Quy trình thực hiện E-book

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 79)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.7.2.Quy trình thực hiện E-book

2.7.2.1. Thiết kế kịch bản dạy học

Đây là bước chuẩn bị đầu tiên trong quá trình thiết kế E-book, GV thể hiện ý tưởng thiết kế của mình, sau đó lựa chọn các tài liệu cần thiết cho quá trình thiết kế bài dạy bao gồm: lựa chọn nội dung, tìm kiếm các hình ảnh, các mô phỏng, các movie, chuẩn bị các bài tập cần thiết cho nội dung biên soạn.

- Động cơ học tập của HS chủ yếu là thi tốt nghiệp, đại học và cao đẳng, đồng thời muốn vận dụng được kiến thức đã học áp dụng vào giải thích các hiện tượng Vật lý diễn ra trong thực tế và các ứng dụng khác trong cuộc sống. Khả năng học tập của các HS lại khác nhau nên trước tiên E-book phải dùng được cho HS ôn thi tốt nghiệp, đại học và cao đẳng, GV dạy ôn thi tốt nghiệp, đại học và cao đẳng. Đồng thời E-book phải cung cấp kiến thức để có thể áp dụng vào giải thích các hiện tượng Vật lý diễn ra trong thực tế và các ứng dụng khác trong cuộc sống ở các mức độ khác nhau.

- Xuất phát từ hệ thống mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” đảm bảo các yêu cầu quan sát được, lượng hóa được, mức mục tiêu được phân cấp dựa theo 6 thang bậc tư duy, gộp nhóm các mục tiêu cùng loại, các mục tiêu được công bố trước cho HS.

- Xuất phát từ nội dung :

+ Nội dung kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” có nhiều khái niệm trừu tượng. (ví dụ: khái niệm pha dao động, độ lệch pha của các dao động...), để HS hiểu và vận dụng được kiến thức, nội dung bài học được “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học, các thí nghiệm ảo, các video về Vật lý trong thực tế được lựa chọn đưa vào phù hợp với nội dung bài học.

+ Bài tập chương “Dòng điện xoay chiều” có nhiều, đa dạng HS thường giải một cách lơ mơ không hình dung được dạng bài tập, không phân tích được hiện tượng,

không biết cách tìm các mối liên hệ giữa các đại lượng.... Dựa vào nội dung kiến thức học sinh cần đạt được sau khi học xong chương “Dòng điện xoay chiều” chúng tôi bám sát mục tiêu dạy học, đảm bảo phù hợp trình độ của học sinh, đảm bảo tính phân hóa khi sử dụng bài tập trong dạy học, phải đi từ các bài tập dễ, cơ bản, sau đó tiếp tục phát triển với độ khó tăng dần, lựa chọn bài tập đa dạng, đủ các loại bài tập trong đề tài đã chọn, mỗi bài tập trong hệ thống phải là một mắt xích, có thể sử dụng kiến thức của bài trước và mở ra hướng phát triển bài tập tiếp theo. Sau đó chúng tôi chia bài tập theo nội dung tương ứng của từng bài học, với các bài học mà bài tập có nhiều nội dung cần luyện tập chúng tôi lại chia thành từng dạng nhỏ để HS dễ nhận dạng, hứng thú tìm hiểu từ đó sẽ tự tích lũy được kinh nghiệm làm bài.

+ Khi HS làm bài tập không phải chỉ đơn thuần là tập vận dụng kiến thức cũ mà cả tập tìm kiếm kiến thức mới, tập các hành động, các phương pháp hoạt động để chiếm lĩnh tri thức mới nên trong nội dung bài học trong E-book sử dụng cả các bài tập và câu hỏi

- Xuất phát từ lựa chọn phương pháp, phương tiện, môi trường dạy học

+ E-book dạy học định hướng việc sử dụng máy tính và Internet vào việc học tập một cách tự lực, tích cực. Gạt bỏ hiện tượng sử dụng máy tính vào những việc giải trí hoặc tìm kiếm những thông tin văn hoá ngoài luồng có hại cho việc phát triển nhân cách của học sinh.

