Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 35)

7. Những đóng góp mới của đề tài

1.6.4. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển

và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông…

Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông...

Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.

1.7. Cơ sở lí thuyết về E-Book 1.7.1. Khái niệm về E-book

E-book là từ viết tắt của electronic book (E - book). Hiểu theo cách đơn giản nhất, E - book (E-books hay digital books) là phiên bản dạng số ( hay điện tử) của sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc nội dung độc lập tùy theo người biên soạn. Một số người còn dùng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay E-book readers)

Giống như E – mail (thư điện tử) E-book có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kĩ thuật số cá nhân để xem.

- Sách điện tử cũng có những “định dạng” khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như PDF, PRC, CHM v.v… Những tập tin này sở dĩ khác nhau là vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, bạn cần phải có những chương trình tương ứng.

- Một số ví dụ về e-Book:

• E-Book có thể là một cuốn tiểu thuyết 400 trang với nhiều tranh ảnh minh hoạ hay một truyện ngắn.

• Là một cuốn sách chuyên ngành, giải quyết một tình huống cụ thể nào đó. • E-Book có thể là một CD-ROM đa năng có đầy đủ âm thanh, hình ảnh và video clips.

1.7.2. Ưu và nhược điểm của E – book

1.7.2.1. Ưu điểm của E – book:

- E-book có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về kích cỡ, màu sắc và các thao tác cá nhân hóa tùy theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nỗi bật của E-book chính là khả năng lưu trữ thông tin một cách đồ sộ của nó (một đĩa CD – ROM có thể lưu trữ đến hơn 2000 quyển sách số hóa). Ngoài ra E-book còn có những điểm nổi bật sau đây:

- Chuyển tải được thông tin kiến thức bằng đầy đủ các media: văn bản, hình ảnh, âm thanh, tiếng nói …

- Tạo đươc giao tiếp hai chiều, đối thoại người – máy

- Có thể sử dụng nhiều lần, sử dụng nọi nơi, mọi lúc lặp lại từng phần cụ thể của từng người học.

- Kích thước gọn nhẹ, dễ mang đi, dễ dàng sử dụng chỉ cần một máy tính với cấu hình vừa phải.

- Giá thành rất rẻ có hiệu quả về mặt kinh tế - Tính tái sử dụng cao:

 Có thể chỉnh sửa nếu cần

 Sử dụng độc lập trên web

 Sử dụng trên các LMS khác

- Dễ vận chuyển mọi nơi thông qua e – mail hoặc truyền tệp trên internet. - Dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phổ biến

1.7.2.2. Nhược điểm của E – book:

Tuy nhiên trong quá trình dạy học, có những điểm khác biệt giữa học tập theo lớp học có GV giảng dạy (face to face) và học tập từ xa hay tự học thông qua việc sử dụng E-book là: người tự học (học tại nhà, HS từ xa , HS cô độc – isolated learner) thiếu hẳn những tương tác hết sức quan trong như:

 Tương tác thầy - trò

 Tương tác Trò – môi trường học tập.

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)