Nhóm giải pháp phát huy nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 76)

- Sử dụng có hiệu quả nhân tố con người nhằm phát huy nhân tố chủ quan của các doanh nghiệp nước ta.

Trong những năm tới đây, chiến lược phát huy hiệu quả nhân tố con người nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước cần chú trọng vào các giải pháp cụ thể sau đây:

Một là, quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực phẩm chất đội ngũ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp phải tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải tính toán hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp của mình kết hợp với các nguồn lực khác để đi đến mục tiêu chung là lợi nhuận và phát triển lâu dài. Kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp của một quốc gia là một nhân tố quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra trước hết là các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành quy hoạch sắp xếp lại nhân sự, bồi dưỡng những nhân tài kinh doanh qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực con người. Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường mà trong đó phần lớn các cán bộ, lãnh đạo đều gắn bó chặt chẽ với cơ chế quản lý cũ cho nên khó có thể thoát ngay ra khỏi nếp tư duy cũ khi những yêu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng đòi hỏi cao và đổi mới hàng ngày. Mặt khác, đội ngũ lao động trẻ với tiềm năng to lớn về số lượng, hạn chế về chất lượng cũng chưa đáp ứng tương xứng với yêu cầu đổi mới. Cho nên, chúng ta phải đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cũng như phẩm chất năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý là việc quan trọng đặt lên hàng đầu của doanh nghiệp trong định hướng chiến lược phát triển về lâu, về dài của doanh nghiệp. Mặt khác, nước ta đang tiến hành phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu cùng với nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cho nên Nhà nước phải thực sự phát huy vai trò quản lý điều tiết vĩ mô của mình đối với mọi thành phần kinh tế tạo ra những cơ chế, chính sách và công cụ quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường đồng thời phải tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tạo đà phát triển cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Có thể nói, vai trò quản lý của Nhà nước thông qua những chính sách, công cụ quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật… thể hiện sự định hướng bảo đảm mọi hoạt động chung của các thành phần kinh tế một cách ổn định. Cùng với việc tạo ra môi

trường kinh doanh thuận lợi, Nhà nước cũng phải đào tạo những nhà quản lý doanh nghiệp đủ phẩm chất năng lực đáp ứng được những yêu cầu đổi mới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chú trọng đào tạo bồi dưỡng và phát huy nguồn lực lao động dồi dào nhiều tiềm năng. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo đối với việc phát huy nhân tố con người, tại Đại hội VII và VIII, Đảng ta đều khẳng định giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh: “ Tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ “15, tr.331,332. Để làm được như vậy, chúng ta phải căn cứ vào từng đối tượng và qua đó có những phương hướng đào tạo bồi dưỡng sao cho hiệu quả và hợp lý.

Đi đôi với việc bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phù hợp với điều kiện mới thì cán bộ quản lý cũng như người lao động được đào tạo ở chuyên môn, lĩnh vực nào thì hoạt động ở đúng lĩnh vực đó thì mới phát huy được hết năng lực sáng tạo của họ trong công việc, tránh tình trạng làm “ trái ngành, trái nghề ” chồng chéo không hiệu quả.

Ngoài ra, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tài năng trẻ trong quản lý kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Chẳng hạn, lựa chọn những nhân tài từ cuộc thi về ý tưởng trong kinh doanh, cấp học bổng đào tạo, tu nghiệp, nâng cao trình độ ở nước ngoài để phục vụ cho Tổ quốc. Nhà nước phải thực hiện chính sách đãi ngộ thoả đáng và sử dụng nhân tài hợp lý tránh tình trạng “chảy chất xám” như hiện nay. Hơn thế nữa, Đảng và Nhà nước phải quan tâm, lãnh đạo, rèn luyện, bồi dưỡng, tập hợp những chuyên gia quản lý cùng với việc phát huy trí tuệ cả dân tộc trong và ngoài nước để đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Mặt khác, trong doanh nghiệp, một người quản lý, lãnh đạo giỏi phải là người biết tận dụng và tập hợp những nhân sự có năng lực; đồng thời biết khuyến khích, động viên họ phát huy hết mọi khả năng sáng tạo trong công việc. Hay nói cách khác, người quản lý giỏi phải là người biết sử dụng người giỏi hơn mình. Không phải nhân viên dưới quyền giỏi hơn người lãnh đạo mà người lãnh đạo sinh

ra tâm lý lo sợ, đố kỵ và tìm mọi cách vùi dập họ, mà phải biết tận dụng hết năng lực của họ vì lợi ích chung của doanh nghiệp. Kể cả sự cần thiết phải tranh thủ những ý kiến của từng cá nhân nhằm thống nhất chiến lược, biện pháp phát triển của doanh nghiệp. Tùy theo vào trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường, sở đoản của từng cá nhân mà người lãnh đạo quản lý có thể giao quyền một cách tối đa và tối ưu để cho họ có thể hòan thành tốt công việc. Cho nên, người quản lý giỏi phải là người biết phối kết hợp hài hòa giữa lợi ích của các nhân với lợi ích chung của doanh nghiệp thông qua những chính sách lương bổng, dụng nhân “thấu tình đạt lý”…

