sở tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính thành phố về mức thu, và khả năng thu đối với từng địa bàn:
Tại Hải Phòng, mức thu có thể điều chỉnh trên cơ sở tách thành 3 nhóm: Nhóm I: gồm các quận nội thành là Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân;
Nhóm II: các quận Kiến An, quận Hải An, và thị xã Đồ sơn; Nhóm III: gồm 7 huyện ngoại thành có thu nhập thấp nhất.
Mức thu học phí, đóng góp xây dựng ở nhóm I có thể điều chỉnh tăng lên so với những năm hiện tại (không quá "mức trần" học phí do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định), do ở khu vực này bình quân thu nhập dân cư cao nhất (thực tế như hiện nay việc thu chỉ phân biệt giữa nội thành và ngoại thành mà không chia cụ thể thành nhóm chi tiết như trên).
Tận thu các khoản thu trong nhà trường gồm thu từ các hoạt động liên kết (liên kết tham gia lao động sản xuất;dạy và học nghề phổ thông;...); các hoạt động dịch vụ như thu quĩ xe đạp, cho thuê ki-ốt, cho thuê phòng học,... Nguyên tắc: phải dựa trên những văn bản cho phép, không thu chi sai qui định.
- Điều kiện cụ thể để thực hiện giải pháp:
Về phía thành phố: Uỷ ban nhân dân thành phố cần có văn bản triển khai các nội dung hướng dẫn về thu học phí do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính qui định trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương. Xem xét, quyết định một số đề xuất của liên ngành Tài chính - Giáo dục đào tạo - Kế hoạch đầu tư
về tăng mức thu đóng góp tiền học phí, xây dựng. Thể chế hoá trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn đầu tư, thu trả dần đối với các trường.
Uỷ ban nhân dân các cấp quận, huyện: cần có các văn bản triển khai hướng dẫn kịp thời các khoản thu khác trong nhà trường tại địa phương mình.
Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lí giáo dục cấp quận, huyện cần có những kiến nghị phù hợp, khả thi nhằm điều chỉnh tăng mức thu theo nội dung như đã nêu trình Uỷ ban nhân dân các cấp phê duyệt.
3.2.2 Cải tiến việc quản lí ngân sách giáo dục tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo địa phương trong