Kết quả hoạt động của E-book chương “Dòng điện xoay chiều”

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 109)

7. Những đóng góp mới của đề tài

3.4.4. Kết quả hoạt động của E-book chương “Dòng điện xoay chiều”

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát hiệu quả của E-book

Nội dung khảo sát Số phiếu

trả lời

Tỉ lệ phần trăm

1. Trong quá trình học chương “Dòng điện xoay chiều” vừa qua, em có thường xuyên đăng nhập vào E-book không?

Có. Rất thường xuyên 25 26.6%

Có. Nhưng không thường xuyên lắm 44 46.8%

Có. Nhưng chỉ thỉnh thoảng khi được nhóm phân công 18 19.1%

Chưa bao giờ đăng nhập 7 7.4%

2. Em có nhận xét như thế nào về nội dung chương “Dòng điện xoay chiều” trên E-book?

Hay, có nhiều nội dung hữu ích, thiết thực 43 45.7%

Hay nhưng nội dung chưa nhiều 32 34.0%

Nội dung chưa hay, cần chỉnh sửa nhiều 2 2.1%

Không có ý kiến 5 5.3%

Ý kiến khác 0 0.0%

3. Với cách học phối hợp giữa E-book và lớp học truyền thống như

vừa được học ở chương " Dòng điện xoay chiều ", em cảm thấy giờ học vật lý như thế nào?

Giờ học thú vị, thoải mái 36 38.3%

Giờ học thoải mái nhưng chưa thú vị lắm 27 28.1%

Giờ học cũng bình thường 19 19.8%

Giờ học nặng nề, chán nản 4 4.2%

Giờ học không hiệu quả, không nắm được nội dung bài 5 5.2%

Không có ý kiến 3 3.1%

Ý kiến khác 0 0.0%

4. Theo em, để giờ học vật lý đạt hiệu quả cao thì yếu tố nào là cần thiết nhất?

Bài ngắn, kiến thức ít và dễ 14 14.9%

Được hướng dẫn làm nhiều dạng bài tập 17 18.1% Có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước từ ở nhà 25 26.6% Biết được sự hữu ích của môn học đối với cuộc sống 14 14.9%

Không khí lớp học thoải mái 7 7.4%

Có nhiều điểm thưởng từ GV 12 12.8%

Không có ý kiến 3 3.2%

Ý kiến khác 2 2.1%

5. E-book có hỗ trợ như thế nào cho việc tự học chương "Dòng điện xoay chiều " vừa qua của em?

Hỗ trợ rất nhiều 43 45.7%

Có hỗ trợ nhưng chưa nhiều lắm 34 36.2%

Không hỗ trợ gì nhiều 9 9.6%

Hoàn toàn không hỗ trợ được gì 5 5.3%

Ý kiến khác 0 0.0%

6. Em có thấy cần thiết duy trì E-book và cách học như vừa được học ở chương “Dòng điện xoay chiều " cho các chương học sau này?

Cần thiết 61 64.9%

Có hay không cũng được 21 22.3%

Không nên tiếp tục duy trì 5 5.3%

Không có ý kiến 5 5.3%

Ý kiến khác 2 2.1%

Với câu 1, ta nhận tỉ lệ truy cập ở mức dộ thường xuyên 26.6% và không thường xuyên lắm 46.8% , là khá cao cho thấy có sự cộng hưởng giữa quá trình tự nỗ lực của các em và sự quan tâm hỗ trợ đúng mức từ phía GV.

Bên cạnh đó, khi khảo sát ở câu hỏi thứ 2, với 79.7% nhận xét tích cực của các em về nội dung của E-book cho thấy E-book thu hút các em không chỉ vì tính thời đại, nhất thời mà còn vì nội dung mà E-book chứa đựng khá phù hợp với nhu cầu thực tế của các em. Đây là tín hiệu đáng mừng cho E-book chương “Dòng điện xoay chiều”. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta vẫn thấy một vài phiếu trả lời cho thấy các rất ít truy cập vào lớp học, một số khác lại đánh giá nội dung lớp học chưa hay. Điều này cho thấy rằng dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nếu một lớp học trực tuyến chỉ do một GV đảm nhận thì khó mà hỗ trợ đầy đủ cho các em HS, vốn có khá nhiều trình độ khác nhau.

