Vai trò của nhân tố khách quan đối với hoạt động doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 45)

Nói tới nhân tố khách quan của doanh nghiệp, tức là chúng ta bàn tới tất cả những gì tồn tại bên ngoài doanh nghiệp, tồn tại một cách khách quan và không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ doanh nghiệp.

Một trong những nhân tố khách quan trong hoạt động doanh nghiệp là đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Việc chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng cách tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, là hết sức cần thiết và quan trọng. Mặt khác, một trong những yêu cầu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường là vấn đề đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Để thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thì chúng ta xem việc cổ phần hoá các doanh nghiệp là một phương tiện quan trọng và hết sức hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm sao Đảng và Nhà nước phải đề ra những chủ trương, chính sách , những hành lang pháp lý làm sao cho hợp lý để tạo ra những nhân tố khách quan hợp lý cho hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả và đảm bảo đi đúng hướng. Muốn vậy, một là cổ phần hoá không biến thành tư nhân hoá; hai là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình cổ phần hoá…[Xem 48, tr.21,26].

Mặt khác, lịch sử phát triển của các nền kinh tế thị trường đã thể hiện một tính quy luật là: một mặt, kinh tế thị trường tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác nó cũng tạo ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cả về kinh tế lẫn xã hội. Mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh “ đã quy định tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính định hướng đó thể hiện ở sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Sự định hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự khác biệt với nền kinh tế thị trường của các nước khác. Sự khác biệt này được Đảng ta nhận định rõ trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX như sau: “ Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân “ [15, tr.67]. Từ việc tổng kết hoạt động thực tiễn, chúng ta có thể khái quát tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau:

Một là, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của nền kinh tế thị trường được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, ổn định nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh qua đó góp phần yêu cầu phát triển rút ngắn, “ đi tắt đón đầu “ ở nước nước ta hiện nay.

Hai là, đồng thời với việc khai thác triệt để những mặt tích cực của kinh tế thị trường, chúng ta cần khắc phục, ngăn ngừa và giảm thiểu mặt trái của nền kinh tế thị trường nhằm giải phóng sức sản xuất, bảo vệ lợi ích của nhân dân đồng thời nâng cao vị thế làm chủ của người lao động.

Ba là, thực hiện nhiều hình thức phân phối, như phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo mức góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu qủa kinh tế là chủ yếu.

Bốn là, lấy việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu. Phát triển đa thành phần kinh tế, đa dạng các hình thức sở hữu, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Quan trọng hơn cả là làm cho kinh tế Nhà nước phát triển cả về chất và lượng, để thành phần kinh tế này thực sự đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đồng thời là nhân tố đảm bảo cho việc định hướng xã hội chủ nghĩa, làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm là, nền kinh tế đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm hạn chế, khắc phục những mặt trái của thị trường, bảo đảm thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà kinh tế thị trường tự nó không làm được.

Với định hướng chính trị như vậy, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Sự lãnh đạo và quản lý đó là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế thị trường nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Điều này còn có nghĩa, Đảng và Nhà nước phải khẳng định vai trò của mình bằng các cơ chế, chính sách, cũng như mọi chủ trương đường lối đúng đắn , đồng thời phải tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng qua đó tạo ra một “sân chơ ” bình đẳng, sòng phẳng và khách quan cho các hoạt động doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bền vững lâu dài được.

Từ toàn bộ sự phân tích nêu trên, hoạt động của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sự tác động ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đem lại mà doanh nghiệp còn bị chi phối ảnh hưởng bởi điều kiện khách quan - đó chính là

môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, nội dung của các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

- Môi trường kinh tế, bao gồm các nhân tố về kinh tế thuộc môi trường vi mô và vĩ mô: tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

- Môi trường pháp lý bao gồm: hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Môi trường văn hoá - xã hội: tình trạng việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống, văn hoá ở từng địa phương…

- Môi trường chính trị bao gồm: hệ thống chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Môi trường công nghệ: được phản ánh qua tình hình nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, mức đầu tư cho khoa học - công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, trình độ và năng lực công nghệ quốc gia…

- Môi trường sinh thái: những ràng buộc xã hội về môi trường, xử lý chất phế thải, chống ô nhiễm môi trường…

- Môi trường quốc tế: được thể hiện bằng các xu hướng chính trị thế giới; chính sách mở cửa và bảo hộ của các nước; xu hướng toàn cầu hoá…

Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một mặt, môi trường kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp các tác động tích cực hoặc tiêu cực, môi trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng. Mỗi sự thay đổi trong từng yếu tố của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp cụ thể, chính xác, nếu không hoạt động kinh doanh sẽ bị sa sút, thậm chí phải ngừng hẳn. Mặt khác, môi trường tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp. Nếu nắm bắt được những cơ hội đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện để thành công. Không chỉ chịu những tác động từ phía môi trường, mà chính doanh nghiệp cũng có những tác động nhất định đến môi trường kinh doanh: tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, giảm bớt tệ nạn xã hội, gây ô nhiễm môi trường. Nó làm thay đổi những mối quan hệ chính trị và các mối quan hệ quốc tế. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, thì doanh nghiệp vừa là chủ thể tồn tại trong môi trường kinh doanh, vừa

có thể là một yếu tố của môi trường kinh doanh, như hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam là công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế, để điều tiết kinh tế vĩ mô, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp Nhà nước có một vai trò nhất định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, việc cải tiến và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước cũng là một trong những biện pháp để hoàn thiện môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp được coi như một đơn vị sản xuất cơ sở. Mọi hoạt động của doanh nghiệp bị bó hẹp, từ các yếu tố đầu vào, sản xuất theo kế hoạch và không phải quan tâm đến việc tiêu thụ vì do thương nghiệp quốc doanh đảm nhận, nên các doanh nghiệp không cần quan tâm đến việc phân tích môi trường kinh doanh. Khi đó, môi trường kinh doanh vẫn còn đơn giản và tương đối ổn định, các yếu tố thị trường chưa phát triển. Khi chuyển đổi cơ chế sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi và biến động liên tục. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến việc phân tích môi trường kinh doanh, phải tìm cách điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu của môi trường kinh doanh, phải tìm cách thích nghi để tồn tại và phát triển. Về phía Nhà nước cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh trong quản lý kinh tế trong việc chủ động tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc định hướng và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp một cách khách quan hơn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của đất nước trong từng giai đoạn. Gần đây, môi trường kinh doanh được đề cập đến rất nhiều trong các hội nghị, hội thảo cấp Nhà nước, ngành và doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường phải biết cách phân tích môi trường kinh doanh, biết khai thác các yếu tố thuận lợi của môi trường kinh doanh, một mặt, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh; mặt khác, phát hiện ra những nguy cơ, mối đe doạ đến sự tồn tại của doanh nghiệp, để chủ động tìm biện pháp đối phó kịp thời đảm bảo cho doanh nghiệp trụ vững trên thị trường. Có thể nói, môi trường kinh doanh có tác động lớn đến sự phát triển của các doanh

nghiệp. Môi trường kinh doanh thuận lợi được coi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho sự vươn lên của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh không thuận lợi không những kìm hãm, cản trở mà đôi khi, còn làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hàng loạt.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện tổng hợp sự tác động của các yếu tố, điều kiện vật chất và phi vật chất tạo nên những nguồn lực và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Bản thân doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh và còn là một đơn vị tổ chức xã hội. Nó mang tính hệ thống và được cấu thành từ nhiều yếu tố, điều kiện tạo nên một khung cảnh diễn ra những hoạt động kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp. Cũng trong môi trường nội bộ của bản thân doanh nghiệp lại gồm các yếu tố và điều kiện về tài chính, nhân sự, công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật; trình độ vận dụng tri thức khoa học - công nghệ, trình độ quản lý… Chúng tác động trực tiếp tới việc lựa chọn hoạt động của doanh nghiệp. Nó nói lên khả năng hoạt động, khả năng tận dụng cơ hội, sự thuận lợi của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể nói, thước đo khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cạnh tranh là mức độ nhận biết và khả năng tận dụng những cơ hội kinh doanh trên thị trường. Trong môi trường kinh doanh, các cơ hội đều bình đẳng trước tất cả các doanh nghiệp. Điều quan trọng, là phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội đó sẽ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, nhận biết ra cơ hội và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh là chưa đủ, mà phải có đủ khả năng tận dụng cơ hội. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn thiện môi trường nội bộ của mình, phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới khai thác được điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh đem lại.

Kết luận chương I: Trên đây chúng tôi đã phân tích sự tác động của nhân tố

chủ quan và nhân tố khách quan đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tác động của nhân tố khách quan còn tuỳ thuộc vào vai trò của nhân tố chủ quan. Thực chất vai trò của nhân tố chủ quan ở đây là vận dụng khai thác một cách

tối đa các yếu tố của nhân tố khách quan đem lại để tác động vào hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tập trung phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Những nội dung đã được xem xét nêu trên sẽ là căn cứ, cơ sở để xem xét thực trạng việc phát huy nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó để chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề còn vướng mắc tồn tại, và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tác dụng của nhân tố chủ quan trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay.

Chương 2

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát huy Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 45)