- Tại gian đệ nhất:
2.3. Đền Trùng Hoa 1 Lịch sử xây dựng
2.3.1 Lịch sử xây dựng
Đền Trùng Hoa nằm ở phía tây đền Thiên Trường trong khuôn viên của khu di tích đền Trần. Tên gọi Trùng Hoa xuất phát từ tên cung Trùng Hoa từ thế kỷ XIII. Năm 1262, Thượng hoàng Trần Thái Tông đã cho xây dựng cung Trùng Hoa để các vua Trần tự quân ở kinh đô Thăng Long mỗi lần về bái yết vua cha thì nghỉ ngơi tại đó. Năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND tỉnh Nam Định đã tiến hành khởi công xây dựng đền Trùng Hoa trên nền ngôi chùa Trùng Hoa đã được xây dựng trước đó với quy mô nhỏ, mái tranh vách đất. Bình đồ kiến trúc của đền Trùng Hoa cũng giống như đền Thiên Trường và đền Cố Trạch bao gồm: Tiền đường, thiêu hương, trung đường và chính tẩm. Kiến trúc đền Trùng Hoa mặc dù mới được phục dựng nhưng mang phong cách của thời Hậu Lê, vật liệu được xây dựng cũng được làm bằng gỗ lim là chủ yếu.
Thực tế ngôi đền Trùng Hoa có được xây dựng tại nền cung điện Trùng Hoa xưa hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên để phục vụ dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử – văn hoá thời Trần tại Nam Định đã được Thủ tướng chính phủ quyết định, Viện Khảo cổ học phối hợp cùng Bảo tàng Nam Định tiến hành khai quật, thăm dò toàn bộ khu vực đất nằm giữa đền Trần và chùa Phổ Minh. Đợt khai quật này được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 5/11/2006 đến giữa tháng 12 năm 2006 với diện tích 2000m2
gồm 28 hố khai quật. Trong tổng số 28 hố khai quật được chia làm 2 khu vực:[69]
- Khu vực 1: Nằm trên dải đất cao thuộc đất đền Trần, cụ thể là nằm sát ngôi đền Trùng Hoa hiện nay về phía tây. Tại khu vực này đã mở 3 hố khai quật có độ rộng 200m2
/hố trải dọc theo chiều Nam – Bắc. Có thể nói, dấu vết Trần xuất lộ khá sớm tại các hố khai quật này. Ngay dưới độ sâu 21,5cm đã phát hiện một dải gạch ngói lát theo hàng lối khá đẹp. Sau khi xử lý bước đầu thì thấy rõ đây là một dạng đường đi lát gạch theo hoạ tiết hình hoa chanh. Căn cứ vào cách cấu tạo, cũng như nguyên vật liệu, cho thấy rằng đây là một dạng đường đi lát gạch thời Trần. Loại đường đi này vốn đã được phát hiện sau đền Thiên Trường vào năm 1979.
Cũng nằm trong tầng văn hoá Trần đã phát hiện được 06 bồn hình vuông kích thước dao động từ 103cm x 103cm đến 108cm x 108cm, nằm hai phía đông tây và một bồn hình bát giác có cạnh dài 0,65cm. Các bồn này đều dùng ngói phẳng, gạch mỏng xếp nghiêng hai hàng để tạo hình, phía ngoài mỗi bồn đều được giải sỏi, trong lòng là đất thuần. Với kích thước, hình dáng và cấu tạo như vậy thì có lẽ đây chính là các bồn hoa để trang trí. Ngoài ra, dấu vết một chiếc giếng cổ thời Trần cũng được tìm thấy ở góc phía đông bắc. Cấu tạo chính của giếng là một loạt gồm 8 chiếc bao nung lật úp miệng xuống đất. Hình dáng và cấu tạo sắp xếp của các bao nung ở đây rất giống giếng cổ được cấu tạo bằng 152 chiếc bao nung cùng loại được phát hiện phía sau chùa Phổ Minh năm 1968.
