Về hoạt động giảng dạy của giáo viên các môn khoa học cơ bản

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 58)

Do đặc điểm tuyển sinh của Trường vào các thời điểm khác nhau trong năm nên trước khi bắt đầu khóa học mới, Phòng Đào tạo lên kế hoạch và thông

báo đến các tổ bộ môn một số thông tin về khóa học, bao gồm: Chương trình đào tạo, bảng phân phối giờ học, Lịch lên lớp… Tùy theo nhu cầu đào tạo của mỗi công ty xi măng và xét đặc thù của mỗi khóa học mà thời lượng của các môn học trong chương trình, đặc biệt đối với các môn cơ bản (hay còn gọi là các môn học chung) được điều chỉnh có đôi chút khác nhau.

- Nội dung chương trình khóa đào tạo hệ trung cấp nghề

Trước khi phân tích thực trạng của vấn đề này, chúng ta tìm hiểu một số

nội dung về Chương trình khung trình độ trung cấp nghềđược quy định như sau: Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH có nêu rõ về các môn học chung bắt buộc trong chương trình khung đối với tất cả các ngành nghề đào tạo trình độ

trung cấp nghề và thời gian phân bổ tùy theo thời gian của khóa học (1 hoặc 2 năm) cụ thể như bảng dưới đây:

Bng s 2.4: Phân bổ thời gian học các môn KHCB (môn học chung bắt buộc) quy định trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề.

STT NỘI DUNG (Khoá 1 nSố giờă hm học ọc) (Khoá 2 nSố giờă hm học ọc)

I Các môn hc chung 210h 210h 1 Chính trị 30h 30h 2 Pháp luật 15h 15h 3 Giáo dục thể chất 30h 30h 4 Giáo dục quốc phòng 45h 45h 5 Tin học 30h 30h 6 Ngoại ngữ 60h 60h

II Các môn hc, mô-đun đào to ngh 1200h 2340h

Phụ lục 6 - Thông tư số 15/2009/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định chương trình khung cụ thể đối với nghề “Sản xuất xi măng” trình độ trung cấp nghề với một số nội dung trích lược như:

+ Về thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu Thời gian đào tạo của khóa học: 1,5 năm

Thời gian học tập: 68 tuần

Thời gian thực học tối thiểu: 2000 giờ

Thời gian ôn, kiểm tra và thi hết môn: 150 giờ, trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ

+ Về danh mục các môn học, mô dun đào tạo bắt buộc, thời gian phân bổ

chi tiết đối với từng môn như bảng 2.5 dưới đây:

Bng s 2.5: Phân bổ thời gian học các môn KHCB (môn học chung bắt buộc) quy định trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề.

Mã MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 210 108 93 9 MH01 Chính trị 30 22 6 2 MH02 Pháp luật 15 10 4 1 MH03 Giáo dục Thể chất 30 2 27 1 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 45 30 14 1 MH05 Tin học 30 13 15 2 MH06 Ngoại ngữ 60 31 27 2

II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

II. 1 Các môn học, mô đun kĩ thuật cơ sở 270 210 40 20 MH07 Vẽ kỹ thuật 60 44 12 4 MH08 Điện kỹ thuật 45 35 7 3 MH09 Chi tiết máy 45 40 2 3 MH10 Hoá vô cơ và vật liệu chịu lửa 45 35 6 4 MH11 Hoá silicat 45 36 5 4 MH12 Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động 30 20 8 2

Sau đây là bảng phân phối thời gian một số môn học đối với chương trình

đào tạo nghề Vận hành thiết bị sản xuất xi măng trình độ Trung cấp nghề 18 tháng của Trường TCN kỹ thuật xi măng:

Bng s 2.6: Bảng phân phối thời gian các môn học đối với chương trình đào tạo nghề Vận hành thiết bị sản xuất xi măng trình độ Trung cấp nghề 18 tháng

Stt Các môn học Thời gian (tiết) Ghi chú

1- Các môn học chung 210 tiết 1 Chính trị 30 2 Giáo dục pháp luật 15 3 Giáo dục thể chất 30 4 Giáo dục quốc phòng 45 5 Ngoại ngữ chuyên ngành 60 6 Tin học 30 2- Các môn học cơ sở 225 tiết 7 An toàn lao động 30 8 Vẽ kỹ thuật 45