Hai là, tăng cường đổi mới chính sách đối với người lao động nhằm phát huy tính năng động, chủ động và sáng tạo của người lao động. Như chúng ta đều biết, mọi hoạt động của con người đều hướng tới một mục đích cụ thể nhất định, trước hết là mục đích có lợi. Ở đây, chúng ta muốn nói tới lợi ích kinh tế của hoạt động lao động sản xuất của con người. Giải quyết hài hòa giữa lợi ích kinh tế và nghĩa vụ của người lao động là một nhân tố cơ bản quyết định đến thái độ, động cơ và hiệu quả của người lao động trong doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân không kích thích sự lao động sáng tạo của người lao động có xuất phát từ quan hệ phân phối bình quân trong cơ chế quản lý cũ, không thấy được lợi ích vật chất là động lực thúc đẩy các quan hệ kinh tế.

Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý kinh tế là phải làm sao nâng cao và phát huy hiệu quả tiềm năng sáng tạo của người lao động; đồng thời, phải biết giáo dục tinh thần trách nhiệm của người lao động, vừa phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lấy lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp kết hợp với lợi ích chung của tập thể và toàn xã hội.

Lao động sáng tạo của con người là vốn quý nhất là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lịch sử nhân loại. Con người có sức lao động sáng tạo cùng với trí thông minh và ham hiểu biết khoa học - công nghệ có khả năng làm chủ và quản lý xã hội. Xã hội nào biết tận dụng triệt để tiềm năng này của con người thì xã hội đó sẽ phát triển. Như vậy, làm như thế nào để có thể phát huy được tiềm năng qúy báu đó của người lao động. Chúng ta có thể phát huy được tiềm năng qúy báu đó

thông qua việc sử dụng các biện pháp kích thích vật chất lẫn các biện pháp kích thích tinh thần.

Biện pháp kích thích vật chất được thực hiện thông qua chế độ trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương là khoản thu nhập hợp pháp, chính đáng của người lao động, nó đảm bảo duy trì cuộc sống của bản thân người lao động và cả gia đình của họ nữa. Xét ở một góc độ giá trị, thì tiền lương là thước đo của địa vị, uy tín một con người đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội đồng thời thể hiện sự đóng góp của cá nhân đó đối với phát triển doanh nghiệp. Khi người lao động bằng lòng và thỏa mãn với mức lương được trả thì tự khắc họ sẽ nhiệt tình, hăng hái trong công việc. Ngược lại, khi lợi ích vật chất không đảm bảo cuộc sống của họ thì họ sẽ không hăng hái, tích cực nữa hoặc làm việc một cách chống đối, qua loa đại khái… Do đó, chế độ trả lương đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tính năng động, sáng tạo và hiệu quả của người lao động đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài lương ra, cần phải có chính sách thưởng để khuyến khích người lao động. Thưởng ngoài lương là chính sách vừa kích thích vật chất, lại vừa kích thích tinh thần người lao động trong doanh nghiệp qua đó củng cố thêm sự gắn bó lâu dài đối với doanh nghiệp của người lao động. Chính sách thưởng là hết sức cần thiết tuy nhiên phải xem xét nó tương xứng với công lao và thành tích cống hiến của người lao động đối với doanh nghiệp.

Chế độ trả lương và thưởng tuy giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với kích thích người lao động, nhưng biện pháp kích thích tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng không kém thực hiện biện pháp này là nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng đòi hỏi ngày càng cao của con người, đó là được kính trọng, địa vị, uy tín trong công việc… Khi đời sống ngày càng cao thì đòi hỏi về tinh thần ngày càng được nâng cao. Quản lý con người không chỉ theo nguyên tắc “cái gậy và củ cà rốt” mới có hiệu quả bởi vì trong một số trường hợp biện pháp kích thích tinh thần còn quan trọng hơn kích thích vật chất thể hiện ở chỗ nó tạo cho người lao động tâm lý thoải mái, bình đẳng được tôn trọng như những người người lao động khác;

tạo bầu không khí lành mạnh hợp tác trong các mối quan hệ giữa các thành viên với nhau và giữa người lãnh đạo và người nhân viên; tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên được tham gia vào các quyết định quan trọng của doanh nghiệp…

Đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý mang nhiều đức tính quý báu mang bản chất của giai cấp công nhân hiện đại. Đó là đức tính chịu khó, cần cù sáng tạo trong công việc, biết vượt qua mọi khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn bộc lộ một số hạn chế như là còn thiếu tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động còn chưa cao.