Đặc biệt tại lần khai quật này đã phát hiện những phế tích của các công trình kiến trúc nhà ở thể hiện qua hai hệ thống trụ móng. Hệ thống trụ móng thứ nhất được phát hiện ở hố khai quật thứ 2 gồm 7 trụ gạch. Tại hố khai quật thứ 3, hệ thống trụ móng thứ hai gồm 10 trụ cột hình vuông kích thước 1,2m x1,2m cùng nền nhà được cấu tạo bằng hỗn hợp gạch ngói đầm chặt, cống thoát nước đến những đống phế liệu gạch ngói của công trình kiến trúc sụp đổ. Khẩu độ trung bình của 10 trụ móng tại hố khai quật thứ 3 tính từ đông sang tây là 2,73m – 3,08m, từ bắc xuống nam là 3,5m – 3,8m. Từ sự phân bố đường đi, bồn hoa và dấu vết công trình kiến trúc đó có thể phỏng đoán bình đồ kiến trúc tại khu vực khai quật như sau:
Phía nam khu vực 7 trụ móng có thể là một ngôi nhà quay theo hướng bắc về phía bồn hoa có mái hiên được bao lót đường và ống thoát nước trước hiên nhà. Bên cạnh nhà là một chòi cao làm đài vọng cảnh.
Phía tây có những gian nhà nhỏ quay theo hướng đông, theo chiều của bồn hoa.
Phía bắc là một ngôi nhà rất lớn, có thể gọi là nhà trên vì nền nhà ở đây chênh so với nền dưới là 10cm. Lòng nhà rộng quay theo hướng nam, có ống thoát nước ở mái hiên phía trước. Bên trái nhà, phía trước cũng có một lầu vọng cảnh.
- Khu vực 2: Là khoảng ruộng thấp trũng trải rộng giữa đền Trần và chùa Phổ Minh. Tại đây đã tiến hành mở 25 hố khai quật. Tại 25 hố khai quật này đều tìm thấy các di vật mang phong cách Trần như gạch ngói, các mảnh gốm sứ của đồ dùng sinh hoạt. Trong 25 hố khai quật thuộc khu vực 2 này chỉ riêng hố khai quật số 28 được khai quật cách các vị trí thuộc khu vực 1 khoảng 4m về phía tây là có dấu vết về kiến trúc. Trên diện tích 40m2 dẫu chỉ phát lộ một móng trụ kích thước 0,45m nhưng nó lại là bằng chứng quan trọng giúp việc xác định giới hạn cũng như phạm vi phân bố của hệ thống kiến trúc chính thời Trần. Căn cứ vào đặc điểm của các di vật được phát lộ như dấu vết than tro,
nhỏ trong hệ thống cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa. Đồng thời đây cũng là đường biên phía tây của hệ thống cung điện này.
Những kết quả cùng dấu vết kiến trúc đó vẫn chưa thể kết luận được quy mô và bình đồ kiến trúc chính xác của hai cung Trùng Quang, Trùng Hoa xưa, nhưng mốc địa giới đã được xác định cùng với sử sách viết rằng cung Trùng Hoa được xây phía tây phủ Thiên Trường đã có thể xác định được ngôi đền Trùng Hoa hiện nay được xây dựng ngay cạnh, thậm chí ngay khu vực của cung Trùng Hoa xưa là hoàn toàn có cơ sở.
- Tiền đường ngôi đền có kích thước mặt tiền rộng 14,9m; sâu 5,1m. Tiền đường được chia thành 5 gian, trong đó gian giữa có kích thước rộng nhất: 3,2m; hai gian kế bên có kích thước 3m; hai gian giáp hồi có kích thước 2,5m. Tiền đường được xây cao hơn mặt sân 0,5m có tạo tam cấp lên xuống bằng đá liền khối, nhám mặt, kích thước 0,17m x 0,32m x 0,60m. Mái tiền đường làm theo kiểu bốn mái, lợp ngói nam, đầu đao uốn cong đắp họa tiết rồng.
Bộ khung tiền đường gồm có 6 bộ vì được làm bằng gỗ lim theo kết cấu tứ hàng chân, thượng chồng rường giá chiêng hạ bẩy. Gánh đỡ toàn bộ hệ thống vì là 12 cây cột cái có đường kính 0,35m; 12 cây cột quân có đường kính 0,30m.
