Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 96)

các môn khoa hc cơ bn.

a) Mục đích biên pháp

Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục. Sử dụng cơ sở vật chất, nhất là trang thiết dạy học hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nói riêng; đào tạo nói chung vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được năng lực

tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh chóng thích hợp với nền kinh tế thị trường của xã hội .

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy ở

các trường đào tạo nghề đã và đang trở thành một trào lưu phổ biến đối với đội ngũ giáo viên, và đây có thể coi là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập phát triển giáo dục.

Trường TCN kỹ thuật xi măng mấy năm gần đây đã chú trọng trang bị hệ

thống CNTT hiện đại như: nối mạng Internet, hệ thống máy tính, máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường. Giáo viên cũng rất tích cực áp dụng CNTT trong việc xây dựng những bài giảng điện tử. Nhà trường có trang Web riêng để giới thiệu các thông tin cập nhật về chương trình đào tạo, kế hoạch học tập và các hoạt động khác của trường.

b. Nội dung của biện pháp:

+ Ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học các môn KHCB, trong đó xét

đến tính đặc thù của mỗi môn học.

+ Có kế hoạch quản lý trang thiết bị giảng dạy và sử dụng cơ sở vật chất của Trường phù hợp công tác giảng dạy của giáo viên trong hoạt động dạy học các môn KHCB.

+ Sử dụng triệt để các phương tiện CNTT của Nhà trường để tăng hiệu quả trong dạy học các môn KHCB và quản lý thông tin tốt để tham mưu với CBQL Nhà trường trong công tác quản lý hoạt động dạy học, hoạt động thực tập và công tác hướng nghiệp cho học sinh.

c) Cách thức thực hiện biện pháp:

- Cần lưu ý đến các ưu điểm của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học các môn KHCB:

Nội dung cơ bản của bài học đã được thể hiện trong các Slides. Giáo viên sử dụng máy chiếu để hiển thị bài giảng của mình lên bảng chiếu cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian ghi bảng, vẽ hình, sơđồ minh hoạ... Sinh viên được phát tài liệu thích hợp trước giờ học sẽ giảm bớt thời gian ghi chép và còn tạo được thói quen nghiên cứu chủ động.

Đối với các giờ học lý thuyết: Do tiết kiệm được rất nhiều thời gian ghi chép bài trên lớp mà thày có thể truyền đạt và trò có thể lĩnh hội một khối lượng kiến thức nhiều hơn, mở rộng hơn và học sinh cũng có nhiều thời gian để tìm tòi, liên tưởng đến các vấn đề trong cuộc sống, và đưa ra ý kiến của mình.

Đối với các giờ học liên quan thực hành, rèn luyện kỹ năng thì việc rút ngắn thời gian học lý thuyết sẽ làm cho các hoạt động tương tác giữa thầy và trò phong phú và đa dạng hơn. Các hoạt động chủ yếu sẽ là trao đổi, thảo luận, thắc mắc, thuyết trình, diễn kịch... nhằm chiếm lĩnh được tri thức mới. Qua đó, người giáo viên có thể quán xuyến được lớp học. Đồng thời, với các môn chuyên về lý thuyết như Chính trị, Pháp luật nhưng qua việc ứng dụng thông tin vào giảng dạy, giáo viên có thểđưa lớp học tham gia vào các buổi học đầy tính thực tiễn. * Nội dung bài giảng và kiến thức truyền đạt chính xác hơn:

Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy, nội dung cơ bản của bài giảng phải

được giáo viên chuẩn bị trên các Slides theo một trình tự hợp lý. Điều này luôn giúp họ làm chủ được giáo án, trình bày các vấn đề một cách chính xác và logic. Quan trọng hơn, giáo viên sẽ thực hiện việc truyền đạt nội dung dạy học theo

đúng ý đồđặt ra: các nội dung phải biết, nên biết có thể biết. Tuy nhiên, với cách giảng ứng dụng CNTT đòi hỏi người giáo viên khi soạn bài phải cân nhắc thật lỹ lưỡng.