+ Yêu cầu của việc lựa chọn phương pháp dạy học là khoa học và hiệu quả mục tiêu, nội dung bài học bám sát SGK, chương trình thi tốt nghiệp và cao đẳng được đưa vào E-book nên E-book phù hợp năng lực, điều kiện khách quan, chủ quan, tận dụng được thời gian thời gian nhất là khi HS làm bài tập trắc nghiệm… Hệ thống bài tập những chỗ HS thấy khó, hay mắc sai lầm có nội dung hướng dẫn được ẩn đi, những bài khó được đánh dấu * tạo cơ hội dạy học phân hóa, tương tác…

+ Những biện pháp tăng cường năng lực tự học cho HS: GV phải lưu ý có sự khác nhau giữa hoạt động nhận thức của nhà khoa học và nhận thức của HS. Việc HS khám phá ra những tính chất, định luật để làm phong phú cho kho tàng kiến thức của chính bản thân HS, những kiến thức ấy có thể tìm thấy dưới dạng hoàn chỉnh trong sách vở, tài liệu HS phải “tự khám phá lại” để tập làm công việc khám phá trong hoạt động thực tiễn sau này nên chỉ mong muốn HS làm quen với cách suy nghĩ khoa học, vận

dụng lí thuyết về “vùng phát triển gần” của Vưgôxki. Chỗ tốt nhất của sự phát triển của trẻ em là vùng phát triển gần, vùng đó là khoảng cách giữa trình độ hiện tại của HS và trình độ phát triển cao hơn cần vươn tới, không có con đường logic để vượt qua chỗ trống đó nhưng hoàn toàn có khả năng thu hẹp chỗ trống đó đến mức thích hợp để mỗi người có thể thực hiện một bước nhảy vượt qua được. Nội dung bài học, và hệ thống các bài tập trong E-book luôn tạo được mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới bởi các“chỗ trống” được thu hẹp để HS có thể vượt qua do trình “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.

+ Để tạo điều kiện cho HS có thể giải quyết thành công nhiệm vụ được giao, rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản: quan sát, sử dụng thiết bị, phương tiện trong dạy học nên E-book có mục hướng dẫn sử dụng và cài đặt các phần mềm tiện ích, HS sử dụng E-book đồng thời được tìm hiểu luôn cả kiến thức Tin học. Các thí nghiêm đưa vào E-book dùng phương pháp tương tự, phương pháp mô hình, phương pháp thí nghiệm lí tưởng để HS làm quen với các phương pháp nhận thức được sử dụng phổ biến trong Vật lý

- Xuất phát từ kiểm tra đánh giá trong dạy học: các bài kiểm tra và thi có hai hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan thường gọi là tự luận và trắc nghiệm nên hệ thống bài tập đưa vào E-book có hai hình thức tự luận và trắc nghiệm .

Các bài trong để HS tự kiểm tra đánh giá được biên soạn sát với nội dung chuẩn kiến thức, nội dung thi tốt nghiệp và đại học.

2.7.2.2. Số hóa các nội dung dạy học

Sau khi lựa chọn nội dung thiết kế bài học GV sẽ dùng các phần mềm cần thiết để cụ thể hóa ý tưởng và nội dung của mình thành bài học cụ thể. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phần mềm Macromedia Dreamweaver, Macromedia Flash, Violet,

Visual Studio 2010, lập trình ASP.NET để thiết kế E-book, ngoài ra còn có một số phần mềm hỗ trợ khác như: moliza firefox, flash player…

2.7.2.3. Thử nghiệm sử dụng E-book

Sau khi đã hoàn thành E-book tiến hành đưa E-book vào dạy học cụ thể ở trường THPT Tân Lập đánh giá kết quả dạy học có sử dụng E-book.

Thông qua kết quả thử nghiệm E-book sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng E- book trong quá trình dạy học. Ngoài ra còn phát hiện những điểm bất cập của E-book để tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện E-book đạt hiệu quả dạy học cao nhất trước khi đưa E-book vào dạy học đại trà.

2.7.2.5. Đưa E-book vào triển khai đại trà

Đây là bước cuối cùng của quy trình thiết kế E-book. E-book được xem là có hiệu quả khi nó được đưa vào áp dụng đại trà và được sự đón nhận của GV, HS. Khi đó E-book trở thành học liệu hỗ trợ dạy học trên lớp, hỗ trợ học sinh tự học ở nhà, hỗ trợ kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 79)