Quần thể khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường được chia làm hai khu nằm cách nhau khoảng 200m Trong đó khu chùa Phổ Minh nằm phía tây, khu đền Trần nằm phía

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 90)

- Bài trí tượng thờ tại Hậu điện

2.5.1. Quần thể khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường được chia làm hai khu nằm cách nhau khoảng 200m Trong đó khu chùa Phổ Minh nằm phía tây, khu đền Trần nằm phía

cách nhau khoảng 200m. Trong đó khu chùa Phổ Minh nằm phía tây, khu đền Trần nằm phía đông. Khu đền Trần gồm có ba hạng mục công trình là đền Thiên Trường, đền Trùng Hoa và đền Cố Trạch. Căn cứ vào các nguồn tư liệu còn lưu giữ chúng ta đều biết đền Thiên Trường hiện nay được xây dựng vào năm Lê Chính Hoà 15 (1694) và liên tục được trùng tu vào các năm 1733, 1823, 1853, 1868, 1895, 1907…Đối với đền Cố Trạch thì niên đại xây dựng còn muộn hơn. Khởi đầu xây dựng vào năm 1868 và được đại trùng tu vào năm 1894, 1908. Dấu vết qua những lần xây dựng, tu sửa còn lưu lại hiện nay thể hiện qua các lớp hoạ tiết trang trí cùng các hoa văn chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc. Dấu vết sớm nhất và duy nhất hiện còn lưu giữ chính là bộ cánh cửa của đền Thiên Trường mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII – XVIII. Ngoài ra, quy mô cùng sự liên kết của bộ vì mái tận dụng tối đa sự đơn giản, hiệu quả, ít chạm khắc, tường xây chịu lực mang đặc trưng của phong cách thời Nguyễn (TK XIX).

giống như đền Cố Trạch, ngôi đền Trùng Hoa được xây với quy mô nhỏ và lui sâu so với đền Thiên Trường tạo thành dáng đăng đối.

Nếu như dấu ấn Trần tại khu vực đền Trần là khá mờ nhạt thì tại chùa Phổ Minh điều đó lại khá rõ ràng. Có thể nói chùa Phổ Minh là hiện thân của nghệ thuật tạo hình ở thế kỷ XIII – XIV trên đất Nam Định, có lẽ cả trên toàn quốc nữa [61:66]. Thành bậc lan can, bộ cánh cửa chùa chạm rồng, ngôi tháp chứa đựng xá lỵ vua Trần Nhân Tông cùng nhiều di vật mang phong cách Trần khác đã cho chúng ta biết được cách thức xây dựng cũng như kết cấu mặt bằng kiến trúc của một thời kỳ .

2.5.2. Ngoài những giá trị về kiến trúc, thì quần thể di tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường còn là nơi lưu giữ những lễ hội vừa mang những bản sắc độc đáo riêng, vừa mang đậm sắc thái của cư dân nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ.

Những lễ hội diễn ra tại đền Trần là những lễ hội lớn mang tính cộng đồng rộng rãi. Đây vốn là một cung vua sau này là một ngôi miếu thờ hoàng tộc nên những nghi lễ tổ chức đều mang tính quốc gia. Thời phong kiến, vào mỗi dịp lễ lớn như ngày giỗ vị vua đầu tiên Trần Thái Tông, ngày lễ khai ấn đều được tổ chức lớn, được triều đình ban lệ quốc tế, nghĩa là tế lễ lớn trong toàn quốc. Những ngày lễ này không chỉ được tổ chức riêng trong phạm vi một ngôi đền mà còn có sự tham gia của một loạt các di tích quanh vùng thờ các nhân vật Trần hoặc liên quan đến nhà Trần như: đền Bảo Lộc, đền Lựu Phố, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh, đình Phương Bông, đình – chùa Đệ Tứ, đền Hậu Bồi …Đặc biệt nghi thức rước và xin ấn từ đền Trần về từng di tích được diễn ra trang nghiêm, tái hiện lại dáng dấp của một sinh hoạt vương triều xưa.

Cùng nằm trong một khuôn viên như đền Trần, nhưng lễ hội đền Cố Trạch lại mang một sắc thái tâm linh huyền bí hơn. Có thể nói Trần Hưng Đạo là một hiện tượng hiếm có của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Từ một vị tướng với bao chiến công hiển hách, một vương công, đệ nhất công hầu của triều Trần đã

trở thành một vị thánh linh thiêng, một vua cha được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Việt Nam. Không có một nhân vật lịch sử nào của nước ta lại được dân chúng thờ phụng một cách thành kính và phổ biến như vậy.

Chùa Phổ Minh vốn được nhà Trần xây dựng to lớn hơn vào năm 1262. Năm 1303, tại đây đã mở hội Vô lượng giảng kinh giới thí và chuẩn cấp tiền cho người nghèo cả nước. Có thể nói, đối với Phật giáo, dưới sự ảnh hưởng của các vị vua Trần ham nghiên cứu Phật học nên chùa Phổ Minh đã đóng một vai trò quan trọng. Ngoài việc là một trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ, chùa Phổ Minh còn là nơi tu hành, nghiên cứu kinh sách của các vua chúa, quý tộc nhà Trần. Hiện nay tại hậu điện của chùa Phổ Minh còn lưu giữ một bức đại tự chữ Hán :

Đông Angọc điệp phả (Dòng dõi vàng ngọc họ Đông A) cùng tượng thờ của các vị Vua, Hoàng hậu, vương phi nhà Trần như: Trần Nhân Tông, Thiên Cảm Hoàng hậu, Khâm Từ Hoàng hậu, Điện suý phu nhân. Ngoài giá trị về kiến trúc, lịch sử, chùa Tháp còn có giá trị to lớn về ý thức tự lập tự cường của thiền phái Trúc Lâm, một dòng Phật giáo mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam tồn tại suốt hơn bảy thế kỷ. Chính vì vậy, những ngày lễ tại chùa được tổ chức hàng năm vẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo thập phương du khách. Ngày lễ chùa vừa mang những sắc thái tôn giáo vừa kết hợp với lòng biết ơn đối với một vị quân vương, một vị giáo chủ và là một dịp sinh hoạt của công đồng làng xã Tức Mặc xưa và nay.

2.5.3.Vốn là trung tâm của phủ Thiên Trường xưa nên những ảnh hưởng của quần thể khu di tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường đối với các di tích xung quanh là khá rõ rệt. Thời phong kiến, vào mỗi dịp lễ hội, các di tích liên quan trong vùng đều phải rước kiệu về chầu. Đặc biệt ngay cả đối với di tích đình làng Tức Mặc là nơi thờ Thành hoàng Phạm Thục Côn. tướng thời Hai Bà Trưng cũng phải rước kiệu về chầu trong mỗi kỳ lễ hội. Cho đến nay, mặc dù các nghi lễ tế rước long trọng xưa đã bi phai nhạt nhưng khu di tích vẫn là nơi tiếp đón hàng vạn du khách thập phương mỗi năm về dâng hương hành lễ. Riêng

đối với ngôi đền Cố Trạch là nơi thờ Trần Hưng Đạo, trong tâm thức người dân, nơi đây vốn là nền móng cũ của Đức Thánh Trần, điều đó cũng giải thích vì sao đây được coi là một trong những nơi thờ tự chính, là nơi để các di tích khác thường về xin rước chân nhang, thực hiện các nghi thức tín ngưỡng tâm linh mang đậm sắc thái linh thiêng, huyền bí.

Chương 3

Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường 3.1. Khu di tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường trong mối quan hệ với các di tích Trần trong vùng.

Qua khảo sát và thống kê cho thấy nhân vật nhà Trần được các di tích thờ nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Hầu hết các di tích trên địa bàn tỉnh đều rước chân nhang từ hai di tích chính là đền Cố Trạch và đền Bảo Lộc về thờ. Cùng với yếu tố linh dị nên được nhiều nơi lập đền thờ, các di tích có thể được chia ra các loại hình như sau:

- Di tích thờ có mối liên quan đến thân thế sự nghiệp: đền Bảo Lộc, đền Cố Trạch.

- Di tích do con cháu họ Trần rước chân nhang về thờ: như đền Trần Ninh Cường (Trực Ninh), đền Quần Lạc (Nghĩa Hưng)…Có thể thấy những di tích này đa số được lập khi những con cháu họ Trần khai hoang lập ấp trên những vùng đất mới. Lập đền thờ Đức Thánh Trần không những thể hiên mong ước cuộc sống ấm no hạnh phúc mà còn tỏ ý không quên tiên tổ, gốc gác.

- Di tích thờ nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng dân cư như: đền Dưa (Trực Ninh), đền Thọ Tung (Nam Trực)…

Dưới đây là bảng thống kê các di tích thờ Đức Thánh Trần trên địa bàn tỉnh Nam Định:[6]

Di tích thờ Đức Thánh Trần Stt Huyện Di tích đã xếp hạng Di tích chưa xếp hạng Tổng số 1 Giao Thuỷ 01 12 13 2 Hải Hậu 06 29 35 3 Mỹ Lộc 03 10 13 4 T.p Nam Định 01 17 18 5 Nam Trực 02 23 25 6 Nghĩa Hưng 03 34 37 7 Trực Ninh 06 17 23 8 Vụ Bản 00 11 11 9 Xuân Trường 01 14 15 10 ý Yên 01 03 04 Cộng: 24 170 194

Đối với các nhân vật nhà Trần khác, số lượng đền thờ trên toàn tỉnh ít hơn, việc thờ tự thường gắn nhân vật với mảnh đất địa phương đó như đền Vị Khê (Nam Trực) thờ Tô Trung Tự, đền Miễu (Trực Ninh) thờ Trần Nhật Duật là do lúc sinh thời hai ông đã từng về những mảnh đất đó khai hoang lập ấp. Ngoài ra có thể thấy các nhân vật nhà Trần thường được tập trung thờ tự tại quanh khu vực thuộc thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, đặc biệt là khu vực thuộc phường Lộc Vượng, Lộc Hà và hai xã Mỹ Phúc, Mỹ Trung. Nguyên nhân là do những khu vực này xưa kia là thủ phủ của phủ Thiên Trường.

Khảo sát 70 di tích tại các xã phường xung quanh khu vực đền Trần, chùa Tháp cho thấy số liệu sau[6]:

- 29 di tích thờ nhân vật lịch sử thời Trần: Đền Thiên Trường (Lộc Vượng- TP. Nam Định) thờ 14 Hoàng đế thời Trần, Thuỷ tổ nhà Trần; Đền Cố Trạch (Lộc Vượng) thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; Chùa Phổ Minh (Lộc Vượng) thờ Hoàng đế Trần Nhân Tông; Đền Bảo Lộc (Mỹ Phúc) thờ Hưng

