7. Những đóng góp mới của đề tài
2.7.3. Sử dụng E-book chương “Dòng điện xoay chiều”Vật lý lớp12
* Trang chủ E-book
Hình 2.16: Trang chủ E-book
Phần Menu được hiển thị ở bên trên bao gồm các modun chính:
- Trang chủ: liên kết tới trang chủ.
- Hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn chi tiết cấu trúc ebook, cách hiển thị dữ liệu, cách khai thác thông tin từ ebook, cách thi trắc nghiệm....
- Thí nghiệm: Mô phỏng các động tác kéo thả, tháo lắp, điều chỉnh dụng cụ thí nghiệm như thí nghiệm thực, bên cạnh đó còn có video mô phỏng cách tiến hành thí nghiệm.
- Graph: Một trong các cách giúp HS nắm vững kiến thức bài học là tự mình tóm tắt lại bài học. Xây dựng dàn ý tóm tắt bài học chính là việc rút ra những nội dung chủ yếu của bài học đó. Do vậy dàn ý tóm tắt bài học phải là một bản tóm tắt khái quát nhất, đầy đủ nhất về nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay được bài học nghiên cứu về vấn đề gì, các nội dung được đề cập đến trong bài, các kiến thức cơ bản của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức được thể hiện như thế nào. Qua đó HS nắm bài một cách vững chắc, ghi nhớ được lâu, tái hiện nhanh. Đồng thời qua việc tự tóm tắt dàn ý bài học sẽ hình thành ở HS tính tự giác, tính tích cực học tập; có thái độ, động cơ học tập đúng đắn; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hình thành được phương pháp học tập...
Để có thể lập được dàn ý tóm tắt bài học, HS phải thực hiện các thao tác cơ bản sau:
- Đọc kỹ toàn bài để biết được bài học nghiên cứu về vấn đề gì.
- Xác định cấu trúc bài học (bài học đó bao gồm bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu về vấn đề gì và được sắp xếp như thế nào).
- Xác định các ý chính của từng nội dung (mỗi nội dung gồm bao nhiêu ý cơ bản, những ý cơ bản đó là gì?)
- Xác định mối quan hệ giữa các nội dung. - Tóm tắt toàn bài (nêu lên các nội dung chủ yếu). - Kiểm tra và hoàn thiện.
Sau đó HS sẽ phải diễn đạt một cách tóm tắt nhất nhưng đầy đủ ý nghĩa nhất toàn bộ nội dung các kiến thức cơ bản của bài học dưới dạng một bản tóm tắt.
Để cụ thể hóa công việc tóm tắt, e-book được thiết kế một môđun Graph (Sơ đồ bài học). Xây dựng sơ đồ, mô hình hóa nội dung bài học chính là quá trình gạt bỏ những yếu tố không bản chất, chỉ giữ lại những yếu tố bản chất, cơ bản nhất, kết nối chúng lại với nhau theo lôgic phát triển bên trong của đối tượng nghiên cứu.
Với quan điểm như trên thì việc xây dựng sơ đồ bài học (graph bài học) cho ta cái nhìn khái quát, trực quan và mang tính lôgic- hệ thống... về nội dung kiến thức và mối quan hệ ràng buộc giữa các đơn vị kiến thức trong một bài học hoặc các bài học với nhau. Cụ thể là:
- Tính khái quát: Khi nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy được toàn bộ nội dung kiến thức. Bởi vì các kiến thức cơ bản "chốt" được đặt tại các đỉnh của graph, mối liên hệ giữa các kiến thức được thể hiện bằng các cung kết nối (hay mũi tên), nhờ vậy mà ta có còn nhận ra mối quan hệ tàng ẩn giữa các kiến thức đó.
- Tính trực quan: Sơ đồ sau khi xây dựng được là một bản tóm tắt nội dung bài học, trong đó các kiến thức được sắp xếp theo một hệ thống logic chặt chẽ, theo một mối liên hệ nhất định. Do đó nó trở thành một công cụ giúp người học nhanh chóng nhận ra vấn đề.
