Trường trung cấp nghề và quản lý hoạt động dạy học ở trường trung cấp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 39)

cấp nghề theo các quy định đối với trường trung cấp nghề.

* Trong Luật dạy nghề của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số

76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 có quy định rõ về một số nội dung liên quan đến trình độ trung cấp nghề như sau:

- Về mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp (Điều 17):

Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Về thời gian học nghề trình độ trung cấp (Điều 18):

Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ

theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba

đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp (Điều 19): + Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ

bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ.

+ Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.

* Chương trình khung trình độ trung cấp nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đối với nghề “Vận hành thiết bị sản xuất xi măng” đã

thể hiện đầy đủ trong Phụ lục 6 - Thông tư số 15/2009/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Trong

đó, có quy định 6 môn học chung bắt buộc với tổng số thời gian phân bổ là 210 tiết, đó là: - Chính trị 30 tiết - Pháp luật 15 tiết - Giáo dục thể chất 30 tiết - Giáo dục quốc phòng – An ninh 45 tiết - Ngoại ngữ 60 tiết - Tin học 30 tiết

* Theo thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề, ngày 27 tháng 6 năm 2008 có quy định nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp nghề như sau:

- Công tác giảng dạy, bao gồm:

+ Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô đun, môn học được phân công giảng dạy;

+ Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;

+ Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học sinh, sinh viên giỏi nghề tham gia Hội thi tay nghề các cấp;

+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên: soạn đề thi, kiểm tra; coi thi, kiểm tra, đánh giá kết quả; chấm thi tuyển sinh, chấm thi tốt nghiệp, đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên;

+ Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy. Góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung môn học, mô-đun được phân công giảng dạy;

+ Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự

làm đồ dùng, trang thiết bị dạy nghề.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh, sinh viên.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. - Tham gia bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào dạy nghề và thực tiễn sản xuất. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Tham gia quản lý công tác đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và yêu cầu của nhà trường. * Ngày 17 tháng 1 năm 2008, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã có Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề. Trong đó, tiêu chí 2, tiêu chí 3 và tiêu chí 4 có đề cập đến những nội dung trong lĩnh vực Tổ chức và Quản lý; Hoạt động dạy và học, Giáo viên và cán bộ quản lý.

- Tiêu chí 2 bao gồm 5 tiêu chuẩn với tổng số điểm là 10, cụ thể như sau:

+ Tiêu chuẩn 1: Trường có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản lý và được thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh.

+ Tiêu chuẩn 2: Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả.

+ Tiêu chuẩn 3: Công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý của trường.

+ Tiêu chuẩn 4: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức xã hội,

+ Tiêu chuẩn 5: Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên công tác kiểm tra.

- Tiêu chí 3 bao gồm 8 tiêu chuẩn nội dung đánh giá Hoat động dạy và học với khung điểm chuẩn là 16 điểm, trong đó có một số tiêu chuẩn như sau:

+ Tiêu chuẩn 1. Công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đảm bảo chất lượng tuyển sinh.

+ Tiêu chuẩn 2. Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp

ứng yêu cầu học tập của người học; thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Tiêu chuẩn 3. Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế

hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả; tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và thực tập lao động sản xuất theo nghề đào tạo phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Tiêu chuẩn 4. Tổ chức đào tạo liên thông.

+ Tiêu chuẩn 5. Tổ chức dạy nghề theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt.

+ Tiêu chuẩn 6. Thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của người học.

+ Tiêu chuẩn 7. Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của mô-đun, môn học.

- Tiêu chí 4 bao gồm các nội dung đánh giá về Giáo viên và Cán bộ quản lý với 8 tiêu chuẩn, khung điểm chuẩn là 16.

+ Tiêu chuẩn 1. Trường có đội ngũ giáo viên cơ hữu (bao gồm cả số giáo viên kiêm nhiệm được quy đổi thành giáo viên làm việc toàn thời gian) đủ về số

+ Tiêu chuẩn 2. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của trường.

+ Tiêu chuẩn 3. Giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đảm bảo chất lượng.

+ Tiêu chuẩn 4. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

+ Tiêu chuẩn 5. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý của trường.

+ Tiêu chuẩn 6. Các đơn vị của trường có đầy đủ cán bộ quản lý theo quy

định.

+ Tiêu chuẩn 7. Đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn chức danh đáp ứng yêu cầu quản lý trong trường và thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ

về mọi mặt.

+ Tiêu chuẩn 8. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT XI MĂNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 39)