Ngộ; Miễu và Đình Cao Đài (Mỹ Thành) thờ Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải và Phụng Dương công chúa; Đền Lan Hoa (Lộc Hạ) thờ Lệ Trinh Nguyên phi, Hoàng đế Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên; Đền Lựu Phố (Mỹ Phúc) thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ; Đền Hậu Bồi (Mỹ Phúc) thờ Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải; Đình Đồng Mai (Mỹ Thắng) thờ tướng Lư Cao Mang; Đền Trùng Hoa (Lộc Vượng) thờ 14 vị Hoàng đế thời Trần; Đình Kênh (Lộc Vượng) thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng; Đình Bái (Lộc Vượng) thờ tướng Lư Cao Mang; Đình Đệ Tứ (Lộc Hạ) thờ Tá thánh Thái sư Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật (phối thờ); Chùa Vạn Diệp (Nam Phong- Ngoại thành TP. Nam Định) thờ Hoàng đế Trần Minh Tông; Đình La (Mỹ Phúc) thờ tướng Lư Cao Mang (phối thờ); Đền Hóp (Mỹ Phúc) thờ tướng Lư Cao Mang (phối thờ); Đền Lộc Quý (Mỹ Phúc) thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung và tướng Lư Cao Mang; Đình Mai Hương (Mỹ Phúc) thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (phối thờ); Đền Vạn Khoảnh (Mỹ Phúc) thờ Thái tổ Trần Thừa…; Đình Văn Hưng (Mỹ Phúc) thờ Quang Hiển đại vương; Chùa Đệ Nhị (Mỹ Trung) thờ Nguyên Thánh Thiên cảm Hoàng hậu và Lệ Trinh Nguyên phi; Đình- Phủ Phương Bông (Mỹ Trung) thờ Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải (phối thờ); Chùa Cao Đài (Mỹ Thành) thờ Phụng Dương công chúa; Chùa Nộn Sơn (Liên Minh- Vụ Bản) thờ Huyền Trân công chúa và Thuỵ Bảo công chúa.

- 05 di tích có liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Trần, liên quan lịch sử- văn hoá thời Trần: Chùa Đệ Tứ (Lộc Hạ) trước đây thờ Tá thánh Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Nhật Duật; Chùa Phù Nghĩa (Lộc Hạ), tương truyền do Lệ Trinh Nguyên phi xây dựng; Chùa Mai Hương (Mỹ Phúc), tương truyền do Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung tôn tạo và mở rộng dưới thời Trần; Chùa Vạn Khoảnh (Mỹ Phúc) do Diệp Minh phi xây dựng; Chùa Đệ Tam (Mỹ Phúc), tương truyền là nơi tiếp nhận và nuôi dưỡng con em các binh sĩ nhà Trần đã tử trận trong kháng chiến.

Như vậy, trong tổng số 60 di tích đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, có tới 44 di tích thờ các nhân vật lịch sử thời Trần hoặc ít nhiều liên quan đến lịch sử - văn hoá thời Trần. Số lượng nhiều như vậy không chỉ cho thấy đây là khu vực tồn tại đậm đặc dấu vết văn hoá thời Trần mà còn giúp lý giải được nhiều vấn đề về triều đại nhà Trần, về vai trò và vị thế của vùng đất Thiên Trường- Nam Định ở thế kỷ XIII - XIV. Sự hiện diện của những di tích thờ các nhân vật lịch sử thời Trần cùng những dấu vết vật chất tồn tại đến ngày nay đã góp phần minh chứng và khẳng định: Thiên Trường- Nam Định là nơi phát tích và dấy nghiệp của vương triều Trần; là một trong những trung tâm chính trị- văn hoá của quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII- XIV; là căn cứ địa quan trọng trong kháng chiến chống xâm lược Nguyên- Mông…

Tại các di tích hầu như vẫn bảo lưu được lễ hội và những sinh hoạt văn hoá nhằm tôn vinh những người có công với nước trong phạm vi làng, xã. Trong số đó, đáng chú ý là một số lễ hội mang ý nghĩa tôn vinh triều đại nhà Trần, tôn vinh các nhân vật lịch sử thời Trần diễn ra với nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc.

Mặc dù số lượng di tích thờ các nhân vật Trần hoặc liên quan đến nhân vật lịch sử nhà Trần đông như vậy nhưng theo quan niệm của nhân dân, di tích chính vẫn là khu vực đền Trần – chùa Phổ Minh. Vì vậy, thời phong kiến, mỗi khi có tế lễ lớn, các ngôi đền xung quanh thường phải rước kiệu về đền Trần để tổ chức tế, dâng hương.

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)