Đối tượng học sinh ở trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 34)

* Đặc điểm về tâm lý:

Đối tượng học sinh của trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng được phân chia thành hai nhóm khác nhau:

+ Đối tượng tuyển sinh theo chỉ tiêu ngân sách Nhà nước (NSNN) (sau

đây gọi là học sinh tự do)

+ Đối tượng tuyển sinh từ các hợp đồng đào tạo phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy xi măng (sau đây gọi là học sinh dự án)

Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai đối tượng học sinh này là đầu ra, tức là vị

trí làm việc của học sinh sau khi ra trường. Đối với học sinh tự do, sau khi tốt nghiệp, học sinh hoàn toàn phải tự lo nơi làm việc tùy theo khả năng mối quan hệ và điều kiện kinh tế của mình. Học sinh dự án chính là nguồn nhân lực cần có

xuất phát từ yêu cầu cơ cấu nhân sự của mỗi dự án khi xây dựng một nhà máy xi măng mới. Đa phần số học sinh này chỉ cần cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để đạt những chỉ tiêu tối thiểu mà Lãnh đạo công ty đã đưa ra trước khi họ được gửi ra học tại Trường. Học sinh dự án đều đã được tuyển chọn và có những bản cam kết riêng với Lãnh đạo công ty về quá trình học tập tại trường nên họ rất yên tâm và có ý thức tốt.

Ngoài ra, học sinh của trường ở nhiều lứa tuổi khác nhau, từ 18 ÷ 45 tuổi,

đến từ các vùng miền khác nhau trên khắp cả nước, đa phần là những học viên

đã tốt nghiệp trung học phổ thông, do điều kiện kinh tế hoặc trình độ hạn chế nên không thể học tiếp lên Cao đẳng, Đại học. Có thể nói, đây là lứa tuổi tương đối trưởng thành, nhiều học viên đã lập gia đình, có thể tự chủ trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghềđào tạo của Trường sau khi tốt nghiệp, học viên không dễ dàng xin được việc. Lý do họ vào học ở đây bắt nguồn từ nhiều yếu tố: áp lực từ gia đình (muốn có bằng cấp, đi học để

khỏi a dua theo nhóm bạn xấu), áp lực từ điều kiện kinh tế, từ cơ chế quản lý của một số công ty hay dự án xi măng (bố mẹ về hưu để con vào thế chỗ, giải tỏa đất

để xây dựng nhà máy…), áp lực từ bản thân… Vấn đề khác biệt về văn hóa của mỗi vùng miền, nơi người học sống và làm việc, cũng là một vấn đề cần quan tâm nhưng chưa phải có ảnh hưởng lớn. Động lực để người học tham gia khóa

đào tạo này mới là vấn đề đáng lưu tâm. Có những người đi học hoàn toàn là do

định hướng từ phía gia đình, tự bản thân chưa thấy cần thiết, nên thường có tâm lý chán học, không chuyên tâm vào tu dưỡng bản thân, đôi khi có hành vi quậy phá… Cũng có người tỏ thái độ coi thường việc học nghề, chỉ coi đó là cái cớ để

giết thời gian, chờ đợi cơ hội xin việc… Nhưng phần lớn những đối tượng học nghề do các dự án xi măng gửi đến, trực tiếp ký hợp đồng đào tạo với Nhà trường có ý thức tốt hơn, tuy nhiên, họ vẫn có tâm lý học cho qua, chưa xác định

và nhận thức được vị trí, vai trò, cũng như lợi ích đem lại từ việc học các môn khoa học cơ bản trong chương trình đào tạo nghề.

* Đặc điểm về trình độ và sự tiếp nhận kiến thức

Mặc dù đa số học sinh tham gia học nghề hệ dài hạn ở trường Trung cấp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 34)