Lễ hội đền Thiên Trường:

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 42)

Vốn là di tích lịch sử do đó nơi đây từ lâu đã trở thành các trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ nhiều các hình thức lễ nghi, hội hè, các phong tục cổ truyền độc đáo của dân tộc. Những tế lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của mỗi vị vua đều được nhân dân cúng tế một cách chu đáo. Tuy nhiên mỗi khi vào những dịp tế lễ lớn, khu vực đền Trần thường có sự tham gia của các địa phương lân cận. Thời phong kiến mỗi năm vào ngày giỗ của vua Trần Thái Tông được coi là một trong những tế lễ long trọng nhất của đền Trần. Sách Tân biên Nam Định địa dư chí do Khiếu Năng Tĩnh soạn cho biết vào ngày này các

theo thứ tự rước kiệu vào sân đền Thiên Trường, di tích nào có rước kiệu đến trước cũng phải đứng chờ tại cổng, mỗi nơi đến rước kiệu vào sân rồng và đặt lễ xong ra thì nơi khác mới được vào. Lễ dùng cá triều đẩu1

, cá hoá long2, cùng thịt trâu, thịt dê, thịt lợn[44].

Ngoài ra, lễ hội vào ngày rằm tháng giêng là một ngày được vua Minh Mệnh ban là quốc tế, là một trong những tế lễ lớn của toàn quốc. Bia đá Trần miếu tự nam Quan âm kiều ký, soạn khắc vào năm Duy Tân thứ 8 (1914) viết:

“Nguyên lệ cũ cứ mỗi năm đến rằm tháng giêng thì hội đồng lễ lớn, các quan địa phương vâng mệnh trên làm lễ rất là kính cẩn. Trước một ngày ba thôn Tráng Kiện, Đông Kính, Thượng Bái hợp đồng với ấp thờ là ba xã Lộc Quý, Lộc Hạ, Hậu Bồi xin rước long giá sở tại đến chùa Phổ Minh bái yết. Ngày ấy còn rước bát nhang tiên đế Trần triều Nhân miếu hiệu Giác hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, từ chùa tới miếu nhà Trần, làm lễ lớn xong ngày hôm sau lại rước về chùa làm lễ yên vị đính tạ ơn to. Đến nay thì ba năm một lần tuân theo điển lệ quốc gia quy định rất là long trọng ”[16]. Theo lệ cũ, cứ vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu nhân dân lại tổ chức đại lễ trong ba ngày với đầy đủ các nghi thức lễ và hội như: rước kiệu, rước nước, tế cá, tổ chức thi đấu vật, đua thuyền, thi nấu cỗ cùng các hình thức hát múa…

Tế lễ vào ngày rằm tháng giêng chính là lễ khai ấn của đền Trần(3)

. Theo truyền thuyết, đây là sự phục hồi phong tục cổ ngày xưa, vào thời Trần, các quan được nghỉ tết từ ngày 25 tháng chạp. Đến ngày 15 tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới, do đó được diễn ra vào lúc nửa đêm. Bắt đầu lễ khai ấn là nghi lễ rước kiệu từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Đi đầu đoàn rước là đội cờ thần thêu chữ Trần ở giữa, tiếp theo là đội phù giá mang kiếm thờ, chấp kích, bát biểu, biển thờ. Theo sau đội phù giá là 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa để dâng lên 14 vị

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)