Đội ngũ cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 46)

Đội ngũ giáo viên 100% có trình độđại học, 100% có chứng chỉ nghiệp vụ

sư phạm bậc 1, bậc 2 trước khi bước vào giảng dạy chính thức. Cán bộ quản lý có trình độ, năng động, đổi mới và rất nhiệt tình.

Hiện nay, Nhà trường có 18 giáo viên, 06 cán bộ kiêm nhiệm công tác giảng dạy và 23 cán bộ, nhân viên; tổng số có 47 người. Ngoài ra, Nhà trường còn ký hợp đồng theo từng đợt tuyển sinh 03 giáo viên thỉnh giảng và Ban quân sự địa phương (tham gia giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng).

Để công tác đào tạo đạt hiệu quả, chất lượng cao, ngoài việc quan tâm chú trọng yêu cầu cán bộ giáo viên (CBGV) tham gia học nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 trước khi bước vào giảng dạy, Nhà trường còn rất tạo điều kiện cho giáo viên đi tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao, cử cán bộ quản lý đào tạo học cao cấp lý luận chính trị ...; tăng cường đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy; sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác

giảng dạy; bố trí sử dụng giáo viên hợp lý, đặc biệt là giáo viên chuyên ngành; tăng c-

ường công tác quản lý học sinh, làm thẻ học sinh, thường xuyên kiểm tra học sinh trên lớp và kiểm tra tại Ký túc xá; thành lập Phòng công tác học sinh để duy trì thường xuyên việc thực hiện nội qui, qui chế của Nhà trường trong học sinh.

Đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, giáo viên, nhân viên ổn định và từng bước được nâng cao, tập thểđoàn kết, nhiệt tình, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt với tinh thần học hỏi cao. Mỗi người giáo viên luôn có ý thức trau dồi, nâng cao kiến thức thực tế trong sản xuất xi măng đểđáp ứng được với sự phát triển ngày càng đi lên của khoa học công nghệ, đồng thời làm cho bài giảng của mình có chất lượng cao hơn. Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

đi tham quan, học tập, nghỉ mát để không ngừng bổ sung, cập nhật thông tin mới. Nhà trường luôn quán triệt tinh thần thực hành tiết kiệm, hoạt động hiệu quả trong mọi công tác của mỗi đơn vi, cá nhân.

2.1.3 Công tác đào to

Nhà trường đã xây dựng được các chương trình đào tạo công nhân kỹ

thuật(CNKT) sản xuất xi măng các ngành nghề, các hệ đào tạo Trung cấp, Sơ

cấp, bổ túc nâng cao, kèm cặp nâng bậc, các loại hình đào tạo chính quy, tại chức, từ xa... theo chương trình khung chuẩn mà TCDN-Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Đã biên soạn được hơn 20 bộ giáo trình được Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (CNXMVN) và Bộ Xây dựng phê duyêt đưa vào giảng dạy trong trường. Hàng năm, giao cho phòng Đào tạo có trách nhiệm biên soạn, chỉnh lý giáo trình, giáo án giảng dạy và bổ sung thêm những kiến thức mới, những thiết bị mới mà những năm trước đây giáo trình chưa đề cập để phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến hiện nay.Tiến tới xây dựng một chương trình chuẩn phù hợp với chương trình khung mới đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Tăng cường mối liên kết đào tạo với các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn và trong toàn quốc như Trường Trung cấp nghề FICO ở thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung cấp xây dựng Đà Nẵng, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm... Đặc biệt là liên kết với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Mỏ -

địa chất Hà Nội để mở các khoá đào tạo hệ đại học tại chức như: Vật liệu Silicat, Tự dộng hoá, Khai thác mỏ lộ thiên, Cơ khí-máy mỏ...

