Kiểm chứng sự nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 101)

pháp

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề; quá trình khảo sát, nghiên cứu tương đối chi tiết thực trạng cơ chế quản lí tài chính những năm vừa qua và giai đoạn hiên nay của ngành giáo dục và đào tạo thành phố nói chung và trực tiếp là cơ chế quản lí tài chính tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng nói riêng.

Kết hợp với xu hướng cải cách hành chính - tài chính của nhà nước và của thành phố trong hiện nay, cùng với những điều kiện khách quan của địa phương, tác giả đã mạnh dạn đề xuất 5 biện pháp cơ bản nhằm cải tiến cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng, nơi tác giả đang công tác.

Để tăng tính khách quan và đánh giá đúng tính đúng đắn của từng biện pháp đưa ra, tác giả luận văn đã trưng cầu ý kiến từ các đồng chí trong Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Phòng Kế hoạch, Tài vụ và Cơ sở vật chất, Phòng Tổng hợp - Hành chính của Sở; Phòng Ngân sách, Phòng

Tài chính văn xã - Sở tài chính; Phòng văn xã Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nội vụ thành phố; và đội ngũ chủ tài khoản và kế toán một số trường, và đơn vị trực thuộc trong ngành.

Tổng số người được khảo sát, và cho ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là 100 người (Riêng đối với các trường, tác giả tham khảo ý kiến từ nhiều ngành học, bậc học khác nhau).

Có thể nói các biện pháp đưa ra đã nhận được sự đồng tình của phần lớn những người được hỏi. Tuy nhiên còn có những ý kiến đề nghị bổ sung thêm hay sửa chữa nội dung, ngôn từ trong các biện pháp đưa ra... Về phía tác giả xin nghiêm túc ghi nhận, và một lần nữa xin chân thành cảm ơn những đóng góp quí báu đó.

Kết quả tham khảo ý kiến:

STT

Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo ( Phân tích trường hợp Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng)

Tính cần thiết Tính khả thi Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần (%) Khả thi (%) Kém khả thi (%) Không khả thi (%) 1

Cải tiến cơ chế quản lí theo hướng tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo (từ kinh phí ngân sách cấp; các nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức cá nhân; tăng thu tại đơn vị)

92,0 6,0 2,0 91 7,0 2,0

2

Cải tiến việc quản lý ngân sách giáo dục tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo địa phương trong tình hình hiện nay

94,0 5,0 1,0 95,0 2,0 3,0

giám sát công tác quản lý tài chính và ngân sách giáo dục cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

4

Xây dựng bộ máy quản lý tài chính- kế toán tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo ngày càng năng động, hiệu quả nhằm thực hiện tốt các yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay

96,0 4,0 0,0 98,0 2,0 0,0

5

Thực hiện tốt cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách nhà nước; tăng cường công tác phối hợp trong nội bộ của ngành và giữa các ban ngành liên quan

94,0 2,0 4,0 89,0 8,0 3,0

Kết luận và khuyến nghị

Kết luận: Qua nội dung trình bày ở các chương trên, luận văn đã hoàn thành

nhiệm vụ đề ra. Có thể rút ra một số kết luận chung như sau:

1. Đề tài đã làm rõ các khái niệm và các vấn đề lí luận liên quan đến các nội dung: quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường; các khái niệm tài chính - tài chính nhà nước - tài chính công; cơ chế xã hội - cơ cấu tổ chức quản lí - cơ chế quản lí và cơ chế quản lí tài chính trong giáo dục đào tạo. Đề tài đã phân tích chức năng nhiệm vụ của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo nói chung, và tổ chức bộ máy quản lí tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. Tác giả cũng đã nêu ra vai trò và ảnh hưởng của cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương; nội dung cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các yêu cầu đặt ra đối với cơ chế quản lí tài chính các Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Đề tài đã phân tích thực trạng cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng. Sự phân tích đã cho thấy những ưu điểm nhất định trong công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, và thanh quyết toán ngân sách của Sở Giáo dục Hải Phòng, đặc biệt là giai đoạn từ 2003 đến nay, góp phần vào những thành quả mà giáo dục đào tạo thành phố đã đạt được. Đề tài cũng đã nêu ra những điểm yếu và những khó khăn nhất định về qui mô ngân sách giành cho giáo dục đào tạo (do Sở Giáo dục lập dự toán) còn bất cập so với các yêu cầu chi và qui hoạch đã đề ra; sự quản lí, chỉ đạo chưa thống nhất; việc xây dựng dự toán theo đầu học sinh dẫn đến thiếu lương ở một số đơn vị; trình độ và biên chế hiện nay của bộ máy làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị và Sở Giáo dục; một số chính sách thu chi tài chính tại địa phương tỏ ra không còn phù hợp; tổ chức bộ máy quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục...

