Biện pháp 2: Tăng cường điều kiện, tạo môi trường cho hoạt động dạy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 83)

hc các môn khoa hc cơ bn trin khai đáp ng mc đích yêu cu.

a) Mục đích biện pháp:

Điều kiện, môi trường ở đây bao hàm môi trường vật chất, môi trường thông tin, môi trường tâm lí cho hoạt động dạy học.Nếu có điều kiện tốt, một môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy học, đặc biệt đối với môn khoa học cơ

bản, thì điều này sẽ giúp tạo sự phấn kích ở người dạy và người học, làm động lực cho họ phát huy tối đa năng lực của mình trong quá trình dạy và học

b) Nội dung của biện pháp:

- Nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện, môi trường vật chất giúp hoạt động giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả tối ưu.

- Tìm hiểu đặc điểm và vai trò của các môn học cơ bản trong chương trình

đào tạo trung cấp để một mặt chỉ đạo việc thực hiện cho đúng mục tiêu của các môn học, mặt khác tạo điều kiện môi trường cho người dạy và người học có cơ

hội tìm hiểu mối lien hệ của các môn học cơ bản trong chương trình với các môn học khác trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề.

- Chú trọng công tác thông tin về ngành đào tạo và hướng nghiệp cho đối tượng học sinh có nhu cầu.

- Tăng cường đầu tư tài liệu học tập và cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu của môn học

c) Cách thức thực hiện biện pháp:

* Tăng cường điều kiện, môi trường hoạt động cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản bằng việc vận dụng các chức năng quản lý như sau:

+ Lãnh đạo phòng hay CBQL chuyên môn phòng đào tạo lên kế hoạch chung về chương trình đào tạo cho mỗi khóa học mới trước khi học sinh nhập học ít nhất 2 tuần. Tổ trưởng bộ môn lập kế hoạch công tác cụ thể, thông báo và

thống nhất với các giáo viên tham gia giảng dạy môn khoa học cơ bản. Đặc biệt, CBQL cần gặp gỡ, trao đổi với đội ngũ giáo viên thỉnh giảng về một số thủ tục, quy định trước khi bắt đầu tham gia giảng dạy. Các giáo viên bộ môn khoa học cơ bản chủ động chuẩn bị, hoàn thiện các biểu mẫu sổ sách theo đúng lịch trình.

+ Người CBQL tiến hành triển khai kế hoạch giảng dạy đối với giáo viên theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, chú trọng đưa ra những đặc điểm, yêu cầu của khóa học, dành quyền chủ động quản lý môn học cho mỗi giáo viên và thu thập những thông tin phản hồi trong quá trình giảng dạy.

+ Kịp thời đưa ra các phương án xử lý đối với những trường hợp có ý kiến phản ánh quán triệt theo nguyên tắc từ dưới lên trên, CBQL chỉ đạo biện pháp giải quyết hợp lý, thỏa đáng, tôn trọng ý kiến đề xuất của CBQL cấp dưới, cũng như của giáo viên và học sinh. Tiến hành dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên và ý thức học tâp của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học trên lớp, kể cả đối với đội ngũ giáo viên thỉnh giảng. Đột xuất kiểm tra về việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên, từ đó, hướng dẫn, chỉ đạo biện pháp khắc phục, sửa chữa và có những hình thức khen thưởng động viên hay xử lý kỷ luật lao động nếu vi phạm nhiều lần.

+ Sau khi kết thúc môn học, khóa học, người CBQL cần kiểm tra đánh giá hiệu quả của môn học thông qua công tác giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần phấn đấu học hỏi của học sinh trong suốt quá trình học lý thuyết tại trường và thực tập tại các đơn vị sản xuất.

* Chú trọng nâng cao điều kiện, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản:

+ Đối với giáo viên: Do đặc thù của trường đào tạo nghề nên thời lượng học các môn lý thuyết chỉ chiếm 35 – 45% tổng số thời gian của khóa học. Vì vậy, các môn khoa học cơ bản chỉ chiếm hơn 10% thời lượng phân bổ cho khóa học. Đồng thời, các môn khoa học cơ bản chỉ bắt buộc đối với chương trình đào

tạo nghề chính quy hệ trung cấp, không được giảng dạy trong các khóa học ngắn hạn trình độ sơ cấp nghề và kèm cặp nâng bậc. Tuy nhiên, với thực trạng thiếu cân đối trong giáo viên nhưng do hoàn cảnh khách quan gây ra, người CBQL cần biết khéo léo huy động, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn khoa học cơ bản vào các công việc cần thiết của Nhà trường theo đúng chuyên môn của họ. Đồng thời, người CBQL phải thường xuyên động viên, ghi nhận những kết quả trong công việc của họ, cụ thể trong một số lĩnh vực sau:

- Công tác bình bầu, đánh giá thi đua phải thực sự công bằng, dân chủ; khen thưởng, trách phạt rõ ràng, lành mạnh tạo phong trào thi đua mạnh mẽ giữa các giáo viên.

