qua và những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tiếp theo
Trong những năm gần đây, cùng với những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực giáo dục, nhằm đưa nền giáo dục đất nước phát triển đi lên, xứng tầm với vị trí, vai trò là "quốc sách hàng đầu", giáo dục và đào tạo Hải Phòng đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận, đóng góp chung vào các thành tựu kinh tế xã hội của thành phố.
Về qui mô, giáo dục đào tạo Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển, số lượng học sinh các bậc học ngày càng tăng lên, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình học tập, đào tạo. Hiện nay thành phố có đầy đủ mô hình các trường công lập, bán công, dân lập, và tư thục chủ yếu là ở bậc phổ thông trung học, mầm non, và tiểu học.
Năm học MN TH THCS THPT GDTX THCN 2002-2003 68.756 149.341 141.523 60.791 40.315 15.222 2003-2004 68.770 140.562 138.289 63.459 63.970 19.528
So sánh Tăng 24 Giảm 8.779 Giảm 3.234 Tăng 2.668 Tăng23.655 Tăng 5.694
( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 - ngành GD-ĐT Hải Phòng )
Bảng 2.5. Số lƣợng cán bộ, giáo viên và số trƣờng hiện nay (các loại hình)
Chỉ tiêu MN TH THCS THPT GDTX, GDCĐ THCN
Số CB, GV
3.695 6.060 6.736 3.089 214 555
Số trường 246 231 201 55 71 6
( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 - ngành GD-ĐT Hải Phòng)
Ngoài ra thành phố còn có một trung tâm đào tạo vận động viên, 3 trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp, 2 trường cao đẳng và trường đại học Hải Phòng.
Thực hiện mục đích nâng cao dân trí, thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học, xoá mù chữ vào năm 1990, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2001. Đến nay, Hải Phòng đang triển khai nghị quyết của Thành uỷ nhằm thực hiện phổ cập trung học và nghề.
Về nhân lực, thực hiện được trên 30% số lao động qua đã đào tạo.
Về nhân tài : lãnh đạo thành phố và ngành giáo dục đã thực sự quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo nhân tài trong đối tượng thanh thiếu niên học sinh. Liên tục trong 8 năm gần đây, không năm nào thành phố không có học sinh đoạt giải cao trong các kì thi quốc gia, quốc tế. Số lượng các giải trong nước tăng nhanh gấp 6 lần so với 10 năm trước đây. Học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ 40%; điểm thi bình quân vào các trường đại học của Hải Phòng trong những năm gần đây luôn đứng trong tốp 5 tỉnh thành phố dẫn
đầu. Đây là cố gắng đáng ghi nhận của giáo dục đào tạo thành phố trong công tác đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Chất lượng giáo dục toàn diện cũng được coi trọng, đạo đức học sinh có sự chuyển biến rõ, đặc biệt là học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, hoạt động văn hoá văn nghệ và các hoạt động xã hội được tăng cường và đạt hiệu quả cao.
Năm học 2003-2004, toàn ngành đã sửa chữa được 892 phòng học, tăng 132 phòng so với năm học trước; xây mới được 577 phòng, tăng 52 phòng so với năm học trước. Chi từ ngân sách cho các nội dung này là 57.500 triệu đồng, tăng 3.000 triệu đồng so với năm học trước. Các nguồn vốn khác đạt 52.500 triệu đồng, tăng 9.000 triệu đồng so với năm học trước. Trang thiết bị dạy học liên tục được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá qua các năm góp phần thực hiện những đổi mới trong công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh (năm học 2003-2004 chi khoảng 20.800 triệu đồng) Do làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp nên đã thu hút được nguồn vốn từ xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cho ngành, ước tính tổng số lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được triển khai mạnh mẽ ở các cấp học, bậc học. Trong năm năm trở lại đây, Hải Phòng hầu như đã hoàn thành công tác chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, và tiếp tục bồi dưỡng trên chuẩn; liên kết mở các lớp bồi dưỡng sau đại học để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí. Tính đến năm học 2002-2003, số giáo viên trên chuẩn đạt 15,36% so với tổng số (trong đó giáo viên tiểu học đạt 34,32%) và đến năm học này đã có 20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Với số lượng gần 600 thạc sỹ, tiến sỹ và trên
600 cán bộ, giáo viên đang theo học chương trình này, ước tính đến hết năm 2006, toàn ngành sẽ có khoảng 1.214 tiến sỹ và thạc sỹ trên tổng số 2 vạn giáo viên, đạt tỉ lệ khoảng 6%. 100 % cán bộ quản lí và giáo viên đã hoàn thành bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2, đang chuẩn bị tham gia bồi dưỡng chu kì 3.