3. Từ việc nghiên cứu lí luận và phân tích thực tiễn cơ chế quản lí tài chính của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay để rút ra kết luận về điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, tác giả luận văn xin đề xuất 5 biện pháp tổng hợp nhằm cải tiến cơ chế quản lí tài chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng giai đoạn hiện nay như sau:

- Cải tiến cơ chế quản lí theo hướng tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo. - Cải tiến việc quản lí ngân sách giáo dục tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo địa phương trong tình hình hiện nay.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lí tài chính và ngân sách giáo dục cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng bộ máy quản lí tài chính - kế toán cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo ngày càng năng động, hiệu quả nhằm thực hiện tốt các yêu cầu quản lí tài chính trong giai đoạn hiện nay.

- Thực hiện tốt cơ chế phân cấp quản lí tài chính và ngân sách nhà nước; tăng cường công tác phối hợp trong nội bộ của ngành và giữa các ban ngành liên quan.

Khuyến nghị

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các bộ ngành Trung ương:

- Hải Phòng là thành phố đã được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, thuộc vùng trọng điểm kinh tế khu vực phía bắc và là một trong ba cực tăng trưởng kinh tế mạnh. Với vị thế chiến lược như vậy, Hải Phòng cần được Trung ương, các Bộ ngành đầu tư hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào tạo bằng việc tăng kế hoạch chi thường xuyên, và ưu tiên kinh phí từ các chương trình mục tiêu, dự án, vốn vay ODA cho giáo dục. Đây là động lực quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao cho thành phố tạo thế và đà vươn lên ngang tầm với những thành phố lớn trong cả nước hiện nay như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

- Về mặt cơ chế quản lí tài chính, đề nghị Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn cụ thể đối với thành phố Hải Phòng về triển khai cơ chế cải cách hành chính, tài chính đối với ngành giáo dục .

Đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phốHải Phòng

- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sự nghiệp giáo dục của thành phố đi lên; thực hiện đầu tư cho giáo dục theo đúng qui hoạch đã duyệt đến năm 2010 và ở

mức cao hơn có thể; tăng tỷ trọng vốn xây dựng cơ bản cho giáo dục phổ thông.

- Hướng dẫn, triển khai các chủ trương, chính sách mới về cơ chế quản lí tài chính đối với ngành giáo dục đào tạo; tạo điều kiện quản lí tập trung cho ngành thông qua phân cấp quản lí.

- Ủng hộ hơn nữa những chủ trương của ngành giáo dục đào tạo nhằm tăng thu trong nhà trường trên cơ sở điều kiện cho phép.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ban, ngành hữu quan thành phố Hải Phòng

- Làm tốt chức năng tham mưu trong quản lí ngành nói chung và công tác quản lí tài chính nói riêng, nhằm đáp ứng những nhu cầu tài chính cấp bách cho giáo dục; tạo hành lang pháp lí cho công tác thu, chi tài chính trong nhà trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị đối với thành phố.

- Triển khai sâu rộng các chủ trương, chính sách về cơ chế quản lí tài chính của Trung ương, và thành phố trong phạm vi toàn ngành, rút kinh nghiệm và có kiến nghị, đề xuất lại kịp thời.

-Trước mắt, cải tiến cơ chế lập dự toán cho các đơn vị và các trường theo hướng dựa vào số lượng học sinh các cấp và định mức qui định, nhưng có hình thức điều chỉnh giữa các đơn vị phù hợp với điều kiện của các quận, huyện và thành phố, đảm bảo đủ kinh phí chi lương cho số biên chế hiện có, và chi thường xuyên cho các hoạt động khác trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 101)