3. Các yếu tố tạo động lực cho người lao động
3.2.3. Khen thưởng
Sự động viên khuyến khích có tác dụng rất lớn đến tinh thần người lao động, khen công khai tránh kín đáo giúp người lao động cảm thấy được tôn trọng. Công ty luôn thực hiện chính sách khen thưởng khách quan, công khai nhằm tạo ra tấm gương người tôt việc tốt cho toàn công ty noi theo. Đây cũng là chính sách đúng đắn tạo động lực cho người lao động phấn đấu trong quá trình làm việc. Có thể nói công tác thi đua khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác tạo động lực cho người lao động, nhưng nếu chúng ta không làm đúng mục đích, ý nghĩa thì nó sẽ có tác dụng ngược, gây nguy
hại cho sự phát triển. Qua thực tiễn cho tháy việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị còn một số bất cập sau:
Thứ nhất là công tác bình xét thi đua khen thưởng chưa có tiêu chí cụ thể rõ ràng mà chỉ nhận xét theo lối cảm tính, nể nang nhau theo kiểu tôi xét cho anh để anh ủng hộ tôi ở một việc khác. Chính vì không tuân theo tiêu chí cụ thể nên việc xét khen thưởng theo kiểu cào bằng, ai cũng như ai.
Thứ hai là lãnh đạo phải là người được xem xét trước tiên vì do có vị thế. Chưa ai dám nói sếp là không hoàn thành nhiệm vụ. Cá biệt có ngành khi xét khen thưởng cho cấp dưới tiêu chuẩn đầu tiên là phải có“ chức danh” mới nói đến thành tích sau.
Thứ ba là việc xét thi đua khen thưởng theo kiểu chia phần, nhường nhịn nhau. Ví dụ năm trước anh được khen rồi, năm nay hãy nhường cho người khác, vì nói chung chúng ta đều tốt cả. Xét ở một góc độ nào đó thì việc nhường nhịn nhau là tốt nhưng trong việc này thì hoàn toàn không phù hợp, nếu không muốn nói là tiêu cực.
Thứ tư là việc khen thưởng như là một sự ban phát ơn huệ, hoặc muốn đề bạt bổ nhiệm cấp dưới nên phải khen để tạo uy tín cho người chuẩn bị bổ nhiệm vào vị trí cao hơn.
Thứ năm là bệnh thành tích trong thi đua khen thưởng. Những người cho rằng cứ có thành tích là phải được khen, không hề suy nghĩ hiệu quả công việc làm được đến đâu, xứng đáng ở mức nào. Họ đơn giản nghĩ khen thưởng là một món đồ trang sức.
Chính những cách xét thi đua khen thưởng như vậy đã dẫn đến việc cào bằng giữa người thật sự có nỗ lực, cố gắng với người chỉ hoàn thành phần việc đương nhiên phải làm của mình thậm chí là hoàn thành chưa tốt. Nó không tạo ra động lực để lôi cuốn, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người lao động. Người xứng đáng được khen cũng không còn cảm thấy vinh dự, tự hào khi được khen thưởng, người không xứng đáng được khen thưởng lại cứ ngỡ mình giỏi, lại khoe khoang, khoác lác, tự mãn và cho rằng chỉ có mình là hơn
hết. Người xứng đáng được khen sẽ cảm thấy bất mãn, tự ti, và không còn muốn phấn đấu nữa.
Nếu khen kiểu này thì người xứng đáng được khen và người không xứng đáng được khen đều có suy nghĩ tiêu cực và sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào thi đua của toàn đơn vị.
Do đó để việc thi đua khen thưởng đúng với mục đích ý nghĩa của nó, thật sự tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người, đặt biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cần phải công minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng, người được khen thật sự phải là điển hình nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi.