Một số di tích tiêu biểu, liên quan mật thiết với hành cung Tức Mặc – Thiên Trường.

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 98)

- Bài trí tượng thờ tại Hậu điện

3.2. Một số di tích tiêu biểu, liên quan mật thiết với hành cung Tức Mặc – Thiên Trường.

Mặc – Thiên Trường.

3.2.1.Chùa Đệ Tứ

Nằm cách đường 10 khoảng 200m, thuộc địa bàn phường Lộc Hạ, chùa Đệ Tứ có tên chữ là Đại Thánh Quán vốn được xây dựng trên nền móng cũ của cung Đệ Tứ, một trong những cung điện được các vua Trần xây dựng vào thế kỷ

Đại Nam nhất thống chí viết : “Chùa Đại Thánh Quán ở xã Đệ Tứ huyện Mỹ Lộc là hành cung thứ tư (Đệ Tứ hành cung) do nhà Trần xây dựng. Sau dân sở tại dùng chữ Đệ Tứ làm tên xã, lại dựng chùa ở đấy”.

Hiện nay, vị trí ngôi chùa nằm cách khu vực đền Thiên Trường khoảng chưa đầy 1 km. Dấu vết dòng sông cổ hai phía đông, tây làng Đệ Tứ thông ra sông Vĩnh Giang cho thấy từ Đệ Tứ có thể dùng cả đường thuỷ và đường bộ để dễ dàng đến với các cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Thiên Trường. Dấu vết đó không chỉ cho thấy vị trí trọng yếu, án ngữ mỗi đầu sông bảo vệ vòng ngoài cung Trùng Quang, Trùng Hoa mà còn gợi lên sự trang hoàng, lộng lẫy của một kinh đô thứ hai sau Thăng Long vào thế kỷ XIII.

Trải qua thời gian, tại đây vẫn còn lưu giữ những tên địa danh mang nhiều ý nghĩa lịch sử như Ao Kho tương truyền là kho hàng nhà Trần, Thượng Viên, Viên Vĩ là những khu vườn cảnh…Tại mỗi khu vực đó, nhân dân đã tìm thấy nhiều di vật như sóc đá, chân tảng đá, mô hình tháp…

Cuộc khai quật khảo cổ học do viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Ty Văn hoá Nam Hà tiến hành từ ngày 23/1/1976 đến ngày 18/3/1976 với diện tích khai quật 300 m2 ngay tại khuôn viên chùa đã mở ra nhiều bất ngờ thú vị. Ngay ở dưới độ sâu 0,5 m - 1,1 m đã tìm thấy hàng trăm di vật như mảnh gốm xứ, gạch ngói, đầu rồng đất nung, dụng cụ lò nung gốm…

Điều đáng lưu tâm ở đây là hai sân gạch hoa được lát theo kiểu chéo góc. Những viên gạch được nung già, màu sắc đỏ tươi, chất đất mịn. Bề mặt gạch vẫn còn nguyên những hoạ tiết phong phú như hoa chanh, hoa cúc…với đường nét thanh mảnh, mềm mại, tinh tế thể hiện tài nghệ đồng thời xác định được giá trị , tầm vóc của một sân rồng cũng như mức độ trang hoàng của cung điện. Ngoài ra, những đầu rồng, đầu phượng cùng các loại bát đĩa, gạch ngói có kích thước, kiểu cách giống như các di vật tìm thấy khu vực đền Thiên Trường cũng đã cho thấy hành cung Đệ Tứ đối với các vua chúa, quý tộc Trần xưa có một vị trí quan tâm đặc biệt.

Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác được xây dựng trên mảnh đất Thiên Trường xưa, chùa Đệ Tứ ngoài thờ Phật còn thờ các danh tướng nhà Trần như Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão. Cùng với những di tích lịch sử văn hoá khác như đền Thiên Trường, chùa Phổ Minh, đền Bảo Lộc…chùa Đệ Tứ đã góp phần tạo nên một quần thể di tích văn hoá Trần ở Nam Định. Đây cũng là địa điểm có nhiều chứng cứ lịch sử để tìm hiểu về mảnh đất phát tích của vương triều Trần đồng thời được sống lại với một thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc đúng như câu đối tại chùa đã thể hiện

Đệ Tứ dữ Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, đế vương cung hiển tích.

Trang Ngoại cập Trang Thượng, Trang Trung, Trang Hạ cung hậu điện dữ linh.

(Đệ Tứ cùng Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, cung của đế vương còn dấu.

Trang Ngoại với Trang Thượng, Trang Trung, Trang Hạ, đất xưa công hầu vẫn còn thiêng.)

3.2.2.Đền Bảo Lộc

Đền Bảo Lộc nguyên là đền An Lạc, thuộc làng Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Đền được xây dựng trên đất “thang mộc” của An Sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Câu đối ngay phía trước đền còn ghi:

Thử địa vi thánh phụ sở cư, thiên cổ cố truyền thang ấp xứ Kim thiên kế tiền nhân chi kiếp vạn niên do lại lộc hương an.

(Đất này nơi thánh phụ ở năm xưa ngàn thuở vẫn còn nên thang ấp ấy Ngày nay nối tiền nhân từng dựng đặt muôn năm nhờ cậy lộc hương đây.)

Thời Trần, cùng với việc xuất hiện chế độ Thượng hoàng, năm 1262, hương Tức Mặc đổi thành phủ Thiên Trường và được xây dựng quy mô như một kinh đô thứ hai sau Thăng Long. Bên cạnh việc xây dựng cung điện, nhà cửa nguy nga tráng lệ cho bậc đế vương, nhà Trần còn phong hàng loạt thái ấp cho các quý tộc, bao quanh như một vành đai bảo vệ Thiên Trường. ấp An Lạc ngày

đó cách trung tâm Thiên Trường 2 km (đường chim bay) về phía bắc, được mô tả như sau:

“Điền dư thiên mẫu Trì dư bách khẩn”

(Ruộng hơn ngàn mẫu, ao hơn trăm chiếc).

Trong 194 di tích thờ Trần Hưng Đạo trên địa bàn tỉnh Nam Định, cùng với đền Cố Trạch thì đền Bảo Lộc là di tích đặc biệt có ý nghĩa vì mảnh đất này đã gắn với tuổi thơ của ông. Bởi vậy dân gian có câu “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Đền Bảo Lộc ban đầu được xây dựng ven sông Châu gồm ba gian gỗ lim lợp ngói mũi hài, sau bờ sông bị sói lở, đền được di chuyển vào vị trí như hiện nay. Một thời gian dài tồn tại với quy mô nhỏ, đầu thế kỷ XX, đền Bảo Lộc được Lã Quý Trấn, một chủ thầu khoán có uy thế ở Nam Định quyên tiền nâng cấp thành công trình kiên cố, quy mô khá lớn, kích thước cao rộng. Đền được xây theo thiết kế của Đông Phương Bác Cổ, song có sửa chữa lại cho phù hợp với kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Bắt đầu xây dựng từ năm 1928, phải 5 năm sau công trình mới hoàn thành. Đền nằm chính giữa, quay hướng đông, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, phía sau đền là Khải Thánh thờ vương phụ, vương mẫu, phu nhân của ông. Toàn bộ khu di tích được thiết kế đăng đối, hài hoà, không gian thoáng đãng tạo cảm giác thanh thoát lòng người về lễ thánh.

Hàng năm, vào ngày kỵ của ông (20 tháng 8 âm lịch) khách thập phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ). Đây là lễ hội lớn thu hút rất đông người tham gia. Ngoài việc tham quan, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, lễ hội còn là dịp thưởng thức một số trò dân gian đặc sắc: đấu vật, cờ người,… thấu hiểu những bài học đạo lý, nhân văn sâu sắc từ cuộc đời sự nghiệp của Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - vị thánh nhân trong lòng dân.

Đình Cao Đài thuộc thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành , huyện Mỹ Lộc cách thành phố Nam Định 10km về phía tây bắc. Đình được xây dựng trên khu vực thái ấp xưa của Thượng tướng Thái sư Chiêu minh vương Trần Quang Khải, thờ ông và phu nhân là Phụng Dương công chúa.

Khi nhà Trần quyết định xây dựng hành cung Thiên Trường, cùng với các thân vương khác, ông được cấp đất để lập thái ấp ở thôn Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay là thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc). Thái ấp của Trần Quang Khải vừa mang ý nghĩa bổng lộc do triều đình ban thưởng công lao, vừa mang ý nghĩa chiến lược quân sự lâu dài. Nằm gần hành cung Thiên Trường, trên trục đường đến Thăng Long, thái ấp có lợi thế giao thông thuận cả đường bộ và đường thuỷ. ở đây, Thái sư đã cho xây dựng bến thuyền lớn, các xưởng rèn, mộc, dệt vải, lò nung gạch, lò sứ, gốm, trại nuôi trâu, dê và cả những bãi tập cho binh sĩ. Với hàng trăm mẫu đất trồng lúa nước, thái ấp Cao Đài (Độc Lập) trở thành căn cứ địa vững chắc, có thể làm chỗ lui quân cho các cuộc rút lui chiến lược của quân ta và là nơi cung cấp nguồn lương thực, khí giới dồi dào đủ sức nuôi quân chờ thời cơ phản công. Trong chiến tranh, nơi đây là căn cứ chiến lược, lúc thái bình lại trở thành một cơ sở kinh tế phát triển. Bia đá soạn khắc năm 1293, khắc lại vào đời vua Minh Mệnh hiện còn lưu giữ tại di tích đã cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến Phụng Dương công chúa, về thái ấp Độc Lập và về việc rút lui chiến lược của quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285). Đặc biệt trong văn bia còn đề cập tới chính sách dùng người của vương triều Trần thể hiện qua câu nói của Phụng Dương công chúa: “Người trong hoàng tộc nếu ai không có tài thì thà cho tiền của chứ không traotrọng trách”.

Sau khi vợ chồng Thái sư Trần Quang Khải mất, nhân dân đã xây dựng đình Cao Đài để tưởng nhớ công lao to lớn của người khai sáng mảnh đất này.

Đền Lựu Phố nằm ở thôn Lựu Phố, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc. Ngôi đền nằm trên trục đường giữa đền Thiên Trường và đền Bảo Lộc.

Đền Lựu Phố là di tích thờ Thái sư Trần Thủ Độ cùng phu nhân là Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Tương truyền khi nhà Trần xây dựng hành cung Thiên Trường ông đã về đây xây dựng vườn Lựu (Lựu viên) để trở thành nơi du ngoạn lúc thanh nhàn. Tên gọi Lựu Viên sau này là Lựu Phố cũng từ đó ra đời nhằm tưởng nhớ đến ông. Mặc dù được phong là thái ấp ở Quắc Hương (Bình Lục), Lộc Quý (Mỹ Phúc) nhưng lúc sinh thời Trần Thủ Độ vẫn về đây chiêu mộ dân chúng khai hoang, mở ấp. Truyền thuyết địa phương cho biết lúc đó ông đã khai hóa được 18 xứ đồng điền, mỗi xứ đồng đều được ông cho đặt tên gọi. Hiện nay một số cánh đồng vẫn còn mang tên cổ trước đây như Xạ Đích, Du Đồng, Bàn Cờ, Quần Tiêu, Vườn Đèn... Ngoài việc khai hoang mở đất, ông còn khuyến khích nhân dân học các nghề thủ công truyền thống. Nghề chạm khắc rất phát triển ở Mỹ Phúc hiện nay tương truyền có từ khi Trần Thủ Độ về đây. Cũng theo truyền thuyết địa phương thì lúc tuổi già Trần Thủ Độ đã về tại chùa Lựu Phố, ban phát tiền của để nhân dân tôn tạo chốn cửa thiền, tại đền Lựu Phố hiện còn đôi câu đối nói về sự gắn bó của ông với quê hương:

“ Thái sư cựu trạch thiên niên đại, Lựu Phố tân từ vọng cổ phương”.

(Nền cũ nhà Thái sư ngàn năm vẫn thế, Đền mới nơi Lựu Phố muôn thuở danh hương)

Căn cứ vào chữ Hán khắc trên thượng lương thì đền Lựu Phố được trùng tu lần cuối cùng vào niên hiệu Bảo Đại thứ 2 (1927), do vậy công trình hoàn toàn mang phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn.

3.2.5.Đền Hậu Bồi

Di tích đền Hậu Bồi thuộc thôn Hậu Bồi xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc. Đền Hậu Bồi toạ lạc trên một khu đất cao ở giữa cánh đồng “Vườn Nhiên”, trước mặt

là dòng sông Vĩnh Giang và quần thể di tích đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Tháp Phổ Minh. Cách đền Hậu Bồi hơn 1km về phía bắc còn có đền Bảo Lộc xưa kia là thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, phía tây là ngôi đền Lộc Quý thuộc khu vực thái ấp của Trần Thủ Độ. Cuốn Trần thị gia huấn đã cho biết khu vực Hậu Bồi thời nhà Trần là thái ấp của Thái sư Trần Quang Khải. Chính vì vậy cùng với ngôi đền Cao Đài vốn là thái ấp Độc Lập xưa kia thì đền Hậu Bồi cũng là di tích thờ vợ chồng Thái sư Trần Quang Khải.