Về cách phối hợp E-book và lớp học truyền thống như đã đề xuất nhận được sự đồng tình khá đông ở các em HS. Và cũng từ những giờ học này các em đã nhận ra được tác dụng lâu dài và hiệu quả của các giờ tự học. Vậy E-book có hỗ trợ được cho quá trình tự học của các em hay không? Câu trả lời nằm ở số liệu thống kê câu 4, 5, 6 cho ta thấy rõ điều này. Khi được hỏi ý kiến để có giờ học đạt kết quả cao thì nhân tố nào là cần thiết nhất, có đến 26.6 % các em cho rằng là có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng ở nhà và 18.1% các em cho rằng được hướng dẫn nhiều dạng bài tập. Như vậy các em đã có ý thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài ở nhà và vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng đối với hiệu quả của các tiết học.

Câu 5, tổng số HS cho rằng E-book đã hỗ trợ cho việc tự học của các em lên đến 81.9 %, trong đó số HS cho biết E-book hỗ trợ rất nhiều cho các em lên đến

45.7%.

Câu 6, khi được hỏi có cần thiết duy trì E-book cho các chương sau hay không, có đến 64.9% HS cho là cần thiết.

Như vậy, ngoài các số liệu thực nghiệm thu được, các kết quả qua cuộc khảo sát này cho thấy E-book đã hỗ trợ khá tốt cho quá trình tự học của HS ở chương “Dòng điện xoay chiều”.

Kết luận chương 3

Sau khi nghiên cứu xây dựng E-book, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi của đề tài. Từ kết quả thực nghiệm ở trên có thể khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn đưa ra là đúng đắn, tiến trình dạy - học có sử dụng E-book chương “Dòng điện xoay chiều” (chương trình Vật lý lớp 12 Trung học phổ thông Ban cơ bản) là phù hợp, có tính khả thi, tăng cường năng lực tự học của học sinh và mang lại một số hiệu quả nhất định trong dạy học. Với những kết quả như thế, có thể kết luận rằng việc tổ chức dạy – học với E-book góp phần nâng cao chất lượng học tập tăng cường năng lực tự học của HS, từ đó phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Qua phân tích thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lý bằng phương pháp thống kê toán học điểm bài kiểm tra của học sinh, chúng tôi có một vài nhận xét sau đây:

- Về cơ bản E-book đã soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế. Học sinh có khả năng thích ứng với việc sử dụng E-book tự học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý lớp 12.

- Trên cơ sở sử dụng E-book học sinh vừa tự lực chiếm lĩnh kiến thức, vừa nắm chắc lý thuyết và giải được các bài tập liên quan một cách dễ dàng. Đồng thời giúp học sinh hình thành năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá.

- Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và sử dụng E-book, đồng thời điều tra sự thực hiện các nhiệm vụ học tập đối với học sinh đối với từng bài học, từng nội dung kiến thức chúng tôi nhận thấy cần phải khai thác E-book hướng dẫn học sinh tự học phù hợp với từng nội dung và cần có sự cân đối giữa số lượng câu hỏi với thời gian thực hiện.

- Qua nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy bằng phương pháp chúng tôi đã làm có thể áp dụng soạn thảo E-book cho các phần khác nhau của chương trình vật lý phổ thông nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học vật lý.

- Trong quá trình học tập, học sinh có điều kiện được trao đổi, được diễn đạt ý kiến của mình. Qua đó, rèn luyện ở học sinh khả năng tư duy logic và phát triển năng lực sáng tạo.