Trong những năm qua, Nhà trường đã từng bước kiện toàn nhanh chóng và tương đối đủ giáo viên chuyên ngành theo dự kiến định biên đã xây dựng. Đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thực tế của giáo viên. Tổ chức cho CBGV hàng năm được học tập nâng cao trình độ sư phạm, đến nay gần như 100% giáo viên có trình độ sư phạm từ cấp 2 trở lên; phấn đấu 100% giáo viên có trình độ đại học trở lên và 20% giáo viên có trình độ cao học.

Tạo điều kiện và khuyến khích CBGV tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tế để dáp ứng kịp thời với sự phát triển ngày càng đi lên của ngành xi măng Việt Nam. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học để phát huy năng lực của giáo viên. Tăng cường tính chủ động, tích cực của giáo viên, học sinh, áp dụng các phương pháp tiên tiến vào giảng dạy trong nhà trường như: giảng dạy bằng giáo án điện tử. Duy trì và kiểm tra thường xuyên công tác giáo viên chủ nhiệm, triển khai lịch sinh hoạt các lớp trong tuần đồng thời tổ chức cho CBGV tham gia dự giờ giảng có đánh giá nhận xét phân loại. Quan tâm tạo điều kiện cho CBGV tham gia các khoá học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý, các chương trình hội thảo Tổng công ty và tạo điều kiện một phần kinh phí cho CBGV tham gia các khoá học cao học đúng chuyên ngành để phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo của nhà trường...

Nhà trường cũng đã triển khai tổ chức hội giảng giáo viên cấp cơ sở hàng năm và tham gia hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và toàn quốc, nhằm dần đưa công tác này vào nề nếp, đồng thơì trên cơ sởđó đánh giá đúng năng lực trình độ của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Trong những năm qua đã có nhiều giáo viên tham gia hội giảng cấp Trường và cấp thành phốđược tặng cờ và giấy khen.

Mười năm qua Nhà trường đã đào tạo được hơn 5000 học sinh, kể cả dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp nâng bậc, bổ túc nâng cao cho kỹ sư, kỹ thuật viên.

Bng s 2.1: Thống kê số lượng học sinh tốt ngiệp Trường TCN KT xi măng (từ năm 2001 – 2009) STT NĂM Hệ ngắn hạn (Sơ cấp) Hệ dài hạn (Trung cấp) GHI CHÚ 1. 2001 196 h/s 2. 2002 196 h/s 3. 2003 46 h/s 285 h/s 4. 2004 58 h/s 466 h/s 5. 2005 263 h/s 172 h/s 6. 2006 251 h/s 7. 2007 184 h/s 97 h/s 8. 2008 151 h/s 662 h/s 9. 2009 80 h/s 344 h/s TỔNG CỘNG 782 h/s 2669 h/s

Nhà trường đã tổ chức thi tốt nghiệp cho hơn 4500 học sinh. Riêng năm 2008 số lượng học sinh thi tốt nghiệp tương đối đông, tập trung chủ yếu ở các nghề Vận hành thiết bị sản xuất xi măng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị cơ khí, thiết bị điện và sản xuất bao bì xi măng. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp: 96% - Trong đó: khá giỏi (25%), trung bình khá (41%), Trung bình (30%), không đạt (04%). Đã có nhiều tập thể lớp đạt danh hiệu “Lớp tiên tiến”, nhiều học sinh giỏi được nhận phần thưởng của nhà trường và được các công ty khen thưởng. Học sinh tốt nghiệp ra trường chiếm đến 85% có việc làm.

Học sinh nhà trường được các đơn vị tiếp nhận đánh giá cao về phẩm chất

đạo đức cũng như tay nghề. Bước đầu Nhà trường đã tạo dựng được uy tín trên thị trường đào tạo và dần dần xây dựng được thương hiệu cho mình. Tuy nhiên trong quá trình học tập cá biệt còn một số học sinh do ý thức chưa cao, chưa thật sự nghiêm túc, không chăm học, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vì vậy kết quả học tập không đạt yêu cầu (4%).