* Bài giảng trở nên sinh động hơn:

Ứng dụng CNTT, người giáo viên có thể mô phỏng bài học một cách sinh

dẫn của bài học sẽ lôi cuốn, hấp dẫn học sinh hơn, bởi lẽ họ lĩnh hội kiến thức một cách tường minh, cụ thể hơn mà không trìu tượng như trước.

- Bài soạn giảng được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh dễ dàng hơn:

Bài soạn giảng phải điều chỉnh, hoàn thiện sau mỗi buổi giảng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học là một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên. Nội dung của bài học cần phải bổ sung cập nhật thường xuyên; mục tiêu bài học tường minh, cụ thể; hoạt động dạy của thày; hoạt động học của trò và các hoạt

động tương tác dạy học giữa thầy và trò được bổ sung, hoàn thiện một cách dễ

dàng nếu các bài soạn giảng dùng CNTT hỗ trợ.

Để ứng dụng được CNTT vào quá trình giảng dạy đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nguồn nhân lực:

* Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Phấn đấu trang bị lại một phòng máy tính hiện đại, có kết nối internet phục vụ cho việc giảng dạy môn Tin học thay thế cho phòng máy tính cũ đã bị

hỏng hóc rất nhiều và cấu hình không còn phù hợp nữa.

- Đầu tư phòng học cố định với trang thiết bị dạy học hiện đại bao gồm: máy tính có thể cài phần mềm hỗ trợ giảng dạy; một máy chiếu; bảng chiếu. Tránh tình trạng giáo viên và học sinh thường xuyên phải vận chuyển các thiết bị

này từ văn phòng lên giảng đường mỗi khi có tiết dạy sử dụng giáo án điện tử. - Trang bị thư viện hiện đại hơn, tạo điều kiện cho việc tra cứu thông tin. - Xây dựng các website môn học, giáo trình điện tử, bài giảng điện tử

* Bồi dưỡng khả năng sử dụng CNTT cho giáo viên.

Để sử dụng các thiết bị trên vào công tác giảng dạy, các giáo viên cần có kiến thức tối thiểu về sử dụng máy tính. Ngoài ra, việc thực hiện một tiết giảng bằng máy tính và các phương tiện nghe nhìn đòi hỏi sựđầu tư, chuẩn bị của giáo viên cao hơn nhiều so với cách giảng thông thường. Hiệu quả của tiết giảng phụ

kết hợp với diễn giảng và các hoạt động trên lớp đều phải được giáo viên tính toán, xem xét ngay trong khi chuẩn bị bài. Do đó, giáo viên cần phải đầu tư thời gian cũng như trí tuệ của mình và phải có kỹ năng làm công việc này.

Đểđáp ứng yêu cầu này, nhà trường cần tiến hành:

- Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị hiện đại trong giảng dạy - Có các hình thức khuyến khích xứng đáng đối với những giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học.

- Tăng cường công tác quản lý giáo án, đánh giá bài giảng của giáo viên theo hướng có ứng dụng CNTT trong dạy học.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam quan tâm, tạo

điều kiện về kinh phí đàu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xi măng,

- CBQL và đội ngũ giáo viên KHCB có trình độ đào tạo, hiểu biết tốt về

CNTT, luôn có tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên.

- Có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, phương pháp truyền đạt dễ hiểu, linh hoạt và có khả năng ứng phó cao đối với trường hợp báo lỗi về CNTT.

3.4. Kiểm chứng sự nhận thức về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý từ Hiệu trưởng tới các phòng ban và đội ngũ

giáo viên của phòng đào tạo. Kết quả thu được như sau:

STT Tên biện pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1.

Nâng cao nhận thức về vai trò; đặc điểm các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng trong việc bào đảm chất lượng trình độ trung cấp nghề

55% 42% 3%

2. Tăng cường điều kiện, tạo môi trường cho hoạt động

dạy học các môn khoa học cơ bản 50% 45% 5% 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm và kiến thức thực tế cho Giáo viên 80% 20% 0% 4.

Quản lý hoạt động dạy học kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với công tác giáo viên chủ nhiệm, các hoạt

động sinh hoạt ngoại khóa.

