Đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho người lao động tại Công ty cổ phần tập doàn Quang Minh (Trang 31)

Hiệu quả công tác tạo động lực của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Cũng như các hoạt động kinh tế, trong hoạt động tạo động lực lao động, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực thông qua một số chỉ tiêu chính sau:

4.1 Năng suất chất lượng và hiệu quả trong công việc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng suất lao động biến động theo hai biến số là năng lực và động lực làm việc và có thể viết theo công thức sau:

Năng suất = f ( khả năng)( động lực)

Trong đó, năng lực là tổng hợp các yếu tố gồm giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Để cải thiện năng lực cần thời gian dài. Trái lại, động lực làm việc của người lao động có thể được nâng cao nhanh chóng thông qua các chính sách quản lý và chính sách đãi ngộ. Như vậy khi các cấp quản lý có chính sách đãi ngộ hiệu quả sẽ có thể góp phần to lớn trong viêc nâng cao động lực làm việc cho người lao động và qua đó nâng cao năng suất của toàn công ty.

Năng suất chất lượng và hiệu quả công việc chính là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp trong việc tạo ra động lực làm việc cho người lao động, do đó đây sẽ là chỉ tiêu có tính quyết định trong việc đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động.

4.2 Tính chủ động thích nghi trong công việc

Bị động: lúc nào cũng chờ người khác chỉ cho biết mình cần làm gì,

nước đến chân mới nhảy, đến đâu hay đến đó, “ sớm dở cưa, trưa dở đục”, lù đù, lụ khụ.

Chủ động: không chờ người khác chỉ cho biết phải làm gì trừ khi bắt

buộc phải chờ chỉ thị, tích cực tư duy và làm việc độc lập, có kế hoạch và tự kiểm soát được tiến độ công việc, không mấy khi cảm thấy bị gấp gáp vì lúc nào cũng có vẻ gấp gáp; nhanh nhẹn, hoạt bát.

Một nhân viên làm việc chủ động là một người:

- Chủ động tìm việc, chủ động đề xuất công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, không chờ cấp trên sai bảo.

- Chủ động tìm kiếm và phát hịện các vấn đề, các rủi ro đang hiện hữu hoặc có thể xảy ra trong tương lai

- Chủ động lập kế hoạch giải quyết vấn đề (bao gồm: xác định các rào cản, nguyên nhân,.. và giải pháp thực thi)

- Chủ động thực thi giải pháp

- Chủ động đánh giá, kiểm tra và phản biện vấn đề - Chủ động mở rộng vấn đề

Nguyên nhân của việc người lao động không chủ động trong công việc gồm3 lý do chính là:

1. Không có trách nhiệm đối với bản thân (đem cuộc đời mình giao phó cho hoàn cảnh, cho người khác, không nhận trách nhiệm làm cho những điều mình mong muốn trở thành hiện thực)

2.Tâm lý người đi làm thuê. 3. Thiếu lòng tự trọng

Vậy để khắc phục vấn đề này ta cần phải giúp cho người lao động những điều sau:

1. Có trách nhiệm với bản thân

2. Có ý thức làm chủ trong công việc 3. Có lòng tự trọng cao

Đây sẽ là những cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực tác động đến tinh thần người lao động như thế nào.

4.3 Tính sáng tạo trong công việc

Công việc luôn đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo. Một trong những sự đổi mới là loại bỏ những hạn chế trong công việc, những điều làm hạn chế khả năng của nhân viên và làm họ như đang ở trong những chiếc hộp. Một ý tưởng khác là việc chia sẻ những thông tin tài chính với các nhân viên. Loại bỏ những bí mật truyền thống về hợp tác đoàn thể khiến các nhân viên có thể nhận thức được thực tế lớn hơn của công việc và khuyến khích họ đưa ra những ý tuởng nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Một số phương pháp giúp tạo động lực, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong công việc:

- Khuyến khích "động não": Trước mỗi cuộc họp, chúng ta nên cho mọi người biết qua về nội dung chương trình, khuyến khích họ suy nghĩ để đưa ra ý tưởng cá nhân để khi bước vào cuộc họp có thể thảo luận luôn về những ý tưởng đó.

- Sử dụng thiết bị tiên tiến: Sự sáng tạo thường lấy cảm hứng từ thực tế, hoặc ít ra cũng thông qua hình ảnh, sự việc chúng ta nhìn thấy. Bởi vậy, để phát triển sự sáng tạo, tốt nhất là bạn nên sử dụng các thiết bị mới, các ứng dụng tiện ích có thể phục vụ hữu hiệu cho sự sáng tạo như màn hình cảm ứng, màn hình chiếu, bảng trắng... Những thiết bị này cũng góp phần hữu ích khi bạn có những cuộc họp mang tính brain-storming.

