Cải tiến việc quản lí ngân sách giáodục tại cơ quan Sở Giáodục và Đào tạo Hải phòng đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo địa phương trong

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 86)

tình hình hiện nay

- Ý nghĩa chung của biện pháp: Xuất phát từ những tồn tại thực tế về cơ chế quản lí những năm vừa qua trong các khâu lập, chấp hành, và quyết toán ngân sách: còn qua nhiều khâu trung gian; quản lí quá chặt đầu vào đối với cơ chế cấp phát (cấp mục nào, số lượng bao nhiêu phải chi đúng như vậy, thủ tục điều chỉnh phức tạp), làm cho các đơn vị bị thụ động; làm tăng tính bao cấp của ngân sách đối với đơn vị Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải cải tiến cơ chế quan lí tài chính trong các cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo theo phương hướng:

* Cải tiến cơ chế lập kế hoạch ngân sách cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị theo năm tài chính của liên Sở Giáo dục - Tài chính:

- Nội dung: công tác quản lí tài chính tại cơ quan Sở Giáo dục Hải Phòng bao gồm hai nội dung là quản lí tài chính tại văn phòng; và xây dựng dự toán, và thanh quyết toán với các Phòng Giáo dục, các trường,và đơn vị trực thuộc.

Tại văn phòng cơ quan Sở, do đặc thù là cơ quan quản lí cao nhất trong

hoạt động sự nghiệp giáo dục thành phố, nguồn kinh phí cũng được chia làm hai loại, đó là chi quản lí nhà nước (loại - khoản - hạng 13-02) và chi sự nghiệp giáo dục chung (loại - khoản - hạng 14-05). Bên cạnh đó còn các chương trình mục tiêu, dự án ưu tiên khác của ngành được cấp và điều phối văn phòng Sở.

Nội dung cải tiến: thực hiện cơ chế khoán biên chếkhoán chi hành chính cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, đối với kinh phí chi hành chính nhà nước (loại - khoản - hạng 13-02, chi quản lí nhà nước);

Đối với kinh phí để lại chi sự nghiệp tại văn phòng Sở (loại14-05) và các chương trình mục tiêu thuộc ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương thực hiện quản lí dựa trên kế hoạch năm, dự toán và định mức chi tiêu;

Ngân sách giáo dục cho các trường Phổ thông trung học, các đơn vị trực thuộc Sở, và các quận, huyện cho giáo dục đào tạo tại địa phương, được Sở Giáo dục và Đào tạo quản lí theo hình thức giao dự toán ngân sách năm.

- Tổ chức thực hiện: Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tiến hành xây dựng đề án thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lí hành chính nộp Sở Nội vụ và Sở Tài chính tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 17/2002/TTLB-BTC-BTCCBCP

ngày 08/02/2002 liên Bộ Tài chính- Ban Tổ chức cán bộ chính phủ. Nội dung khoán: - Khoán biên chế cơ quan Sở (ổn định trong 3 năm)

- Khoán kinh phí quản lí hành chính (ổn định trong 3 năm) Kinh phí thực hiện giao khoán sẽ được tính dựa trên các yếu tố sau: hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí; tình hình thực tế sử dụng kinh phí cơ quan trong 3 năm liền kề. Tổng quĩ lương ngạch bậc tính theo số biên chế được khoán của cán bộ, công chức theo qui định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và các chính sách liên quan.

Đối với kinh phí để lại chi sự nghiệp giáo dục, Sở Giáo dục tiến hành lập kế hoạch từ đầu năm, và thực hiện chi theo dự toán từng năm, định mức qui định, và theo thực tế , trên nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, và hiệu quả.

Việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị là các trường phổ thông trung học, các đơn vị trực thuộc, và các quận huyện: các đơn vị tổ chức lập dự toán năm theo các nội dung: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm sửa chữa; các khoản chi khác.

Thực hiện việc xây dựng dự toán tại đơn vị cơ sở đạt chất lượng tốt, vì đơn vị dự toán cấp cơ sở là các trường trực tiếp sử dụng ngân sách.