2.1.4 Cơ s vt cht

Nằm trên khu đất chiếm lĩnh cả hai mặt tiền với diện tích 1,06 ha ngay tại cửa ngõ của thành phố Hải Phòng, giao cắt của hai tuyến đường Hải Phòng – Hà Nội và Hải Phòng – Quảng Ninh, khu Công nghiệp mới Hải Phòng (nơi tụ hội của rất nhiều công ty xi măng như Công ty xi măng Hải Phòng, xi măng Chinfon, xi măng Tân Phú Xuân…). Điều này rất thuận lợi cho việc tổ chức cho học sinh tham quan thực tế và thực hành, thực tập tại các công ty xi măng. Ngoài ra, so với các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Trường được đặt tại trung tâm Tam giác kinh tế là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, rất thuận tiện cho việc tiếp cận với môi trường công nghệ thông tin hiện đại và khả năng thích ứng xã hội cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Nhà trường.

Nhà trường có khu giảng đường rộng rãi khang trang, khu nhà ở nội trú cho học sinh phòng khép kín, trang bị tiện nghi phục vụ được cho 400 học sinh ở nội trú, có Nhà ăn cho 300 học sinh, đảm bảo ăn uống tốt, có nhà xưởng sửa chữa cơ khí

đảm bảo việc thực hành của học sinh được thường xuyên. Ngoài ra, Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đã đầu tư về cơ sở vật chất ban đầu cho Trường tương đối đầy đủ như: phòng học máy vi tính, phòng phân tích cơ lý – hóa, phòng thực hành kỹ thuật điện, thư viện, phòng sa bàn, phòng học máy tính – máy chiếu …

Năm 2006, Trường đã xây dựng xong cơ bản các bộ giáo trình phục vụ cho giảng dạy tại Trường và kèm cặp nâng bậc tại các công ty xi măng.

Những năm gần đây, đội ngũ giáo viên, học sinh của Trường tích cực tham gia phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt như: Hội giảng cấp Trường có 100% giáo viên tham gia, Hội giảng của khối dạy nghề cấp Thành phố có 2 giáo viên tham gia đều đạt giải giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. Học sinh phấn đấu học tập tốt đạt nhiều thành tích cao, có một số em học tập đạt loại giỏi với tay nghề vững vàng, có năng khiếu về văn nghệ thể thao đã được một số công ty xi măng tuyển thẳng sau khi ra trường.

Nhà trường đã có trang Web riêng và thành lập Ban quản lý trang Web để kịp thời đưa những tin tức ở nhiều mặt công tác cập nhật lên mạng Internet, đồng thời tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức các buổi hội thảo giới thiệu cách sử dụng trang Web và tìm kiếm thông tin trên mạng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong Trường, giúp họ tự nâng cao kiến thức cho bản thân.

* Đặc điểm về cơ chế hoạt động của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng

Về thời gian làm việc, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường đều phải có mặt và làm việc cả 8 giờ/ ngày, 5 ngày/ tuần theo chế độ giờ hành chính của Nhà nước quy định. Đối với những giáo viên có tiết dạy trên lớp, giờ lên lớp buổi sáng tiết

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN

CÁC HỘI ĐỒNG THAM MƯU

CHI BỘ

đầu là 7h00, tiết cuối kết thúc là 11h15’; buổi chiều là 13h00 – 17h15’; mỗi buổi là 5 tiết (có giải lao giữa các tiết học từ 05 phút ÷ 15 phút).

Từ việc quản lý về mặt thời gian như vậy nên các cán bộ, giáo viên, nhân viên

đều được hưởng lương trích từ quỹ ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Xây dựng, từ ngân sách hỗ trợ của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và khoản kinh phí của Trường thu từ Hợp đồng đào tạo với các dự án xi măng. Do vậy, đời sống của CBGV-NV cũng tương đối ổn định, hầu hết đều rất toàn tâm toàn ý với các nhiệm vụ được giao, yên tâm công tác và tự bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Nhà trường và xã hội.