- Tính lôgic- hệ thống: Với nội dung kiến thức được trình bày bằng lời, phải suy nghĩ tìm hiểu lâu mới tìm ra lôgic của vấn đề. Nhưng với sơ đồ graph thì mối liên hệ giữa các nội dung được thể hiện rất rõ qua việc sắp xếp các đỉnh kiến thức và
các cung thể hiện mối liên hệ của các kiến thức đó, giúp học sinh nắm kiến thức một cách khái quát, ghi nhớ và tái hiện kiến thức thuận lợi hơn. Bởi vì kiến thức phải nhớ là các kiến thức “chốt” được đặt trên các đỉnh và dựng lại những gì cần nhớ từ kiến thức “chốt” ấy. Sơ đồ không chỉ giúp HS nhớ được tốt, có nhiều cơ hội hơn để xử lý thông tin ở "cấp độ cao hơn" mà còn tạo cơ hội cho lối tư duy chia sẻ, hợp tác, vừa kích thích tư duy, vừa gây hứng thú. Ngoài ra, nhờ xây dựng sơ đồ kiến thức mà phát triển ở HS khả năng tổng hợp, khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, qua đó hình thành những kỹ năng học tập cần thiết , thay đổi dần cách học thuộc lòng vở ghi hoặc sách giáo khoa một cách máy móc.
Muốn xây dựng sơ đồ bài học HS cần phải thực hiện các thao tác sau: - Tìm hiểu nội dung bài học: Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK, tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quát về nội dung bài học.
- Lập danh mục kiến thức cơ bản: Phân tích nội dung tài liệu học tập, phát hiện, chọn lọc, liệt kê toàn bộ kiến thức cơ bản (kiến thức “chốt”) của tài liệu học tập để đặt nó vào các đỉnh của sơ đồ. Có thể gộp những kiến thưc “chốt” cùng tính chất, cùng thể loại về ý nghĩa và nội dung vào chung một đỉnh.
- Xây dựng sơ đồ:
+ Mã hóa nội dung các đỉnh bằng những ký hiệu quy ước sao cho dễ hiểu, dễ sử dụng.
+ Sắp xếp các đỉnh một cách hợp lý, sao cho phản ánh đúng lôgic khoa học của nội dung tài liệu học từ khái niệm xuất phát cho đến khái niệm cuối cùng, đồng thời làm nổi bật được những ý cơ bản, chủ chốt của nội dung. Ngoài ra còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ của sơ đồ.
+ Lập cung: nối các đỉnh từng đôi lại với nhau có hoặc không có mũi tên. Nếu cung có mũi tên thì đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất.
+ Hoàn thiện sơ đồ: Nghiên cứu xem sơ đồ đã phản ánh đầy đủ nội dung tài liệu chưa về những kiến thức cơ bản và mối quan hệ của các kiến thức ấy, sau đó hoàn thiện sơ đồ.
Khi sử dụng sơ đồ graph để ôn tập, chúng tôi đặt ra mục tiêu đối với HS ở hai mức độ:
sơ đồ bài học. Sau đó yêu cầu từ sơ đồ đã có HS phải chuyển hóa thành bản tóm tắt bài học (chuyển từ “ngôn ngữ sơ đồ” sang “ngôn ngữ văn bản”).
- Mức độ thứ hai: Yêu cầu HS tham gia xây dựng và hoàn thiện sơ đồ theo một số gợi ý cho trước.
Với mục tiêu ở hai mức như vậy, chúng tôi tiến hành thiết kế và xây dựng Môdule này như sau:
- Ở mức độ thứ nhất: Dựa trên tài liệu SGK, lập sơ đồ tóm tắt bài học hoàn chỉnh và chi tiết thể hiện cấu trúc nội dung và lôgic hình thành kiến thức trong bài học đó rồi đưa ra cho HS nghiên cứu. Sau khi HS đã nghiên cứu kỹ sơ đồ, có cái nhìn bao quát về nội dung kiến thức và logic hình thành kiến thức, HS sẽ phải thể hiện sự hiểu và nắm vững bài học của mình bằng việc chuyển hóa từ sơ đồ thành bản tóm tắt bài học rồi gửi về cho GV để có cơ sở đánh giá.
- Ở mức độ thứ hai: Đưa ra cho HS một sơ đồ còn khuyết các đỉnh và yêu cầu HS tìm nội dung để điền và các đỉnh còn khuyết để tạo thành sơ đồ hoàn chỉnh.