- Khuyến khích sáng tạo: Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải cung cấp tạo cho nhân viên môi trường làm việc tích cực, khuyến khích trí sáng tạo của mọi người. Một môi trường làm việc nơi họ cảm thấy được trọng dụng, được tạo mọi điều kiện để phát triển năng lưc, trí tuệ. Ở một nơi có quá nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, nhân viên có thể rơi vào tình trạng stress hoặc bị ấm ức, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sáng tạo cũng như hiệu quả đối với công việc. Hơn thế, bạn nên có phần thưởng khen ngợi xứng đáng đối với những cá nhân có khả năng sáng tạo tốt, để động viên tinh thần anh em và phát huy trí sáng tạo của họ nhiều hơn nữa.

- Cân nhắc về nhân sự: Nếu chúng ta cảm thấy trong đội ngũ của mình còn thiếu tinh thần sáng tạo, thiếu ý tưởng mới mẻ thì nên xem xét lại cả số lượng lẫn chất lượng nhân sự. Chúng ta phải hiểu rõ vì mỗi người phải làm quá nhiều việc nên không có thời gian cho những suy nghĩ mới mẻ hay vì trong đội ngũ của chúng ta thiếu nhân tài...Xác định rõ nguyên nhân, chúng ta mới tìm cách tháo gỡ được. Nếu sự căng thẳng, áp lực với công việc chất đống khiến mọi người không còn thời gian sáng tạo, chúng ta nên xin thêm người để san sẻ bớt công việc cho đồng nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUANG MINH

1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh được thành lập tháng 5 năm 2005 với tên gọi ban đầu là công ty cổ phần Quang Minh và được đổi tên như hiện tại từ tháng 4 năm 2010. Công ty hình thành trên cơ sở lực lượng cán bộ có bề dày kinh nghiệm và tâm huyết hoạt động trên lĩnh vực xây dựng đã 20 năm cùng tiềm lực tài chính và thiết bị kỹ thuật đầy đủ trong công tác thi công xây lắp. Công ty ra đời và phát triển là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu.

Địa chỉ liên hệ:

- Tên công ty:Công ty cổ phần tập đoàn Quang Minh - Tên giao dịch quốc tế: Quang Minh Join stock company - Tên viết tắt: QMJSC

- Địa chỉ: khu dân cư số 1 – phường Hoàng Văn Thụ - thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang - Tel: 84-0240555299 - Fax:84-0240-555299 - Email: qm.jsco@gmail.com - Website: http://www.quangminhgroup.com.vn Sứ mệnh:

Mang đến cho xã hội những công trình chất lượng, cung cấp những sản phẩm vì sự hoàn hảo cho việc kinh doanh của đối tác và khách hàng.

Công ty hướng tới trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh đa ngành nghề trong đó xây dựng cơ bản là lĩnh vực mũi nhọn.

Khẩu hiệu:

Quan Minh vưon tới những công trình thời đại

Giá trị cốt lõi:

Con người; Tôn trọng; Hợp tác; Đổi mới

Chính sách:

- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao - Thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng

- Hợp tác với các nhà cung ứng dựa trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” - Coi trọng phát triển nguồn nội lực của công ty

- Áp dụng có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên cải tiến

Mục tiêu chất lượng năm 2010:

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng hạng mục theo đúng tiến độ, chất lựợng, an toàn và được chủ đầu tư đánh giá cao

- Giá trị sản lượng xây lắp đạt 100 tỷ

- Sản lượng bêtông cung cấp trong năm là 24000m3

- Xây dựng và bước đầu áp dụng hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 200

1.2. Ngành nghề hoạt động

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quang Minh được thành lập và đủ năng lực kinh nghiệm kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

- Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Đầu tư kinh doanh, xây dựng

- Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng - Mua bán máy móc thiết bị công trình

- Đầu tư môi giới bất động sản - Mua bán nhà đất, cho thuê nhà ở

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ăn uống Phạm vi hoạt động: trong và ngoài nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty được phép liên hệ trực tiếp, liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thực hiện các hợp đồng kinh tế phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.

1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Hình 2.1

Chức năng các phòng ban

Ban giám đốc( tổng giám đốc)

- Là đại diện hợp pháp của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của Công ty

- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về công tác Kế hoạch, kinh tế, liên danh liên kết và công tác đấu thầu các công trình.

- Tham mưu cho Tổng giám đốc công tác quản lý, sản xuất kinh doanh trong nội bộ công ty và triển khai phát triển các dự án đầu tư trong và ngoài Công ty

Phòng kỹ thuật

- Tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty về vấn đề kỹ thuật thi công và chất lượng công trình.

- Tham mưu, giúp Tổng giám đốc Công ty về công tác quản lý thiết bị, xe máy trong toàn Công ty

Phòng tổ chức hành chính

- Phòng Tổ chức hành chính (TCHC) là phòng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác: tổ chức, nhân sự, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, bảo vệ, quân sự.

Văn phòng

- Tham mưu Tổng giám đốc Công ty thực hiện công tác hành chính quản trị, hưỡng dẫn và giúp các phòng, đội trong công tác hành chính văn thư, quản lý công văn sổ sách giấy tờ hồ sơ lưu trữ, quản lý sử dụng xe con, đất đai nhà cửa của toàn Công ty.