- Vì thường xuyên trao đổi thảo luận nên học sinh đã phát triển cách diễn đạt bằng lời, tự tin khi giao tiếp. Đồng thời, cũng phát triển ở học sinh khả năng suy nghĩ, xử lí tình huống một cách nhanh nhạy.

- Qua cách học tập này học sinh đã biết sử dụng ngôn ngữ vật lý để diễn đạt, mô tả, giải thích một hiện tượng. Biết hình thành một kiến thức vật lý theo con đường nhận thức khoa học. Đặc biệt qua tiến trình dạy học này thì học sinh đã phát triển được ngôn ngữ viết, đã biết cách tự ghi chép tóm tắt những kiến thức cần thiết trong bài, biết nhận ra phần nào quan trọng để tiện cho việc học tập.

Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng vẫn còn có một số hạn chế:

+ E-book hướng dẫn học sinh tự học bám sát mục tiêu dạy học và trình độ chung của lớp, chưa bám sát trình độ từng học sinh nên chưa có sự phân hoá cao.

+ Đối tượng thực nghiệm còn ít, cần phải mở rộng hơn.

Hướng phát triển của đề tài

Khắc phục những hạn chế về nội dung và hình thức của E - book, giới thiệu rộng rãi E - book đến GV và HS ở nhiều nơi trong cả nước.

Phát triển theo hướng mở rộng: thiết kế E - book có thêm nội dung của toàn bộ SGK Vật lý lớp 12, thiết kế E - book Vật lý lớp 10, E - book Vật lý lớp 11. Tiếp tục cập nhật các thông tin mới nhất vào E-book qua các phiên bản khác nhau để E-book ngày càng hoàn thiện và có thể trở thành một sản phẩm thương mại. Nghiên cứu, phối hợp thiết kế thêm các mô đun hỗ trợ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của HS.

Phát triển theo chiều sâu: Hoàn thiện một số yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế E- book để có thể triển khai ứng dụng trong phạm vi rộng hơn. Nâng cấp trở thành Web động kết hợp với kho tư liệu (video thí nghiệm Vật lý, video bài giảng Vật lý, ngân hàng câu hỏi và bài tập) để sử dụng trực tuyến.

Trong quá trình thực hiện và thử nghiệm đề tài, bản luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, Cô, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp

K T LUẬN VÀ KHU N NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình thực hiện đề tài: Thiết kế sách điện tử (E-book) chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

Bản thân tôi khi thực hiện đề tài này đã được nâng cao rất nhiều về mặt kiến thức, có thể tự chủ động tiến hành một nghiên cứu khoa học giáo dục. Đã biết sử dụng MacromediaDreamweaver 8, Violet, Crocodile, Flash, Mathematica và các phần mềm hỗ trợ khác trong thiết kế E-book.

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới PPDH và định hướng đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong giờ học, tăng cường năng lực tự học của học sinh. Nêu bật vai trò của phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng trong dạy học Vật lý. Tổng hợp tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lý, giới thiệu một số phần mềm Vật lý có thể ứng dụng trong dạy học Vật lý.

Nghiên cứu sử dụng các phần mềm MacromediaDreamweaver 8, Violet, Crocodile, Mathematica... để thiết kế E - book. Sử dụng thêm một số phần mềm hỗ trợ trong quá trình thiết kế E - book và làm luận văn như: flash, Java…

Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Vật lý lớp 12 cùng một số tài liệu tham khảo khác, sử dụng các phần mềm thiết kế E - book chương “Dòng điện xoay chiều” (chương trình Vật lý lớp 12 Trung học phổ thông Ban cơ bản). Kết quả đã cho ra sản phẩm là 8 bài học cùng một hệ thống các bài tập đa dạng phong phú phù hợp với học sinh học trên lớp, ôn thi tốt nghiệp và thi đại học, hệ thống thi trắc nghiêm để tự kiểm tra đánh giá, hệ thống sơ đồ Graph, hệ thống thí nghiệm mô phỏng, diễn đàn trao đổi, thảo luận...

Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên trường THPT Tân Lập Thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm thông qua phiếu điều tra cho GV và HS đã cho thấy việc áp dụng CNTT trong dạy học Vật lý là phù hợp và cần thiết. Sử dụng E- book triển khai rộng đã mở ra một hướng mới trong đổi mới PPDH, từng bước cụ thể hóa chủ trương “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục ..” của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện đề tài này bản thân tôi cũng đã được nâng cao khả năng nghiên cứu và kỹ năng làm việc của mình nhất là các kỹ năng về CNTT. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian, khả năng của bản thân có hạn nên đề tài còn một số hạn chế như sau:

- Thời gian và số lớp tiến hành thực nghiệm sư phạm còn ít nên các kết quả nghiên cứu chỉ là kết quả ban đầu, mang tính chất thử nghiệm.

- Tính thẩm mĩ của E-book chưa cao, các thông tin cập nhật còn hạn chế.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất như sau:

- Để có thể ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả thì còn rất nhiều khó khăn nhất là khó khăn nhất về cơ sở vật chất, trình độ tin học của GV. Thư viện tư liệu để các GV trao đổi các tư liệu dạy học như: bài giảng, các mô phỏng, các thí nghiệm… cần có sự phối hợp trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu giữa các trường Sư phạm và GV phổ thông để tư liệu được chọn lọc và kiểm định khi đó hiệu quả giáo dục cao hơn .

- Nhà nước cần tăng cường đầu tư và phát triển các phầm mềm có thể ứng dụng trong dạy học, các phần mềm này nên sử dụng bằng ngôn ngữ tiếng Việt, cách sử dụng đơn giản và đưa các phần mềm này lên mạng internet để cho đông đảo GV có thể sử dụng.

- Có thể tổ chức các cuộc thi, các phong trào thiết kế các ý tưởng tổ chức dạy học, các phần mềm qua đó kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của GV trong tổ chức dạy hoc.

TÀI LI U THAM KHẢ * Tài liệu tra cứu tác giả trong nước:

1. GS.TS. Tôn Tích i. Phần mềm toán cho kĩ sư. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. áo cáo kết quả nghiên cứu chương trình cấp nhà nước "Phát triển sự nghiệp giáo dục quốc dân trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội" 1987 - 1990. BGD & ĐT, Hà Nội, tháng 4 năm 1991.

3. Phạm Ngọc ằng. Nghiên cứu và xây dựng phần mềm mô phỏng để dạy học các bài về sản xuất hóa học trong chương trình phổ thông. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Đại học sư phạm Hà Nội, 2004 .

4. ộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Vật lí. Nxb Giáo dục, 2007.

5. Lương Duyên ình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh.Bài tập Vật lí 12. Nxb Giáo dục, 2008.

6. Lương Duyên ình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh. Sách giáo viên Vật lí 12. Nxb Giáo dục, 2008.

7. Lương Duyên ình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh. Vật lí 12. Nxb Giáo dục, 2008.

8. Lương Duyên ình (chủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Quang Sính.

Bài tập Vật lí đại cương tập 2: Điện-Dao động- Sóng. Nxb Giáo dục, 2003.

9. Lương Duyên ình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ. Vật lí đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng. Nxb Giáo dục, 1994.

10. Nguyễn Hữu Châu(2005).Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Cương. Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học. Bộ GD & ĐT Hà Nội, 1995.

12. Nguyễn Mạnh Cường. Sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để nâng cao hịêu quả dạy - học và đổi mới phương thức đào tạo. Kỉ yếu hội thảo khoa học. Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kĩ thuật. Huế, tháng 4- 2004

13. TS. Tôn Quang Cường. Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên các trường THPT chuyên. Tài liệu tập huấn Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

Một phần của tài liệu Thiết kế sách điện tử ( E-Book) chương Dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)