9 Điện kỹ thuật 45

10 Nhiệt kỹ thuật 45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Hoá lý Silicát 60

Tuy nhiên, theo yêu cầu của một số Hợp đồng đào tạo với các công ty xi măng, kết hợp với các văn bản quy định chương trình khung đào tạo nghề trình

độ trung cấp, Trường TCN kỹ thuật xi măng đã soạn thảo ra một số chương trình

đào tạo nghề hệ trung cấp 12 tháng phù hơp với điều kiện thực tế như sau:

- Đối với chương trình đào tạo nghề hệ trung cấp 12 tháng áp dụng cho khóa đào tạo công nhân dự án xi măng FICO Tây Ninh, xi măng Hòa Phát…

Bng s 2.7: Bảng phân phối thời gian các môn học đối với chương trình đào tạo nghề Vận hành thiết bị sản xuất xi măng trình độ Trung cấp nghề 12 tháng (áp dụng cho khóa đào tạo công nhân dự án xi măng FICO, xi măng Hòa Phát..)

Stt Các môn học Thời gian (tiết) Ghi chú

1- Các môn học chung 195 tiết 1 Chính trị 30 2 Giáo dục pháp luật 15 3 Giáo dục thể chất 30 4 Giáo dục quốc phòng 45 5 Ngoại ngữ chuyên ngành 45 6 Tin học 30 2- Các môn học cơ sở 120 tiết 7 An toàn lao động 30 8 Hoá lý Silicát 45 9 Nhiệt kỹ thuật 45

Bng s 2.8: Bảng phân phối thời gian các môn học đối với chương trình đào tạo nghề Vận hành thiết bị sản xuất xi măng trình độ Trung cấp nghề 12 tháng

(áp dụng cho khóa đào tạo công nhân dự án xi măng Phú Sơn…)

Stt Các môn học Thời gian (tiết) Ghi chú

1- Các môn học chung 165 tiết 1 Chính trị 30 2 Giáo dục pháp luật 15 3 Giáo dục thể chất 30 4 Giáo dục quốc phòng 45 5 Ngoại ngữ chuyên ngành 30 6 Tin học 15 2- Các môn học cơ sở 130 tiết 7 An toàn lao động 30 8 Hoá lý Silicát 45 9 Nhiệt kỹ thuật 45

Bng s 2.9: Bảng phân phối thời gian các môn học đối với chương trình đào tạo nghề Vận hành thiết bị sản xuất xi măng trình độ Trung cấp nghề 12 tháng

(áp dụng cho khóa đào tạo học sinh tự do K14D)

Stt Các môn học Thời gian (tiết) Ghi chú

1- Các môn học chung 180 tiết

1 Chính trị 30

2 Giáo dục pháp luật 15

3 Giáo dục thể chất 30

5 Ngoại ngữ chuyên ngành 30 6 Tin học 30 2- Các môn học cơ sở 130 tiết 7 An toàn lao động 30 8 Hoá lý Silicát 45 9 Nhiệt kỹ thuật 45

Qua các bảng phân phối thời gian môn học trên, ta thấy chỉ có 2 môn Tin học và Ngoại ngữ chuyên ngành là thay đổi về số tiết đối với chương trình đào tạo từ 12 đến 18 tháng hệ trung cấp nghề, dao động từ 15 đến 30 tiết (đối với môn Tin học) và từ 30 đến 60 tiết đối với môn Ngoại ngữ chuyên ngành, tức là có khóa học số lượng thời gian phân bổđối với 2 môn học này giảm tới 50% thời lượng so với chương trình khung. Chỉ với một chương trình đào tạo 12 tháng nhưng giáo viên môn Tin học – Ngoại ngữ phải tiến hành công việc giảng dạy phù hợp 3 thời lượng phân bổ khác nhau của môn học. Mà nhìn chung, trình độ đầu vào của học sinh tương đối giống nhau, có khi còn ở mức rất thấp. Với các môn học chung còn lại thì số tiết không thay đổi.

