Thực tế những năm đổi mới vừa qua cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là việc các doanh nghiệp đã bước đầu khai thác, phát huy vai trò tích cực của nhân tố chủ quan lẫn khách quan của doanh nghiệp nhằm thay đổi những chiến lược kinh doanh của mình; từ việc tập trung chủ yếu đầu tư vào khoa học - công nghệ, huy động vốn, tập trung phát huy nguồn lực con người, tận dụng những cơ hội kinh doanh do môi trường đem lại, không trông chờ vào sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước như trước đây đến việc tập trung chú trọng nhiều hơn đến các nhân tố khác mang tính sáng tạo, thị trường, phát huy năng lực nội sinh… Những nỗ lực này của các doanh nghiệp trong việc phát huy đồng thời cả nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp các doanh nghiệp tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tạo niềm tin sức mạnh vào khả năng phát triển và hội nhập. Trong những năm gần đây, hoạt động doanh nghiệp đã có bước phát triển khá mạnh, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm. xóa đói giảm nghèo… Mặt khác, sự mở rộng phát triển hệ thống doanh nghiệp là yếu tố quan
trọng, góp phần vào việc chuyển dịch các cơ cấu của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, luật Hợp tác xã và đặc biệt là luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được ghi nhận và đề cao. Thực trạng việc phát huy nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan của doanh nghiệp như sau:
- Nhân tố chủ quan:
Về trình độ vận dụng tri thức khoa học - công nghệ: Khoa học - công nghệ nói chung và tri thức khoa học - công nghệ nói riêng được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và gắn với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này được khẳng định bởi các Nghị quyết số 37 (ngày 20/01/1981) về chính sách khoa học - kỹ thuật, Nghị quyết số 26 về phát triển khoa học - công nghệ trong sự nghiệp đổi mới (1991) của Bộ Chính trị khi coi khoa học và công nghệ vừa là căn cứ, vừa là công cụ để thực hiện có kết quả các kế hoạch kinh tế - xã hội và việc yêu cầu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ; khuyến khích ký kết hợp đồng trong hoạt động khoa học - công nghệ.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Theo tinh thần đó, Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết số 02/NQ - HNTW về định hướng chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010. Nghị quyết đã khẳng định một lần nữa vai trò động lực và nền tảng của khoa học - công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đồng thời nhấn mạnh rằng, chính sách phát triển của nước ta là chính sách phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, bằng khoa học và công nghệ. Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ; huy động mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoa học - công nghệ, xóa dần bao cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho khoa học - công nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ quan khoa học - công nghệ có quyền chủ động cao trong hoạt động khoa học - công nghệ, liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh có quyền thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh những kết quả nghiên cứu của mình. Sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu khoa học theo hướng gắn kết hơn với sản xuất, chuyển các cơ quan nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ về các doanh nghiệp. Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) đã nhấn mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường khoa học - công nghệ, kiên quyết xóa bỏ bức tường ngăn cách khoa học với sản xuất, gắn bó hữu cơ chặt chẽ khoa học - công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển các cơ quan nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp, có đủ tư cách pháp nhân để sản xuất kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu của mình. Cần có cơ chế chính sách khuyến khích bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dựa vào công nghệ mới. Xóa bỏ hành chính bao cấp trong quản lý khoa học - công nghệ, loại bỏ những tàn dư của chế độ bao cấp mà doanh nghiệp có thể dựa dẫm, buộc các doanh nghiệp phải thực sự cạnh tranh bằng hiệu quả, bằng ứng dụng khoa học - công nghệ, bằng năng lực sáng tạo và đổi mới.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trong nước và quốc tế buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến đổi mới khoa học và công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, ra sức đào tạo đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới tổ chức quản lý, cải tạo mẫu mã, cải tiến dịch vụ khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực vẫn còn tồn tại tình trạng độc quyền, thiếu cạnh tranh, là hệ quả của tàn dư chế độ quản lý cũ; nhiều doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự chủ động, qua đó tạo ra sự bất bình đẳng trong năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Những năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân mới phát triển nhanh, cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài nhờ vào việc mạnh dạn đầu tư và vận dụng tri thức công nghệ mới, cách tổ chức quản lý mới, đặc biệt là sử dụng tin học, internet, thương mại điện tử, tiếp cận thị trường thế giới, đổi mới cung cách phục vụ khách hàng…
Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của tri thức khoa học - công nghệ trong mấy thập kỷ qua cho thấy vai trò to lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sáng tạo (doanh nghiệp kinh doanh khoa học - công nghệ). Nhờ các doanh nghiệp, các ý tưởng khoa học mới biến thành sản phẩm thương mại và các doanh nghiệp do yêu cầu của thị trường phải tiến hành nghiên cứu nhanh chóng đổi mới sản phẩm. Những thành tựu đột phá to lớn trong khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ về vật liệu mới là do các doanh nghiệp tạo ra; các doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn và cũng thu được lợi nhuận khổng lồ, qua việc phát triển internet, thương mại điện tử, giải mã bộ gien người… Doanh nghiệp giữ một vai trò trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ. Doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới dịch vụ khách hàng; doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển của mình trên cơ sở nghiên cứu dự báo công nghệ và thị trường; doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu triển khai và đào tạo
nhân lực, coi đó là yếu tố quyết định nhất đối với sức mạnh cạnh tranh. Nhà nước phải khuyến khích thành lập và phát triển nhanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp này cơ động, linh họat, dễ tiếp nhận công nghệ mới, dễ chuyển đổi công nghệ, sản phẩm, thu hút nhiều lao động, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp sáng tạo (doanh nghiệp kinh doanh công nghệ).