Công tác quản lí ngành đang từng bước đổi mới theo hướng cải cách hành chính, thực hiện qui chế dân chủ. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, hoạt động của các hội cha mẹ học sinh, hội Khuyến học, các tổ chức khác, góp phần tạo nên một sắc thái mới khả quan hơn trong giáo dục đào tạo thành phố. Với những thành tích đã đạt được, trong năm học 2003-2004 vừa qua, Hải Phòng lại đạt 11/11 tiêu chí thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và đứng trong tốp đầu của các tỉnh, thành phố. Đây là năm học thứ 8 liên tiếp, Hải Phòng hoàn thành 100% các chỉ tiêu và được tặng cờ thi đua xuất sắc.
Phương hướng đặt ra cho giáo dục đào tạo thành phố trong những năm tiếp theo nhằm thực hiện chương trình hành động của Thành uỷ trên tinh thần Kết luận Hội nghị TW 6 khoá IX, đó là hoàn thành "Chương trình phổ cập bậc trung học và nghề"; "Chương trình bồi dưỡng nhân tài cho thành phố và đất nước"; "Chương trình chống các biểu hiện tiêu cực của ngành";... song song với cải cách cơ chế quản lí hành chính trong giáo dục (trong đó có cơ chế quản lí tài chính), cải cách bộ máy quản lí các phòng ban cơ quan Sở Giáo dục .
Hải Phòng đang tích cực tiển khai đề án phổ cập bậc trung học và nghề, chỉ tiêu phấn đấu đến năn 2005 có 4 quận nội thành và thị xã Đồ Sơn, và đến năm 2010 toàn thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học (mỗi năm dự tính ngân sách sẽ chi 6,5 - 7 tỷ đồng để mở và duy trì các lớp phổ cập). Cũng theo phê duyệt của Hội đồng nhân dân, thì ngân sách năm 2004 cho xây dựng trường chuẩn quốc gia của thành phố là 100 tỷ đồng, trong đó phần cứng là 60 tỷ, phần mềm là 40 tỷ đồng.
Đối với việc chống các tiêu cực trong ngành, mà trước mắt là nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, năm học 2003-2004 Hải Phòng đã triển khai khá quyết liệt, và được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, các cấp quản lí giáo dục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lí nghiêm các tình trạng cố tình vi phạm nên đã có hiệu quả rõ nét. Việc thực hiện các qui định về thu, sử dụng các khoản thu trong nhà trường thời gian vừa qua khá nghiêm túc và hầu như chưa có sai phạm nào lớn. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, đây cũng vẫn là một nội dung quan trọng cần quản lí, đặc biệt trong điều kiện cải cách cơ chế quản lí tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường trong lĩnh vực tài chính.
Tham mưu để thành phố động viên các tổ chức kinh tế xã hội tham gia xây dựng quĩ hỗ trợ phát triển giáo dục, huy động công trái giáo dục, các quĩ khuyến học, quĩ tài năng trẻ ở các trường.
Có thể thấy đây là những mục tiêu, nhiệm vụ lớn, đòi hỏi phải có thời gian, và sự nỗ lực rất lớn của nhiều người, nhiều cấp, ngành. Song điều quan trọng trước hết là phải xác định chính xác nội dung, phương hướng cụ thể cần thực hiện sao cho phù hợp với thực tế và có tính khả thi. Cải cách cơ chế quản lí hành chính trong giáo dục nói chung, tài chính trong cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trước mắt của Sở Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt trong tình hình thực hiện phân cấp giáo dục như hiện nay.