Nếu chúng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ liên quan đến người lao động đặc biệt là chúng ta có những cơ chế, chính sách phù hợp sẽ tạo ra một bầu không khí lành mạnh phát huy mọi khả năng sáng tạo của người lao động. Còn ngược lại nếu đi ngược với lợi ích của người lao động, quản lý lỏng lẻo sẽ không tránh khỏi bức xúc, sự bất công ảnh hưởng xấu đối với xã hội.

Hiện nay, nước ta với nguồn lực lao động dôi dư là một vấn đề bức xúc và gánh nặng cho việc giải quyết công ăn việc làm đối với Nhà nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước cần phải có hàng loạt các chính sách đồng bộ đối với người lao động: Tiếp tục duy trì chế độ lao động hợp đồng đối với người lao động và cả người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Cơ chế hợp đồng sẽ giảm bớt gánh nặng cho biên chế, quỹ lương của Nhà nước. Để làm được như vậy, Nhà nước phải tăng quyền tự chủ và đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp lại cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi trên cơ sở đó có thể cân đối việc sử dụng lao động hợp lý trong doanh nghiệp.

Đi đôi với chế độ hợp đồng lao động là gắn với chế độ bảo hiểm do các tổ chức bảo hiểm thực hiện đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người lao động. Người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm để đảm bảo thâm niên công tác cho người lao động hưởng bảo hiểm kể cả với chế độ hưu trí như cán bộ trong biên chế nhà nước. Với thực hiện cơ chế này, người lao động có thể yên tâm làm việc ở dưới bất cứ hình thức doanh nghiệp nào mà họ thấy phù hợp và đảm bảo quyền lợi của mình.

Tăng cường khuyến khích mở rộng kinh tế tư nhân nhằm thu hút, giảm gánh nặng lao động dôi dư trong xã hội.

Khuyến khích kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở rộng, phát triển tiềm năng của đất nước, tránh gây lãng phí nguồn lực đặc biệt là nguồn lực con người.

Mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế, xuất khẩu lao động ra nhiều nước khác nhau.

Triển khai và mở rộng những khu công nghiệp chế xuất và các đặc khu kinh tế. Mở rộng một số ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác dầu, công nghiệp dịch vụ để thu hút lao động dôi dư.

Cùng với thực hiện những biện pháp trên, Nhà nước cần phải có sự đổi mới về chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra sự bình đẳng công bằng giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để khuyến khích đầu tư, xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ và không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính.

Ba là, tăng cường đổi mới hiệu quả và phương thức hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng trong các doanh nghiệp.

Những năm gần đây, cùng với việc sửa đổi bổ sung các chủ trương, chính sách nhằm tạo điền kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, Đảng ta rất coi trọng việc nghiên cứu, ban hành những quy định để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Mặt khác, Đảng ta còn hết sức quan tâm đến công tác tổ chức xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp Nhà nước bằng việc kịp thời ban hành các văn bản như: Quy định số 49 - QĐ/TW,ngày 19/11/1992; Quyết định số 71- QĐ/TW, ngày 10/7/1993 và gần đây là Quyết định số 67 - QĐ/TW, ngày 24/3/2003, Kế hoạch số 13 - KH/TCTW, ngày 7/4/2003… của Ban Tổ chức Trung ương. Những nỗ lực đó đã tạo ra nhiều chuyển biến, nhất là làm rõ chức năng nhiệm vụ của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước và các tổng công ty.

Tuy nhiên, yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp đang đặt ra không ít thách thức đối với công tác xây dựng Đảng. Số Đảng viên có yêu cầu đi công tác độc lập, xa cơ sở ngày càng nhiều. Trong khi đó, sự lên xuống may rủi của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn tạo ra tính không ổn định của tổ chức cơ sở đảng, đặt ra những vấn đề mới đối với việc quản lý đảng viên. Làm như thế nào để vừa củng cố được vai trò lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ ở cơ sở, thống nhất được nhiệm vụ chính trị với công tác chuyên môn,

Một phần của tài liệu Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)