- Chế độ lương bổng rõ ràng, đề ra những điều kiện, tiêu chí nâng lương, hệ số công việc phù hợp hơn đối với giáo viên cơ hữu giảng dạy các môn khoa học cơ bản; cân đối trong công tác tài chính để nâng mức thù lao đối với đội ngũ

giáo viên thỉnh giảng.

- Vẫn nên áp dụng chế độ trả phụ cấp đứng lớp đối với những giáo viên có ít giờ lên lớp hoặc với những thời điểm ngắn không có giờ lên lớp nhưng chỉ là tạm thời và vẫn đảm trách các công việc phù hợp chuyên môn., CBQL tạo điều kiện, môi trường phấn đấu đồng đều, thuận lợi cho đội ngũ giáo viên của Trường.

- Giao cho giáo viên giảng dạy môn khoa học cơ bản làm công tác chủ

nhiệm kết hợp giáo dục nhân cách cho học sinh, thuận tiện cho việc nắm bắt, quản lý học sinh trong Nhà trường.

- Đề ra một số yêu cầu nhất định đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với môi trường dạy nghề tạo không khí thoải mái, linh hoạt đối với hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

+ Đối với học sinh: CBQL cần có cơ chế đầu tư cơ sở vật chất phối hợp với công tác quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện tốt đa cho học sinh tham gia rèn

luyện tăng khả năng tiếp thu, bồi dưỡng phát triển năng khiếu đối với các môn khoa học cơ bản.

* Công tác thông tin về ngành nghềđào tạo và hướng nghiệp cho học sinh + Do đặc thù trong công tác giảng dạy, các giáo viên tổ bộ môn khoa học cơ bản có thời gian nhiều hơn các tổ bộ môn khác nên CBQL có thể nghiên cứu, xem xét, phân công nhiệm vụ sưu tầm thông tin về ngành nghề xi măng, kết hợp với phòng QLTT-DV trong công tác hướng nghiệp cho học sinh chuẩn bị tâm thế vững vàng khi tham gia vào thị trường lao động. Tùy theo đặc điểm của bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môn, giáo viên giảng dạy các môn khoa học cơ bản cần đưa vào bài giảng những vấn đề giúp nâng cao vị trí và khả năng ứng dụng của bộ môn trong thực tiễn cuộc sống hiện nay.

+ CBQL từ cấp tổ bộ môn cần phải thường xuyên quan tâm, nắm bắt, cập nhật thông tin về chất lượng học sinh đầu vào và đầu ra đối với bộ môn mình quản lý. Đồng thời, CBQL nhà trường cần lập phiếu đánh giá hoạt động dạy học và đăng ký quản lý thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc của học sinh trước và sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, CBQL có thể thống kê được số liệu, nhận thức rõ nhu cầu lao động của xã hội, của ngành nghề đào tạo và khả năng đáp ứng của học sinh sau khi được đào tạo; đặc biệt là hiệu quả của hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản trong việc hỗ trợ học viên học nghề có khả năng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh môi trường khi phải tự tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Muốn thực hiện biện pháp này nhất thiết cần bắt đầu từ việc nhìn nhận

đúng đắn về vai trò của hoạt động dạy học các môn cơ bản trong hệ thống trường trung cấp nghề của CBQL Nhà trường, Lãnh đạo các phòng ban. Từ đó, CBQL

đề ra những nguyên tắc, xây dựng và tổ chức thực hiện kỷ cương nghiêm túc, trên cơ sởđánh giá đội ngũ giáo viên một cách công bằng, dân chủ, khen thưởng,

trách phạt đúng người, đúng việc. Quán triệt tinh thần tự nguyện, tự giác thực hiện tốt nề nếp dạy học trong đội ngũ giáo viên, không để xảy ra tình trạng làm việc đối phó với thái độ ức chế ở một số cá nhân trong trường.

- Về đội ngũ giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản: Cán bộ lãnh đạo Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế lương đồng đều trong đội ngũ

giáo viên các tổ bộ môn, đặc biệt là giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản vốn không được coi trọng. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò, đặc điểm các môn khoa học cơ bản, cũng như để CBQL thay đổi cách nhìn nhận về hoạt động các môn học này, bản thân người giáo viên, trước hết, cần thực hiện tốt công tác giảng dạy, tự trang bị cho mình một tinh thần học hỏi, không ngừng vươn lên, tiếp cận nhanh chóng với những nhu cầu của xã hội trong công tác đào tạo nghề, đáp ứng

được đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

- Về học sinh: CBQL và giáo viên cần bố trí thời gian tiếp xúc với học sinh để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng này, trên cơ sở đó, có những điều chỉnh thích hợp quản lý, định hướng cho hoạt động dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Trong quá trình tiến hành hoạt động dạy học, cần xét đến hai đối tượng học sinh: học sinh tuyển sinh tự do theo ngân sách nhà nước và học sinh được tuyển theo dự án các công ty xi măng.