Trải qua thời gian, vùng đất này vẫn còn lưu truyền những địa danh cổ như: Bến Lốc (Bến Thuyền), Cửa Trại (Cửa Sông), Thiên Bồi (Bồi lấp tự nhiên), Vườn chuối ( chuyên trồng chuối cho voi chiến)... còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Đặc biệt trong quá trình canh tác, nhân dân đã đào được nhiều di vật như: ngói mũi hài, gạch xây, mảnh bát, bình vôi... mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIII – XIV. Đây là những tư liệu lịch sử giúp các nhà nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học để khẳng định Thiên Trường là cố hương của vương triều Trần, đã được xây dựng thành trung tâm kinh tế, quân sự vào thế kỷ XIII – XIV.

Truyền thuyết nhân dân cho biết, nơi dựng đền chính là tư dinh của thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, chính Thái sư chọn hướng để bày tỏ lòng trung hiếu của mình với vua cha và vương triều Trần. Do vậy cho đến ngày nay hầu hết các ngôi nhà cổ tại làng Hậu Bồi đều được làm theo hướng quay về khu vực đền Thiên Trường, nơi trước đây có cung Trùng Quang, Trùng Hoa giành cho thượng hoàng và vua đương triều về ngự. Đối với dân làng Hậu Bồi thượng tướng Thái sư Chiêu Minh vương Trần Quang Khải không những có công với non sông đất nước mà tại đây Thái sư đã về chiêu dân lập ấp xây dựng nên làng xóm quê hương. Với ý nghĩa sâu nặng như trên, dân làng Hậu Bồi đã lập đền thờ Thái sư để tri ân công đức và suy tôn ông làm thành hoàng, mong muốn được bảo vệ độ trì che chở cho muôn dân.

Đình Tây - Đệ Nhị thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc. Nằm trải dọc theo dòng sông Vĩnh Giang, cung Đệ Nhị được xây dựng không chỉ dành cho sự nghỉ ngơi của tôn thất mà còn là nơi trấn giữ của các đội quân Thiên Thuộc, Tứ Thủ trấn giữ nhằm bảo vệ cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa. Do đó di tích đình Tây Đệ Nhị là nơi thờ các vị tướng nhà Trần như Lư Cao Mang, Lê Phụ Trần. Trong đó Lư Cao Mang đã từng được phong chức Chu tào tuỳ vệ sứ (một chức chuyên việc bảo vệ trên sông nước). Được Hưng Đạo vương chọn làm nha tướng, Lư Cao Mang đã cùng Nguyễn Địa Lô, Yết Kiêu, Dã Tượng lập nên nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, thứ ba. Riêng đối với Lê Phụ Trần, một người thuộc dòng dõi Lê Hoàn, ông đã được phong chức Ngự sử Đại phu(1258). Tháng 6 năm Kỷ Mùi (1259), ông được vua Trần Thánh Tông phong chức Thuỷ quân đại tướng quân. Tháng chạp năm Giáp Tuất (1274) ông được vua Trần Thánh Tông phong tới hàm Thiếu sư. Với tài năng và đức độ của mình, Lê Phụ Trần còn được triều đình ưu ái gả công chúa Lý Chiêu Thánh và ban cho Quốc tính, coi như một người trong hoàng tộc. Tương truyền lúc sinh thời vợ chồng ông đã về sinh sống tại vùng đất Đệ Nhị này.

Trải qua thời gian, đình Tây Đệ Nhị hiện nay gồm có 2 toà, kiến trúc theo kiểu chữ đinh với bộ khung gỗ lim được được thiết kế theo kiểu vì kèo chồng rường kẻ chuyền. Các cấu kiện của bốn vì kèo của ba gian giữa được làm bằng gỗ lim chạm khắc hoa văn cánh sen, lá lật mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Di tích đình Tây Đệ Nhị cũng là địa điểm diễn ra các lễ hội lớn của dân làng Đệ Nhị với các nghi thức tế lễ, các trò chơi dân gian như đấu vật, thi bơi chải...thể hiện tinh thần thượng võ, lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công dựng làng giữ nước.

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)