Về cơ chế, phương thức tổ chức hoạt động:Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, bên cạnh những chuyển biến tích cực về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nhân tố con người phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hịên đại hoá đất nước, vẫn còn tồn tại những hạn chế cố hữu cơ chế cũ để lại trong nếp nghĩ và hành động không nhỏ của bộ phận người lao động.
Song, có thể nói, làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả nhân tố con người trong lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và phát triển hoạt động doanh nghiệp nói riêng đang là một vấn đề cấp bách và thiết yếu.
Nhìn tổng thể, nền kinh tế - xã hội nước ta bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại những khó khăn bất cập. Chính sách lao động và thu nhập còn chưa hợp lý, việc trả công lao động, sa thải người lao động còn tùy tiện, nhất là trong điều kiện dôi dư lao động như hiện nay. Người lao động chưa thực sự làm chủ sức lao động của mình. Vai trò của hoạt động công đoàn bị lu mờ, thậm chí bị vô hiệu hoá ở một số doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và liên doanh.
Ngoài ra, khi chuyển sang cơ chế quản lý mới, các chính sách còn chưa đồng bộ và nhiều sơ hở, thể hiện ở việc quyền tự chủ được trao cho các doanh nghiệp rộng rãi nhưng trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội còn chưa cao dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, sản xuất cầm chừng thậm chí lạm vào vốn của Nhà nước không thực hịên nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, trong chính sách vẫn còn tồn tại chế độ ưu tiên, ưu đãi dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng một mặt, hưởng chế độ ưu tiên; đồng thời, lại đòi Nhà nước bao cấp dưới hình thức này hay hình thức khác…; chính sách cán bộ quản lý lãnh đạo vẫn còn chưa thay đổi kịp với công cuộc đổi mới, trình độ quản lý kinh tế, lãnh đạo còn
hạn chế, nạn tham nhũng, nhũng nhiễu doanh nghiệp gây hậu quả xấu cản trở công cuộc đổi mới. Lạm phát còn ở mức cao, sản xuất công nghiệp chưa ổn định, hiệu quả thấp, thủ tục hành chính còn rườm rà, vi phạm pháp luật kinh doanh còn khá phổ biến… Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do:
Thứ nhất, đó là sự mâu thuẫn, bất công về lợi ích. Chính sách đối với người lao động chưa thực sự là động lực khuyến khích tinh thần say mê, sáng tạo lao động. Mặt khác, chưa thấy được vai trò lợi ích cá nhân, của người lao động, người kinh doanh ở các thành phần kinh tế, từ sản xuất đến phân phối và lưu thông…
Thứ hai, là tình trạng thụ động, ỷ lại của một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Trong công cuộc đổi mới, tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người lao động tuy tăng lên đáng kể nhưng sự thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước của một bộ phận doanh nghiệp vẫn tồn tại qua đó đã khiến không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn còn tư duy kiểu cơ chế cũ, tranh thủ làm ăn, lợi dụng vốn của Nhà nước hơn là tìm kiếm những cơ hội kinh doanh để phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, tình trạng đối xử tùy tiện đối với người lao động. Trên thực tế, người lao động chưa thực sự làm chủ lao động của mình vẫn còn trông chờ, bị động và lệ thuộc. Nguy cơ bị thất nghiệp cao do các doanh nghiệp cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức trong quá trình cổ phần hóa gây ra dôi dư lao động trong doanh nghiệp. Nhân công của lao động được trả với mức rẻ mạt, quyền lợi của người lao động bị doanh nghiệp thờ ở lảng tránh như là không đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, gây sức ép tâm lý đối với người lao động tăng cường độ lao động trong khi chậm trễ trả lương cho người lao động , thậm chí hành hung người lao động khi có phản kháng ở một bộ phận doanh nghiệp tư nhân và liên doanh.
Thú tư, tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước qua đó gây ra tình trạng suy giảm lòng tin của người lao động vào tổ chức, tập thể quản lý của nhà nước. Đây chính là nguyên nhân cản trở sự phát triển của nền kinh tế, làm ăn thiếu trung thực, báo cáo sai hoạt động kinh doanh dẫn đến tình trạng “ lãi giả lỗ thật ” của các doanh nghiệp Nhà nước.
Mặt khác, từ thực trạng hoạt động kém hiệu quả của một số loại hình doanh nghiệp nói chung, đặc biệt của các doanh nghiệp Nhà nước như trình độ khoa học - công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn, cơ chế quản lý kém hiệu quả… và một nhân tố quan trọng góp phần đáng kể sự yếu kém không hiệu quả đó là nhân tố con người chưa được quan tâm đúng mức và phát huy có hiệu quả. Các doanh nghiệp nước ta thiếu một đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có năng lực, có tầm nhìn chiến lược để đủ năng lực cạnh tranh và thiếu khả năng phát huy tối đa nguồn lực con người trong doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên, người lao động dưới quyền khá đông nhưng chưa thích ứng với cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường, vẫn có thói quen lao động của cơ chế cũ thiếu tính sáng tạo, năng động trong lao động.
Có thể nhận xét được rằng, nguyên nhân dẫn đến việc phát huy nhân tố con người trong các doanh nghiệp nước ta chưa có hiệu quả thì rất nhiều. Tuy nhiên, trên góc độ tiếp cận về con người quản lý và người lao động, chúng ta có thể xem xét những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Trước hết, là những hạn chế trong việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp. Đây có thể coi là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người trong doanh nghiệp ở cả khía cạnh chủ thể lẫn khách thể. Vì theo Lênin người cộng sản phải học buôn bán văn minh và nhà nước vô sản phải làm nhà buôn bán sỉ. Như vậy, phương hướng, biện pháp phát huy nhân tố con người trước hết từ con người cộng sản - công dân, chiến sỹ tiên phong trên mặt trận kinh doanh và quản lý kinh tế. Lớp