Nghĩa của nhân tố tài chính đối với việc phát triển giáodục đào tạo:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 32)

*Bản chất kinh tế - sư phạm của nhân tố tài chính trong hoạt động giáo dục :

Giáo dục đào tạo cũng những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, để có thể

duy trì và phát triển nó, như là một hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm truyền thụ những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, thái độ từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều cần phải có những hao phí vật chất cần thiết.

Ngân sách cho giáo dục đào tạo có tính quyết định đến sự phát triển hay không của giáo dục, được lấy từ nguồn ngân sách và các nguồn đóng góp của xã hội. Ngân sách nhà nước cho giáo dục là bộ phận của quĩ tiêu dùng xã hội.

Theo nhà kinh tế học người Nga XGS Trumilin thì sản phẩm tất yếu là những tư liệu sinh hoạt đảm bảo cuộc sống người lao động và gia đình họ gồm sản phẩm cho ăn, mặc, ở, đi lại giao tiếp, bồi dưỡng sức khoẻ và học tập.

Bản chất của các khoản chi cho giáo dục là không thay đổi dù lấy từ quĩ tiêu dùng cá nhân hay quĩ tiêu dùng xã hội, từ sản phẩm tất yếu, hay thặng dư.

Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Phát triển giáo dục

và đào tạo

Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

Sơ đồ 1.3: Đầu tư cho giáo dục trong quan hệ với các lĩnh vực

* Vai trò của tài chính đối với công tác giáo dục đào tạo

Theo quan điểm hiện nay khi phân tích về mối quan hệ giữa nhân tố nguồn lực và các nhân tố khác trong quá trình đào tạo, thì quá trình đào tạo có thể phân thành 6 nhân tố cơ bản, có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau:

- Nhân tố thứ nhất là mục tiêu đào tạo (M): quá trình đào tạo phải xác định mục tiêu cụ thể. Sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định.

- Nhân tố thứ hai là nội dung đào tạo (N): phải xác định được nội dung cần đưa vào quá trình đào tạo đòi hỏi đối tượng phải biết lĩnh hội và vận dụng. - Nhân tố thứ ba là phương pháp đào tạo (P): ứng với mục đích chuyển tải các nội dung đào tạo sẽ có những nhóm phương pháp đào tạo đặc trưng.

- Nhân tố thứ tư là người thầy (Th): là nhân tố con người đóng vai trò quyết định, có nhiệm vụ sử dụng các phương tiện dạy học, lựa chọn các phương pháp đào tạo để chuyển tải nội dung cần đào tạo tới các học trò.

- Nhân tố thứ năm đó là đối tượng đào tạo (Tr): Trong nhà trường, học sinh được trang bị kiến thức cơ bản theo chương trình đã được hoạch định, được rèn luyện kĩ năng thực hành, làm bài tập, và tham gia hoạt động thực tế.

- Nhân tố thư sáu, đó là điều kiện đào tạo (Đ): Điều kiện đào tạo ở đây chính là cơ sở vật chất sư phạm nhà trường và các nguồn lực vật chất khác. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố điều kiện đào tạo (nguồn lực vật chất cho giáo dục) với các nhân tố khác theo sơ đồ sau (Sơ đồ 1.4):

M

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Th Tr

N P

1.3.2 Vai trò của cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và ảnh hưởng của nó đến phát triển giáo dục đào tạo của các địa phương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 32)