Nội dung, vai trò của tự học

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 25)

7. Những đóng góp mới của đề tài

1.3.4.Nội dung, vai trò của tự học

1.3.4.1. Nội dung của tự học

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “ tự học là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng, kỹ xảo.... và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung của chính bản thân người học.”

Có nhiều cách tự học khác nhau:

- Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy như tự học của học sinh, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh...

- Tự học không có hướng dẫn của thầy (liên quan đến những người đã trưởng thành, những nhà khoa học )

- Tự học trong cuộc sống (Các nhà văn, các nhà kinh tế, các nhà chính trị xã hội....).

Như vậy, hình thức và đối tượng tự học hết sức phong phú và đa dạng. Đối với mỗi con người trong suốt cuộc đời đều phải kinh qua các dạng tự học trên.

Về nội dung hoạt động tự học cần bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Một là: Chuẩn bị cho hoạt động tự học:

- Xác định nhu cầu và động cơ, kích thích hứng thú học tập. - Xác định mục đích và nhiệm vụ dạy học

Hai là: Tự lực nắm vững nội dung học vấn: - Lựa chọn tài liệu và hình thức tự học. - Tiếp cận thông tin.

- Xử lý thông tin. - Phổ biến thông tin.

Ba là: Kiểm tra và đánh giá. [40]

1.3.4.2. Vai trò của tự học

- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. - Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.

- Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh THPT, quỹ thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.

- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.

- Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với học sinh THPT, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… học sinh sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt.

- Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Với lối dạy

theo hướng “nhồi nhét” trong các nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh khó có thể có thời gian để tự học và tự học có hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 25)