Để có thể thực hiện được các thao tác đó trong trình duyệt Web cần thực hiện theo phương án sau:
+ Tạo mỗi đỉnh của graph là một đối tượng đồ họa.
+ Lập trình bằng phần mềm Macromedia Flash hoặc Java để có thể di chuyển (kéo-thả) bằng chuột máy tính các đối tượng đó vào các vị trí định trước trên màn hình máy tính.
- Lập trình bằng phần mềm Macromedia Flash hoặc Java để phản hồi hướng dẫn khi HS thực hiện các thao tác đúng hoặc không đúng.
Ví dụ: Khi xây dựng sơ đồ bài học “Đại cương về dong điện xoay chiều”, chúng tôi tạo nội dung của các đỉnh graph bằng các đối tượng đồ họa sau:
Hình 2.17: Nội dung các đỉnh Graph
Sau đó, yêu cầu HS sử dụng các đối tượng đó để kéo-thả vào các vị trí tương ứng trong sơ đồ sau:
Hình 2.18: Giao diện sơ đồ còn khuyết các đỉnh Graph
khuyết. Sau đó click vào nút “Hoàn thành”. Trong quá trình thực hiện, nếu HS kéo - thả sai thì hệ thống sẽ thông báo:
Hình 2.19: Thông báo của hệ thống khi chưa đúng kết quả
Khi đó, HS có thể click vào nút “Làm lại” để thực hiện lại công việc của mình. Nếu thực hiện việc kéo – thả đúng:
Hình 2.20: Giao diện sơ đồ logic bài “Đại cương về dòng điện xoay chiều”
Sau đó click vào nút “Hoàn thành” thì hệ thống sẽ thông báo: Hình 2.21: Thông báo của hệ thống khi đúng kết quả
- Thi trắc nghiệm: + Hướng dẫn:
Hình 2.22: Hướng dẫn làm trắc nghiệm
+ Đầu tiên HS chọn đề thi
Hình 2.23: Giao diện môđun HS chọn đề thi
+ Tiếp đến HS làm bài thi:
Hình 2.24: Giao diện môđun HS làm bài thi
+ HS kiểm tra kết quả:
Hình 2.25: Giao diện môđun kết quả bài thi của HS
- Thảo luận: Vừa là sân chơi tri thức, nơi giải đáp các thắc mắc, chia sẻ khinh nghiệm, kĩ năng...vừa là nơi học tập chủ động.
Thảo luận nhóm trong ôn tập là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm của mỗi cá nhân về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức điểu khiển của GV. Trong quá trình thảo luận nhóm, HS được tự do trình bày ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn, hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ chung. Thông qua thảo luận, HS có điều kiện mở rộng, đào sâu kiến thức đã học, nhìn nhận chúng một cách rõ ràng hơn. Đồng thời thông qua thảo luận còn giúp HS phát triển kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận. Trong quá trình tham gia thảo luận HS thể hiện tính tích cực, chủ động hơn trong học tập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với mọi người. Việc thảo luận trong nhóm không những tạo cơ hội cho HS cọ sát những quan điểm, chính kiến về tri thức, mà còn là điều kiện để các em thể hiện chính mình, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức. Mặt khác việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm còn giúp GV nắm được hiệu quả giáo dục HS về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của HS …
Để các diễn đàn thảo luận sử dụng có hiệu quả, trong khi xây dựng chúng tôi nhấn mạnh vào vai trò tổ chức hướng dẫn của GV và chú trọng vào nội dung các cuộc thảo luận.
- Về vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV: GV phải là người khởi xướng cuộc thảo luận, khuyến khích sự tham gia của nhiều HS vào diễn đàn, đặt các câu hỏi và khắc phục những bất đồng giữa các HS. Ngoài ra cần phải có sự khéo léo của GV để dàn sếp sao cho mọi người tham gia phải nói với nhau, nghe lẫn nhau, đáp lại điều người khác nói, đưa ra nhiều hơn một quan điểm về chủ đề đang thảo luận, có ý định tăng cường tri thức, hiểu biết, hoặc đánh giá một vấn đề.