Phòng kế toán tài chính

Phòng Tài chính kế toán là phòng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác Kế toán - Tài chính - Thống kê

1.3.2 Lực lượng lao động:

Với đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên số lượng lao động của công ty chủ yếu là lao động sản xuất hàng hóa( công trình xây dựng). Với số lượng lớn lao động phổ thông đến từ nhiều khu vực lân cận thành phố Bắc giang có quan hệ với công ty chủ yếu là giao kết lao động tạm thời theo dự án nên việc quản lý lực lượng lao động này là không dễ dàng.

Số lượng lao động hoạt động trong công ty với số lượng không nhỏ( trên 100 lao động) và thường xuyên có sự biến động cả về số lượng và

tính chất công việc nên khó nắm bắt tổng số lao động công ty cả chính thức và phi chính thức tại từng thời điểm.

Theo số liệu thống kê không chính thức từ phòng hành chính tổ chức công ty CPTĐ Quang Minh, số lượng lao động có hợp đồng chính thức của công ty trong giai đoạn 2008 đến 2010 có sự gia tăng như sau:

Bảng 2.1 Số lượng lao động Đơn vị: người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng lđ (khoảng) 80 110 140 Lđ chính thức 50 60 89 Lđ thông tin 35 42 64

Lđ phi thông tin 15 18 25

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty CPTĐ Quang Minh

Qua bảng trên có thể thấy lao động tại công ty được phân ra làm 2 bộ phận khác nhau: lao động phi chính thức( theo hợp đồng thời vụ) và lao động chính thức( trong biên chế chính thức có hợp đồng lao động lâu dài) gồm 2 loại: lao động thông tin( lao động tri thức) và lao động phi thông tin( lao động chân tay). Trong đó, tỷ trọng lao động thời vụ và lao động thông tin là tương đương nhau và cao hơn số lượng lao động phi thông tin. Lý giải điều này, trong thực tế tại công ty lượng lao động thông tin cũng đảm trách một phần công việc của lao động phi thông tin nên số lượng lao động phi thông tin thường ít hơn lao động thông tin. Điều này có thể làm giảm chi phí cho việc thuê thêm lao động phi thông tin nhưng trong lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của lao động thông tin. Số lượng lao động có sự ra tăng do sự phát triển quy mô hoạt động của công ty. Số lượng năm 2010 tăng mạnh hơn so với các năm trước là do trong năm 2010 công ty có sự mở rộng lớn và hoàn thành kế hoạch chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty cổ phần tập đoàn với thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ mới.

Xác định nguồn nhân lực là then chốt, nên từ khi thành lập đến nay Công ty liên tục đào tạo bồi dưỡng và bổ sung lực lượng cán bộ có trình độ cao, tâm huyết và trách nhiệm với công việc. Hiện nay, công ty có khoảng 140 lao động trong đó có 89 cán bộ công nhân viên chức và công nhân trong biên chế chính thức còn lại là các lao động gián tiếp tại các tổ sản xuất, làm việc theo thời gian của dự án. Số lượng lao động thông tin của công ty 2010 cụ thể như sau:

Hình 2.2

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty CPTĐ Quang Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lực lượng cán bộ, công nhân được bổ sung liên tục và lớp sau kế thừa kinh nghiệm tiếp thu công nghệ kỹ thuật mới trong công tác thi công và quản lý thi công. Các kỹ sư của công ty được đào tạo đầy đủ các chuyên ngành xây dựng công trình, nắm vững các công nghệ thi công, thường xuyên được tiếp xúc và cập nhật các công cụ và phần mềm tính toán hiện đại. Hệ thống quản lý luôn được đổi mới về phương pháp và thiết bị nên ngày càng hoàn thiện đáp ứng mọi yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Duy trì và đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề thông qua các chương trình đào tạo, lớp học chuyên ngành.

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính Năm Số lao động bình quân Nam Nữ Số lượng (người) (%) Số lượng (người) (%) 2008 80 77 96.2 3 3.8 2009 110 106 96.4 4 3.6 2010 140 133 95.0 7 5.0 Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự

Nhìn chung, tỷ lệ % lao động nam và lao động nữ hàng năm biến đổi không lớn, khá ổn định. Khoảng cách tỷ lệ % lao động nam cao hơn % lao động nữ rất lớn (tỷ trọng lao động nam cao hơn tỷ trọng lao động nữ), cụ thể là qua các năm tỷ lệ lao động nữ trong công ty chỉ dưới 5% trong khi đó lao động nam chiếm trên 95%. Năm 2009, tỷ lệ lao động nữ đã tăng hơn so với các năm trước song không đáng kể, việc tăng lên 5.0% là do công ty tuyển thêm lao động bổ sung cho các phòng ban.

Trên thực thế lao động nữ chiếm chủ yếu trong các phòng ban, văn phòng, lao động gián tiếp. Còn trong các bộ phận vận hành máy sản xuất,

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho người lao động tại Công ty cổ phần tập doàn Quang Minh (Trang 31)