55% 45% 0%

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy

học các môn khoa học cơ bản. 50% 45% 5% Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Đặc biệt là Biện pháp 3, Biện pháp 4. Điều này có thể lý giải được rằng do

điều kiện thời gian làm việc của trường và đặc thù của việc đào tạo nghề nên đối với giáo viên rất cần thiết có một biện pháp quản lý thích hợp tạo cơ chế động viên, khuyến khích để giáo viên chủ động và tích cực tham gia công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là bổ sung kiến thức thực tế. Biện pháp 4 cũng rất cần được CBQL và giáo viên sử dụng thường xuyên, liên tục giúp học sinh trường nghề, có trình độ, điều kiện hạn chế, có thể vươn lên phấn

đấu học tập tốt, phát huy hiệu quả của môn học.

STT Tên biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.

Nâng cao nhận thức về vai trò; đặc điểm các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng trong việc bào đảm chất lượng trình độ trung cấp nghề

45% 50% 5%

2. Tăng cường điều kiện, tạo môi trường cho hoạt động

dạy học các môn khoa học cơ bản 45% 50% 5% 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm và kiến thức thực tế cho Giáo viên 45% 55% 0% 4.

Quản lý hoạt động dạy học kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với công tác giáo viên chủ nhiệm, các hoạt

động sinh hoạt ngoại khóa.

36% 64% 0%

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy

học các môn khoa học cơ bản. 27% 68% 5% Kết quả khảo sát trong bảng trên cho thấy các biện pháp đều có tính khả

thi. Trong đó những biện pháp được đánh giá là khả thi và có khả năng chủ động thực hiện, ít bị chi phối bởi yếu tố khách quan được các CBQL và giáo viên nhà trương đánh giá là có tính khả thi cao, ví dụ Biện pháp 3 và biện pháp 4.

KT LUN VÀ KHUYN NGH 1. Kết luận

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Đóng góp vào những thành công đó có vai trò to lớn của các doanh nghiệp. Với xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường thì một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp là phải đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại và điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và cả xã hội. Do đó đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển, tăng trưởng và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Với đặc thù là một trường nghề của ngành Xi măng Việt nam, trường TCN kỹ thuật xi măng hằng năm đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho hàng trăm học viên có trình độ đáp ứng yêu cầu thực tế trong các dây chuyển sản xuất hiện

đại. Để đạt được điều này ngoài những kiến thức chuyên ngành về vận hành khai thác hệ thống thì mảng kiến thức từ các môn KHCB đã tạo ra sự tự tin cần thiết cho các học viên khi ra trường, tham gia thực tế vào các dây chuyền sản xuất nói chung và xi măng nói riêng. Chính vì vậy, hoạt động dạy học các môn KHCB trong Nhà trường cần phải được nhận thức một cách đúng đắn và công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học những môn học này phải được tăng cường nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức phù hợp, dễ dàng tiếp cận với môi trường làm việc có nhiều biến động như hiện nay.

Bằng việc nghiên cứu những vấn đề lý luận làm cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động dạy học các môn KHCB ở trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi

măng, luận văn đã thu được một số kết quả nhất định trong việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học những môn học thuộc khối kiến thức lý thuyết ở

trường trung cấp nghề. Đồng thời, luận văn thể hiện được những nội dung cần lưu tâm của CBQL khi thực hiện công tác đào tạo nghề. Dù các môn KHCB là những môn mang tính lý thuyết nhưng nếu có cơ chế quản lý thích hợp với những biện pháp đã đề xuất thì hoạt động dạy học các môn học này sẽ mang lại hiệu quả cao, tránh được sự lãng phí trong giáo dục.

2. Khuyến nghị:

2.1. Đối vi B Xây dng

+ Tăng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho Nhà trường nhằm thu hút đầu vào đối với những đối tượng học sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa – nơi có các dự án xây dựng nhà máy xi măng.

+ Tạo điều kiện cho trường TCN kỹ thuật xi măng biên soạn, không ngừng cập nhật và chỉnh sửa giáo trình các môn KHCB, đặc biệt đối với những môn mang tính chuyên ngành như Tiếng Anh, Tin học thích nghi với điều kiện xã hội biến đổi và tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng nội dung những cuốn giáo trình đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)