- Toà siêu hương được làm theo kiểu phương đình có diện tích 21,1m2. Siêu hương cũng được làm theo kiểu bốn mái. Gánh đỡ mái cùng hệ thống xà gỗ là 4 cột trụ gỗ lim đường kính 0,30m. Bốn mặt siêu hương thông phong, không có cửa.
- Hai toà tả vu, hữu vu có diện tích 17m2 được lợp ngói nam, tường xây chịu lực, hệ thống vì bằng gỗ với cột lim 0,25m.
- Toà đệ nhị: được làm với kiểu dáng, kích thước giống toà tiền đường. Toà đệ nhất được làm với kích thước mặt tiền rộng 9,9m, sâu 5,1m. Toà đệ nhất được chia làm 3 gian: gian giữa rộng 3,2m; hai gian bên rộng 3m. Hệ thống vì tại toà đệ nhất gồm có 4 bộ vì làm bằng gỗ lim theo kết cấu thượng chồng rường giá chiêng hạ bẩy kẻ; đường kính cột cái là 0,35m; đường kính cột quân là 0,30m.
Có thể nhận thấy sự thiết kế ở đây đã tạo nên những cụm kiến trúc trung tâm nổi bật. Các kiến trúc phù trợ khác được bố trí đăng đối theo trục thần đạo, rồi từ cụm trung tâm đó toả ra những trung điểm đối xứng của toàn bộ kiến trúc, tạo nên một bố cục chặt chẽ, hài hoà. Cách bài trí thờ tự và xây dựng đó đã giúp chúng ta đánh giá đúng vị trí vai trò của từng nhân vật thờ trong mỗi di tích. Trong tổng thể đó, đền Thiên Trường là ngôi đền thờ các vị thuỷ tổ và các vua ở giữa được xây dựng với quy mô cao lớn nhất, nằm ở trung tâm. Hai ngôi đền
Trùng Hoa là nơi thờ vua tự quân và Cố Trạch là nơi thờ Đức Thánh Trần được xây dựng lùi sâu về phía sau với quy mô thấp nhỏ hơn.
2.3.3.Bài trí thờ tự tại đền Trùng Hoa.
Tại đền Trùng Hoa, hai bên giải vũ và siêu hương có đặt ngai thờ văn quan, võ quan và công đồng. Khác với đền Thiên Trường thờ bài vị, đền Trùng Hoa là nơi thờ tượng của 14 vị Hoàng đế nhà Trần được đúc bằng đồng. Mỗi pho tượng nặng 1,5 tấn, cao 1,6m. Tượng đồng các vua Trần được bài trí tại cung đệ nhất và đệ nhị. Cung đệ nhất bài trí 9 pho, cung đệ nhị bài trí 5 pho. Tượng được tạc theo tư thế ngồi trên long ngai. Mình mặc áo long cổn, đầu đội mũ bình thiên. Trên ngai và y phục được chạm khắc các lớp hoa văn sóng nước, hoa sen, rồng mang phong cách nghệ thuật Trần (TK XIII - XV).
- Bài trí thờ tự tại cung đệ nhất:
Số 1. Tượng vua Trần Thái Tông . Số 2. Tượng vua Trần Thánh Tông . Số 3. Tượng vua Trần Nhân Tông . Số 4. Tượng vua Trần Anh Tông . Số 5. Tượng vua Trần Minh Tông. Số 6. Tượng vua Trần Hiến Tông . Số 7. Tượng vua Trần Dụ Tông . Số 8. Tượng vua Trần Nghệ Tông . Số 9. Tượng vua Trần Duệ Tông .
3 1 1 2 8 4 5 9 6 7
- Bài trí thờ tự tại cung đệ nhị:
Số 1. Tượng vua Trần Phế Đế. Số 2. Tượng vua Trần Thuận Tông. Số 3. Tượng vua Trần Thiếu Đế . Số 4. Tượng vua Trần Giản Định . Số 5. Tượng vua Trần Quý Khoáng .
2.4.Chùa, tháp Phổ Minh.