- Bài trí tượng thờ tại Hậu điện
3.4. Các phương án bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích.
3.4.1 Có thể nói, từ năm 1262, khi làng Tức Mặc được đổi thành phủ Thiên Trường thì vị thế trung tâm văn hoá - kinh tế – chính trị – quốc phòng được xác lập. Trên bảy thế kỷ qua, bao cuộc thăng biến của lịch sử, nhưng vùng đất Tức Mặc vẫn tự hào là nơi khơi nguồn của những giá trị truyền thống, của những anh hùng hào kiệt, nhà văn hoá nổi danh.
3.4.2 Hiện nay, Tức Mặc - Lộc Vượng là một vùng đất ven đô, chịu tác động mạnh mẽ của trào lưu đô thị hoá. Bên cạnh những ưu điểm thì quá trình đô
khía cạnh tốt đẹp của văn hoá truyền thống bị mại một thì một lối sống không lành mạnh, tệ nạn xã hội lại đang dần ảnh hưởng tới người dân địa phương hiện nay.
Một hiện tượng khá phổ biến là sự quá trình xây dựng, san lấp tự phát không thể quản lý được của các tầng lớp người dân. Nhiều công trình di tích lịch sử bị lấn chiếm, hoặc bị ảnh hưởng tới cảnh quan một cách nghiêm trọng. Tình trạng thương mại hoá các di tích đang được diễn ra gây ảnh hưởng không tốt đến giá trị lịch sử, văn hoá di tích. Nếu không có dự tính nhằm kiểm soát những hoạt động xây dựng, phát triển tự phát bằng các quy hoạch tổng thể toàn vùng thì một ngày kia di tích sẽ bị lấn át, xâm lấn ảnh hưởng tới giá trị như đã xảy ra trên nhiều vùng của cả nước. Bảo vệ di tích đi đôi với công tác phát huy giá trị để các di tích Trần đúng với tầm vóc của nó, xứng đáng với hào khí Đông A và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc
3.4.3 Bên cạnh khu di tích Trần ở Tức Mặc là trung tâm, Nam Định còn một số lượng lớn các di tích Trần khác tại các vị trí lân cận chưa được quan tâm đúng mức. Cũng giống như di tích Trần ở Tức Mặc, tại các di tích này vẫn lưu giữ một số lượng lớn các tài liệu văn hoá vật thể và cả phi vật thể. Sự quan tâm chưa đúng mức đó thể hiện ở những điều sau:
- Số lượng di tích Trần được công nhận còn ít, chưa tương xứng với tầm vóc.
- Các hồ sơ di tích được công nhận mới dừng ở hồ sơ pháp lý, chưa đẩy lên thành hồ sơ khoa học.
- Việc quản lý di tích còn xuất hiện nhiều sơ hở, người trông coi di tích đa số là do dân làng cử ra, không có hiểu biết về nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng nên những hoạt động trông coi, tu bổ, tôn tạo ở các di tích này còn khá tuỳ tiện, cảm tính.
- Nhiều di vật như chân tảng, bia đá, linh vật chưa được quan tâm đúng mức, còn phơi ngoài mưa nắng, dễ bị huỷ hoại. Bên cạnh đó việc bảo quản các di vật thành văn cũng chưa được chú ý, nhiều câu đối, đại tự, sắc phong không được bảo quản tốt nên bị hư hỏng. Việc đưa nhiều đồ thờ tự mới đã làm xáo trộn các yếu tố nguyên gốc của di tích.
Để khắc phục tình trạng đó, Nam Định cần phải thực hiện tổng kiểm kê các di tích tại các địa phương, từ đó phân loại di tích để có cơ sở lập phương án công nhận bảo tồn tôn tạo phát huy tác dụng di tích. Xác lập hệ thống di tích cần được công nhận ở cấp quốc gia và bảo vệ tại địa phương. Xếp đặt thứ tự ưu tiên trước sau cho việc lập hồ sơ pháp lý lên mức hồ sơ khoa học. Tuyển chọn lập các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích tại địa phương theo các quy mô nhỏ, vừa, lớn trình các cấp phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan du lịch trong tỉnh hoạch định các tuyến tham quan du lịch cho các di tích, thắng cảnh và các di tích Trần trong tỉnh và liên tỉnh.
3.4.4. Ngày 12/10/2005 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 252/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá Trần tại tỉnh Nam Định đến năm 2015 nhằm mục tiêu xác định các căn cứ có tính pháp lý trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị quần thể di tích lịch sử – văn hoá thời Trần ở tỉnh Nam Định theo luật Di sản văn hoá. Bảo vệ, phát hiện, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực di tích, tạo tiền đề đề nghị công nhận quần thể di tích lịch sử – văn hoá thời Trần tại tỉnh Nam Định là di sản văn hoá thế giới. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái làm căn cứ cho việc lập các quy hoạch chi tiết, các dự án, các chương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy hợp lý, có hiệu quả giá trị của khu di tích; làm cơ sở tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư và lập kế hoạch thực hiện, kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn.
Quyết định trên cũng đã phân vùng khu di tích lịch sử văn hoá thời Trần ở Nam Định gồm khu di tích và vùng đệm thuộc các xã Lộc Vượng, Mỹ Trung, Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.984 ha, trong đó lấy khu vực đền Thiên Trường và chùa Phổ Minh làm trung tâm.
3.4.5. Sau khi nhận được quyết định của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh Nam Định đã quyết định thành lập một ban dự án với sự chỉ đạo trực tiếp của một đồng chí phó chủ tịch tỉnh. Các thành viên trong ban bao gồm nhiều lãnh đạo, chuyên viên thuộc các sở ban ngành như: xây dựng, văn hoá, kiến trúc, tài chính, du lịch…Ban quản lý dự án sẽ thay mặt UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, khai quật khảo cổ học để xác định, bổ sung các căn cứ khoa học làm sáng tỏ hơn việc xếp hạng di tích, khoanh vùng bảo vệ các di tích, đánh giá đúng giá trị của các di tích và các công trình khác có liên quan tới di tích. Cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm tới các di tích đã được xếp hạng và cảnh quan thiên nhiên thuộc vùng bảo tồn.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được duyệt, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết các vùng bảo tồn, trong đó thể hiện rõ mối quan hệ giữa các hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích với phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo vệ di tích, phát huy giá trị di tích, đồng thời bảo đảm ổn định sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Trước mắt ưu tiên các vùng bảo tồn đặc biệt, vùng đệm và các di tích có liên quan được xếp hạng.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể đã được duyệt tiến hành lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án thành phần theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu ban hành điều lệ, quy chế quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, các hoạt động kinh tế – văn hoá - xã hội trên toàn địa bàn khu di tích và trong từng vùng cụ thể.
3.4.6. Trên cơ sở đó, Ban quản lý dự án đã chia Dự án bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hoá Trần ở Nam Định tới năm 2015 thành 3 dự án thành phần lớn:
- Dự án hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm nâng cấp các tuyến đường, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng các bãi đỗ xe, nạo vét và kè đá hai bờ sông Vĩnh Giang, phục hồi mô phỏng Ao Bến và Hồ Bến Đình, sông Hàm Rồng; đào nối các sông Vĩnh Giang, Hồ Bến Đình, Ao Bến xung quanh cung điện. Dự kiến mức đầu tư cho thành phần dự án này khoảng gần 500 tỷ VND.
- Dự án bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích thời Trần tỉnh Nam Định: Dự án này sẽ tiến hành đầu tư tôn tạo, mở rộng đất đai để làm hành lang bảo vệ, xây dựng các công trình tiện ích tại 27 điểm di tích Trần nằm trên địa bàn các xã Mỹ Phúc, Mỹ Trung và thành phố Nam Định. Riêng đối với một số di tích đã hoàn toàn bị lấn chiếm hoặc tiêu huỷ hoàn toàn do thời gian, chiến tranh nên không thể phục dựng hoặc tu bổ thì sẽ không đầu tư, nhưng cần tiến hành đưa vào quy hoạch vùng nhằm phát huy giá trị của chúng. Dự kiến mức đầu tư cho thành phần dự án này khoảng hơn 200 tỷ VND.
- Dự án hạ tầng cảnh quan và bảo vệ khu di tích: Dự án này với mục đích kiến tạo một số công trình nằm trong khu vực trung tâm đền Trần – chùa Phổ Minh. Cụ thể tại khu vực giữa đền Trần và chùa Phổ Minh sẽ phục dựng lại hai cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa, nhà Thái miếu. Phía trước các cung điện đó sẽ xây dựng một quảng trường Đông A. Tại quảng trường sẽ xây dựng một công trình mang tính biểu tượng lịch sử – văn hoá Trần cùng một số công trình phụ trợ như Nghinh phong quán, các tiểu cảnh lịch sử, tượng các danh nhân Trần, vườn hoa, hồ nước, công viên cùng các nhà dịch vụ…Đây là một
thiết thực phục vụ các lễ hội lớn sau này nên cần có sự đóng góp ý kiến của nhiều nhà chuyên môn thuộc nhiều ngành khác nhau. Dự kiến mức đầu tư cho thành phần dự án này khoảng gần 200 tỷ VND.
3.5. Tiểu kết
Quần thể khu di tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường là một khu di tích lịch sử văn hoá lớn, có nhiều giá trị. Nơi đây không chỉ từng là một trung tâm văn hóa lớn của khu vực trong suốt thế kỷ XIII – XIV, mà còn là nơi chứng kiến sự thăng trầm của vương triều Trần trong lịch sử nước ta. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, dấu tích vật chất và giá trị tinh thần của khu di tích đã gắn bó sâu đậm trong đời sống của người dân trong khu vực nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà khu di tích liên tục được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm, trùng tu và bảo vệ trong suốt khoảng hơn 7 thế kỷ qua. Trong các di tích lịch sử văn hoá Trần tại Nam Định, khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường gồm các công trình đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh luôn luôn đóng vai trò trung tâm. Vị trí vai trò trung tâm đó không chỉ được khẳng định vào thời kỳ vương triều Trần còn tồn tại mà còn được lưu giữ trong tâm thức, tín ngưỡng của người dân trong giai đoạn sau này.
Xung quanh khu di tích còn có dấu tích của nhiều cung điện, chùa chiền khác của thời Trần như: chùa Đệ Tứ, đền Hậu Bồi, đền Lan Hoa, đền Bảo Lộc…Tất cả tạo nên một quần thể di tích có giá trị lớn trong việc giáo dục truyền thống dân tộc cho nhiều thế hệ mai sau, cũng như việc tham quan du lịch cho tất cả các du khách trong và ngoài nước. Do đó quần thể khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường nói riêng, các di tích Trần tại Nam Định nói chung cần có một quy hoạch tổng thể, có kế hoạch bảo quản trùng tu và tôn tạo quy mô nhằm phát huy hết những giá trị to lớn đó.
Quyết định số 252/2005/TTg của Thủ tướng chính phủ về dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Trần
ở Nam Định đến năm 2015 là văn bản pháp lý không chỉ có giá trị pháp luật cao mà còn có giá trị khoa học thực tiễn sâu sắc.
Như trên đã nói, cung vàng điện bạc thời Trần cho đến nay chỉ còn tồn tại trong thơ ca. Các tài liệu, di vật mới chỉ phản ánh được phần nào, vẫn chưa hình dung được hết diện mạo một hệ thống kiến trúc mang tính cung điện – nơi bàn bạc, quyết sách những vấn đề mang tính chiến lược ở thời kỳ đất nước phải đương đầu với đế chế hùng mạnh nhất thời đó, đồng thời cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ các giá trị văn hoá Việt Nam.
Do đó, việc phục dựng các cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa, cùng các điền trang thái ấp và khung cảnh thiên nhiên thế kỷ XIII là một bài toán nan giải và cần được nghiên cứu cơ bản và hệ thống theo các phương pháp chuyên ngành như : sử học, mỹ thuật, kiến trúc, địa lý…đồng thời cần phải có những kiến giải đầy đủ và tổng thể theo phương pháp tiếp cận liên ngành.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể đối sánh với việc xây dựng khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá), đặc biệt là dấu ấn điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội…là tài liệu tham khảo để tái tạo lại một quần thể kiến trúc mang tính chất cung điện thế kỷ XIII ở Nam Định.
Kết luận
1. Là một vùng đồng bằng ven biển, giao thông thuận lợi, nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, trước khi nhà Trần lên ngôi Nam Định nói chung, Tức Mặc – Thiên Trường nói riêng có thể coi là một trung tâm kinh tế của cả vùng đồng bằng sông Hồng. Nhờ dựa vào vùng đất này mà Trần Lãm rồi Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành thế lực mạnh, tiến hành chinh phục các sứ quân khác, thống nhất đất nước. Nhà Lý lên ngôi, vùng đất này vẫn là một trung tâm kinh tế văn hoá, là nơi đặt vạc Phổ Minh, một trong tứ đại khí nước ta bấy giờ.
Sang thời Trần, Tức Mặc – Thiên Trường không chỉ là đất phát tích, quê hương và đất thang mộc nhà Trần, mà đã từng được coi là kinh đô thứ hai, nơi đầu não chính trị của Đại Việt, một trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Mảnh đất này đã sản sinh ra dòng họ Trần và nhà Trần, ngược lại chính các vua Trần và Thái thượng hoàng nhà Trần đã làm cho mảnh đất quê hương mình xứng tầm vóc của một đế kinh nổi tiếng trong lịch sử.
2. Tại Thiên Trường, có thể các vua Trần không xây dựng thành quách cùng hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt, nhiều vòng như Thăng Long nhưng việc bố trí các hành cung cùng một loạt các điền trang thái ấp của thân vương và quý tộc Trần tại các vị trí xung yếu đã biến nơi đây trở thành vùng lãnh địa không trang nghiêm như Thăng Long nhưng lại tuyệt đối an toàn với hoàng tộc. Tại đây Thượng hoàng và các thân vương quý tộc vừa có thể thảnh thơi hưởng thụ cuộc sống an nhàn nơi thôn dã vừa có thể củng cố vương quyền, điều hành đất nước. Vai trò và vị thế đó đã được khẳng định trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.
3. Hoạt động kiến thiết hành cung Tức Mặc – Thiên Trường thế kỷ XIII – XIV đã mở đầu cho sự hưng khởi của văn hoá xứ Nam sau này. Sự phát triển tiếp diễn đó không chỉ được khẳng định vị thế của một trung tâm kinh tế, chính trị như quân doanh Vị Hoàng thế kỷ XVII – XVIII, thành Nam Định thế kỷ XIX – XX mà còn là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước. ở Thiên Trường, các vua Trần đã cho lập Nhà học vào năm 1281. Có thể
coi đây là mốc khởi đầu cho truyền thống hiếu học và học giỏi của Nam Định. Từ thế kỷ XV cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do không còn vị trí như trước nhưng vùng đất này vẫn nổi tiếng là nơi đào tạo học sinh cả một vùng rộng lớn từ Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên…Như vậy, suốt chiều dài lịch sử, vùng đất này luôn giữ vai trò là một trung tâm văn hoá theo nghĩa rộng của