- Về cơ sở vật chất: Đối với hoạt động các môn khoa học cơ bản, do tính

đặc thù của chúng nên mỗi môn đều cần có một môi trường hoạt động riêng. Với môn Giáo dục thể chất, Nhà trường cần chuẩn bị sân bãi thích hợp, các dụng cụ

thể dục thể thao tối thiểu tính trên tỷ lệ học sinh hàng năm của trường. Phòng máy tính dùng cho môn Tin học rất cần thiết được trang bị mới. CBQL kiên quyết không nhận bàn giao nếu không đáp ứng các thông số cơ bản. Còn môn Ngoại ngữ, CBQL cần có một sự quan tâm đúng mức về việc trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, cập nhật hơn và tạo điều kiện cho giáo viên, học

sinh đi tham quan tìm hiểu về các yêu cầu về ngành nghề để học sinh có hưng phấn khi tiếp cận bộ môn này.

3.3.3 Bin pháp 3: Tăng cường bi dưỡng chuyên môn, nghip v sư phm và kiến thc thc tế cho giáo viên, khuyến khích t hc, t bi dưỡng, nâng cao trình độ.

a) Mục đích biện pháp:

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực tốt: giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo nghề, đặc biệt có phẩm chất, nhân cách tốt, có ý thức và thường xuyên phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng, đủ năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục và dạy nghề, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo nghề, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập thế giới.

b) Nội dung của biện pháp:

- Có giải pháp ổn định đội ngũ, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt trình độ

chuyên môn, năng lực quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, có phẩm chất đạo đức tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng.

- Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới của ngành, của dự án, thống nhất nội dung chương trình mới cho giáo viên để từ đó giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị kỹ thuật giảng dạy phù hợp.

- Tăng cường việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên thông qua tăng cường hoạt động thao giảng theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo của ngành, các buổi hội thảo quốc tế, và các khóa học trên chuẩn.

- Khuyến khích và yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học; lấy mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguyện vọng của người học làm định hướng phấn đấu

- Trong Đề án nâng cấp trường từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề và các nhiệm vụ của Nhà trường trong những năm tiếp theo. Nhà trường là một đơn vị

tự bồi dưỡng, thông qua hoạt động của các phòng ban, tổ bộ môn và tổ chuyên trách, thực hiện tốt việc quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn cũng như

thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên từ giảng dạy lý thuyết đến các môn thực hành, thực tập, là môi trường tốt để giáo viên trưởng thành đi lên, giúp tiến hành quá trình dạy học được thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hơn.

c)Cách thức thực hiện biện pháp: - Xây dựng kế hoạch:

Hàng năm, trong kế hoạch của Nhà trường cần xác định rõ nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên. Kế

hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải được triển khai và dựa vào kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch này thành một nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn và cá nhân, các thành viên trong tổ.

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ có tính khả thi và hiệu quả

cao, được lập một cách chi tiết, cụ thể về các nội dung, mỗi giáo viên ngoài chương trình bồi dưỡng chung, có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cụ thể:

+ Nâng cao kiến thức chung, năng lực sư phạm, thông tin cập nhật về khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục.

+ Tăng cường bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên dạy học các môn học cơ bản; hướng dẫn cách học các môn khoa học cơ bản trong chương trình cho học sinh..

+ Khuyến khích và yêu cầu giáo viên tự học, tự bồi dưỡng qua sách vở, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, qua hội thi thao giảng của trường, khuyến khích mỗi giáo viên sau năm học có một bản tổng kết kinh nghiệm hoặc sáng kiến kinh nghiệm trong công tác dạy học. Các bản sáng kiến kinh nghiệm này phải được thông qua tổ chuyên môn để cùng thảo luận rút kinh nghiệm chung, hoàn thiện và được lưu giữ thành tài liệu nghiệp vụ của tổ.

+ Nhà trường tích cực cộng tác với Bộ, Sở GD- ĐT trong việc tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn: mời các chuyên viên các bộ môn của Bộ, Sở GD- ĐT, của Viện chiến lược và chương trình giáo dục, của các trường đại học để bồi dưỡng cho giáo viên trong trường về các chuyên đề…

+ Các giáo viên dạy các môn Tin học, Ngoại ngữ tự bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc hỗ trợ Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng để giáo viên biết về

tin học, có khả năng sử dụng máy vi tính trong một số công việc, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, tạo khả năng để giáo viên từng bước biết sử dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần mềm dạy học; mở lớp bồi dưỡng sử

dụng trang thiết bị dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên có thể sử dụng một cách hiệu quả những trang thiết bị dạy học, các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua đó khơi dậy ý thức tự giác sử dụng đồ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 83)