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phải làm tốt công tác xét duyệt dự toán cho các đơn vị trực thuộc, các Phòng Giáo dục Đào tạo, và các trường. Tiếp đó phải lập được một bản dự toán chung toàn ngành đạt chất lượng, đảm bảo phản ánh đúng, đủ nhu cầu chi tiết về tình hình chi tiêu trong năm tài chính. Sau khi nhận được kinh phí phân bổ theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ và giao dự toán thu chi cho các đơn vị.

* Đổi mới công tác chấp hành ngân sách:

-Ý nghĩa: Chấp hành ngân sách nhà nước được coi là khâu có ý nghĩa quyết định tới mỗi chu kì quản lí ngân sách nhà nước. Đây chính là quá trình biến dự toán ngân sách thành hiện thực, hơn thế nữa nó thể hiện sự khác biệt trong quản lí tài chính giữa các đơn vị với nhau.

- Nội dung : Luật ngân sách mới cho phép Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo (Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I ) được quyền điều chỉnh dự toán các đơn vị trực thuộc nhằm tăng cường tính chủ động trong quá trình chấp hành ngân sách; là người chuẩn chi cuối cùng, quyết định việc thanh toán các nội dung chi tiêu, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lí về các quyết định của mình.

- Tổ chức thực hiện: trong quá trình chi tiêu tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như tại các đơn vị, đòi hỏi phải dựa vào các định mức, qui định chi tiêu của nhà nước, của địa phương, cũng như trong dự toán và định mức chi tiêu nội bộ của đơn vị, đảm bảo tính công bằng, hợp lí chung trong cơ quan.

Tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đối với kinh phí quản lí hành chính thực hiện khoán chi bằng cách xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ hợp lí nhằm thực hiện tiết kiệm chi ngân sách, tăng lương cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh việc đưa ra định mức cho từng nội dung, công việc, cần thực hiện khoán kinh phí đến từng phòng, ban trên cơ sở tổng dự toán kinh phí năm.

* Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán và lập báo cáo tài chính với các ban ngành và cơ quan quản lí cấp trên đúng, đủ, kịp thời):

- Ý nghĩa: quyết toán là khâu cuối cùng của quản lí ngân sách. Báo cáo quyết toán sẽ phản ánh toàn bộ số liệu chi tiêu của đơn vị trong kì. Chế độ báo cáo đã được qui định rõ trong Luật Ngân sách nhà nước (khoản 6, điều 59).

- Nội dung cần đổi mới: báo cáo quyết toán phải chính xác, đầy đủ, và chi tiết. Trong thời gian vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn các đơn vị lập báo cáo quyết toán thống nhất, ứng dụng các phần mềm tin học trong quản lí kế toán và in báo biểu quyết toán. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, đó là: báo biểu lập, và in chưa đúng mẫu qui định, chưa đồng bộ. Một số đơn vị còn thiếu phần I - Phụ biểu F02-1H về diễn giải kinh phí; bảng cân đối tài khoản (B01-H) lập còn chưa chính xác; chưa có biểu B05-H -Thuyết minh báo cáo tài chính.

Công tác chỉnh lí quyết toán cuối năm cần tăng tính chính xác, kịp thời để đảm bảo tính thời gian, tránh kéo dài sang các năm ngân sách tiếp theo.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường, và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm duyệt quyết toán cơ quan, đơn vị

mình. (theo Luật hiện nay: bãi bỏ hình thức duyệt quyết toán của cơ quan tài chính).

- Điều kiện thực hiện: để thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi phải làm tốt công tác phân cấp trong quản lí ngân sách giáo dục; Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, các Phòng Giáo dục phải thường xuyên hướng dẫn chi tiêu, thanh quyết toán đối với các trường và đơn vị trực thuộc, trao đổi hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lí cấp dưới (về phương pháp mở sổ kế toán sử dụng thống nhất trong ngành; tổ chức hạch toán kế toán; hệ thống tài khoản sử dụng theo dõi từng nguồn kinh phí; phương pháp lập báo cáo quyết toán;...)

3.2.3 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lí tài chính và ngân sách giáo dục cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lí tài chính đối với cơ quan sở giáo dục và đào tạo phân tích trường hợp Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng (Trang 86)