Về đánh giá chất lượng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản, 3 năm gần đây (năm 2007 – 2009), Nhà trường đã tổ chức Hội giảng cấp trường

đối với toàn bộ giáo viên các tổ bộ môn, trong đó, có 03 giáo viên tổ khoa học cơ

bản tham gia được đánh giá ở mức Trung bình khá. Trong hệ thống trường dạy nghề, việc tham gia Hội giảng không được chú trọng như ở cấp học Phổ thông,

đặc biệt càng hiếm đối với các môn khoa học cơ bản. Đồng thời, trong các buổi tổng kết Hội giảng hay các cuộc họp bình xét thi đua, CBQL chưa đề ra các mức khen thưởng, trách phạt hợp lý nên không tạo ra được môi trường cạnh tranh

lành mạnh và động viên sự phấn đấu của từng cá nhân. Do đó, hoạt động dạy học thường dựa trên tính tự giác và lòng tâm huyết của giáo viên.

Trong khi đó, đối với học sinh tốt nghiệp trường nghề rất cần có một tư

duy định hướng rõ ràng và kiến thức nền tảng để ứng phó với nhu cầu tuyển dụng ngoài xã hội.

+ Về công tác bình bầu thi đua hàng năm đối với giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản:

Do thời lượng chương trình đào tạo đối với môn khoa học cơ bản rất ít, chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có các lớp tuyển sinh hệ trung cấp nghề với số lượng học sinh rất khiêm tốn (mỗi năm khoảng 120 chỉ tiêu và một lượng tuyển sinh ngoài tạo nguồn thu cho Nhà trường từ các dự án xi măng) mới được học các môn học chung này. Vì vậy, giáo viên thuộc tổ bộ môn khoa học cơ bản thường rất khó có thể đạt được danh hiệu Chiến sĩ thi đua vì xét một cách khách quan thì số lượng thời gian tham gia giảng dạy chưa đủđịnh mức. Qua tổng kết về tỷ lệ số giờ dạy và số lượng giáo viên thì giáo viên cơ hữu giảng dạy các môn khoa học cơ bản đang ở tình trạng thừa 0,57 người. Danh hiệu Lao động tiên tiến thì nhiều nhất chỉ có 2 người. Ngoài ra, giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như: phụ trách phòng Máy tính, quản lý trang Web của Trường, đảm nhận công tác Đoàn thể và tăng cường cho bộ phận Giáo vụ… Tuy nhiên, các nhiệm vụ này chỉđể bù vào những khoảng thời gian trống khi không có tiết lên lớp.

+ Về việc lập kế hoạch và chuẩn bị hồ sơ giảng dạy:

Sau khi nhận được thông tin từ Phòng đào tạo về các khóa học tuyển sinh của Trường, tổ bộ môn triển khai đến từng giáo viên để tiến hành các công tác lập kế hoạch giảng dạy phù hợp. Mỗi giáo viên cần chuẩn bị những tài liệu và hồ

sơ giảng dạy cá nhân như sau:

¾ Giáo trình môn học

¾ Giáo án lý thuyết

¾ Sổđiểm cá nhân

¾ Lịch giảng dạy

¾ Sổ lên lớp

¾ Phòng học máy tính hoặc các thiết bị máy tính, máy chiếu và các giáo cụ trực quan phù hợp…

Tuy nhiên, đối với đội ngũ giáo viên thỉnh giảng, sau khi xác định rõ thời gian nhập học của học sinh, Phòng đào tạo tiến hành ký hợp đồng và thông tin về

khóa học cho giáo viên thỉnh giảng các bộ môn khoa học cơ bản trước 1tuần. Sau

đó, giáo viên thỉnh giảng tiến hành hoạt động dạy học trên cơ sở lịch lên lớp đã

được thông báo. Các môn học do giáo viên thỉnh giảng đảm nhận thường phải sắp xếp 5 tiết liên tục trong ngày để thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên. Do

đặc điểm lịch lên lớp như vậy nên giáo viên và học sinh thường cảm thấy rất nhàm chán và mệt mỏi. Những môn học như Chính trị, Giáo dục thể chất mà phải dạy và học cả 5 tiết liên tục thì quả là một điều bất hợp lý. Vì thế, hoạt động dạy học của cả thầy và trò đều rất dễ dẫn đến tình trạng đối phó, hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 58)