- Về nội dung: nội dung các cuộc thảo luận phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu: đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức của cá nhân, phải có tính vấn đề, có mức độ khó khăn
nhất định và đặc biệt phải gây sự hấp dẫn đối với người tham gia thảo luận. Các chủ đề thảo luận có thể do GV đề ra hoặc cũng có thể do các HS đề ra. Nếu là các chủ đề do HS đề ra thì GV phải là người kiểm soát, sắp xếp, lựa chọn để tránh trường hợp các chủ đề trùng nhau, GV có thể xóa bỏ những chủ đề có nội dung không phù hợp.
- Về phương pháp thảo luận: Các chủ đề thảo luận được đưa ra dưới dạng các câu hỏi, các bài toán mà lời giải của nó không có sẵn trong tài liệu SGK. Để tìm kiếm câu trả lời, HS cần phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức, phải tranh luận, bổ sung, hoặc bác bỏ các ý kiến của những người cùng tham gia để cuối cùng đi đến thống nhất một cách lý giải hợp lý cho vấn đề đã đặt ra.
- Về hình thức thảo luận: các câu hỏi và các câu trả lời cho mỗi chủ đề được những người tham gia trực tiếp soạn thảo trên trình duyệt Web dưới dạng những đoạn văn bản ngắn và gửi lên diễn đàn. Tất cả các thành viên tham gia thảo luận đều có quyền đưa ra ý kiến của mình, đồng thời được nhìn thấy các ý kiến của những người khác đã đưa ra và họ có quyền bổ sung hoặc bác bỏ những ý kiến đó.
- Về cách đánh giá: Trong mỗi chủ đề thảo luận, HS và GV có quyền đánh giá các ý kiến của người khác bằng hình thức cho điểm. Những ý kiến nhận được nhiều sự đánh giá cao (cho điểm cao) là những ý kiến hay, lập luận đúng và chặt chẽ mang tính thuyết phục phần lớn những người tham gia thảo luận.
Ví dụ: Khi học sinh tham gia vào một diễn đàn, HS sẽ nhìn thấy rất nhiều các chủ đề thảo luận đã được khởi tạo. HS có thể chọn một chủ đề để tham gia, hoặc tham gia đồng thời nhiều chủ đề trong đó. Ngoài ra HS cũng có thể khởi tạo một chủ đề mới để mời mọi người cùng tham gia thảo luận.
Hình 2.26: Giao diện của module diễn đàn thảo luận nhóm
- Khi tham gia thảo luận trong một chủ đề nào đó, HS sẽ được nhìn thấy các ý kiến của những người tham gia, họ có quyền gửi câu trả lời (phúc đáp) hay ý kiến bình luận của mình về các vấn đề xung quanh câu hỏi và các câu trả lời, có quyền gửi các đánh giá của mình về các câu trả lời của người khác đang tham gia trong chủ đề đó. Các cuộc thảo luận chỉ kết thúc khi các vấn đề đưa ra đã cơ bản được giải quyết, tức là đã có một hoặc một vài lý giải được giáo viên và đa số người tham gia chấp nhận.
- Giải trí: Một số thông tin mang tính chất thư giãn, giúp người dùng thư giãn trong quá trình học.
Hình 2.28: Giao diện môđun Giải trí
- Các liên kết: Chứa các địa chỉ hữu ích người dùng có thể khai thác trên internet.
Hình 2.29: Giao diện môđun Liên kết
* Hướng dẫn sử dụng.
E-book chương “Dòng điện xoay chiều”Vật lý lớp 12 gồm 7 bài học Vật lý, 1 bài thực hành, được thiết kế làm tài liệu tham khảo cho GV và HS. Đối với GV E-book là tài liệu gợi ý cho GV về các ý tưởng dạy học, với HS E-book là tài liệu sử dụng cho quá trình tự học. Toàn bộ nội dung của một bài học được trình bày theo 4 mô đun bao gồm:
- Mô đun mục tiêu bài học:(được mặc định khi mở vào bài học tương ứng) cho biết tất cả các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần đạt được qua bài học này.
Hình 2.30: Giao diện mục tiêu bài học
- Mô đun nội dung bài học: đây là nội dung cụ thể của bài học, tất cả các nội dung này đều được thiết kế theo trình tự SGK (Chương trình Vật lý lớp 12 THPT). Ý tưởng thiết kế ở đây là HS chủ động ghi nhận kiến thức bài học, khi tự trả lời các câu hỏi HS đã cụ