2.1.6 Nhng hn chế

- Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành sản xuất xi măng trong giai đoạn này tuy lớn nhưng đã có sự cạnh tranh đào tạo theo cơ chế thị trường của những trường khác trong cả nước với cơ chếđa dạng hoá ngành nghềđào tạo rất thịnh hành ngày nay. Đồng thời những năm qua, nhiều dự án xi măng bị giãn tiến độ, ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển sinh đào tạo của nhà trường.

- Công tác tuyển sinh hàng năm của Nhà trường không theo thời vụ, rất đa dạng, phức tạp và bịđộng, vì phải đáp ứng theo yêu cầu về thời gian tiến độ của các Công ty và các Dự án xi măng, do đó CBGV nhà trường rất bịđộng, hầu như phải giảng dạy quanh năm, khó bố trí được thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, học bồi dưỡng nâng cao theo như qui định về chếđộ công tác của giáo viên

- Địa bàn đào tạo cũng rất rộng, từ Bắc vào Nam, loại hình đào tạo đa dạng, phức tạp: Đào tạo chính quy dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại, đào tạo từ xa, bồi dưỡng nâng bậc… nhiều khi phải đào tạo tại chỗ vì học viên không cách ly sản xuất được, do vậy rất khó khăn cho việc xây dựng chương trình đào tạo, lập kế hoạch giảng dạy, bố trí địa điểm học, quản lý học sinh, và ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khoẻ, sinh hoạt, đi lại của CBGV Nhà trường.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo đã được đầu tư

nâng cấp nhưng còn ít, chưa đầy đủ, trang thiết bị, máy móc, mô hình giáo cụ

trực quan trang bị cho xưởng trường, phòng thí nghiệm, thực hành còn phiến diện và lạc hậu.

- Đội ngũ giáo viên đã được kiện toàn nhưng còn chưa đủ và mất cân đối, còn thiếu kinh nghiệm thực tế về ngành nghề đào tạo vì đa số giáo viên là trẻ. mới ra trường, chưa qua thực tế sản xuất xi măng.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản (thực chất là các môn cơ bản) ở trường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy học các môn khoa học cơ

bản trong thời đại công nghiệp, Trường Trung cấp nghề (TCN) kỹ thuật xi măng

đã bắt đầu và duy trì hoạt động giảng dạy các môn học này làm nền tảng kiến thức cho các môn học cơ sở, chuyên ngành và việc rèn luyện đạo đức nghề

nghiệp đối với các em học sinh ngay từ những khóa đầu tiên. Năm 2006, khi Trường chuyển đổi thành trường trung cấp nghề, đồng thời thực hiện theo quyết

định của Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành chương trình khung và điều lệ trường trung cấp nghề, Nhà trường đã quan tâm hơn và từng bước chuẩn hóa lại nội dung, chương trình liên quan đến hoạt động dạy học các môn học chung bắt buộc

đối với hệđào tạo dài hạn trình độ trung cấp nghề. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác quản lý giáo dục mặc dù vẫn luôn được các thầy cô giáo, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường quan tâm, trăn trở nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi các môn học cơ sở, chuyên ngành liên quan trực tiếp đến ngành nghề đào tạo chính của trường. Còn đối với các môn khoa học cơ bản, chưa nhận được sự quan tâm đúng mực và sự tâm huyết từ các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo dẫn đến việc người học viên chưa nhận thức sự cần thiết của các môn học này trong hành trang kiến thức nghề

Để hiểu được thực trạng hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản của Nhà trường, ta cần điểm qua một số thông tin về các khóa đào tạo dài hạn trong những năm gần đây.

Nhà trường tuyển sinh hệ đào tạo dài hạn theo 2 hình thức: từ chỉ tiêu ngân sách nhà nước và từ hợp đồng đào tạo với các công ty xi măng.

Bng s 2.2: Các khóa đào tạo dài hạn của trường Trung cấp nghề kỹ

thuật xi măngtrong 5 năm gần đây (từ năm 2005 đến 2009) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Khóa học LỚP Năm tuyển sinh Thời gian

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản ở trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng (Trang 46)