Lịch sử xây dựng chùa, tháp Phổ Minh

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 66)

- Tại gian đệ nhất:

2.4.1. Lịch sử xây dựng chùa, tháp Phổ Minh

Hiện nay có rất nhiều tư liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Nam Định địa dư chí lược, Nam Định địa dư chí mục lục…đều nói đến lịch sử hình thành chùa Phổ Minh. Trong đó Đại Việt sử ký toàn thư viết : Tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262), đổi hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu gọi là Trùng Hoa. Lại làm chùa phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh[14:33]. Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng ghi : “Chùa ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định dựng từ năm Thiệu Long thứ 5 (1262) đời Trần”[32:11]. Tuy nhiên, sách Đại Nam nhất thống chí lại viết : “Chùa ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc. Sử chép: năm Thiệu Long thứ 5 (1262) đời Trần Thánh Tông dựng chùa Phổ Minh ở phía tây cung Trùng Quang – Lại xét: bia đá dựng từ thời Lê Cảnh Trị nói: Lý gia triệu thuỷ, Trần thị trùng quang, nghĩa là nhà Lý bắt đầu xây dựng, nhà Trần sửa sang

3

2 1 4 5 5

thêm. Thế thì chùa này không phải bắt đầu xây dựng từ nhà Trần”[47:415].

Cuốn Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược do Tế tửu Quốc Tử Giám Khiếu Năng Tĩnh soạn cũng đã nói rõ hơn về vấn đề này : “Chùa ở xã Khang Kiện do Mai Thị ở Hồng Châu về đây, rồi dựng lên trên khu miếu cổ có thế đất hình lực sỹ, phải có nghiên bút, trái có cờ kiếm, sau có cửu tinh thổ phụ, minh đường nước chảy vòng vo. Khi Không Lộ đắc đạo sang Bắc quốc khuyên giáo đồng đỏ được một túi mang, về đúc An Nam tứ khí, chùa này được sư (Không Lộ) để cái vạc nặng ngàn quân. Thời Trần vua Nhân Tông sửa lại xuất gia cư trú. Lúc vua mất Anh Tông xây toà tháp cao 14 tầng, gồm 53 thước, chân mỗi bề 10 thước để cất xá lỵ”[56]. Sách Hoàng Việt địa dư nhất thống chí, văn bia Phổ Minh thiền tự bia soạn khắc năm Lê Cảnh Trị thứ 6 (1668) cũng viết như vậy. Như vậy niên đại thời Lý của chùa Phổ Minh cũng được nhiều tài liệu, thư tịch về sau ghi chép. Dưới thời Lý, tại địa bàn Nam Định có các ngôi chùa, tháp nổi tiếng được xây dựng như: tháp Chương Sơn (ý Yên), chùa Keo (Xuân Trường), chùa Viên Quang (Xuân Trường). Do đó việc chùa Phổ Minh xuất hiện dưới thời Lý là điều hoàn toàn có thể chấp nhận. Sau này các vua Trần đã xây dựng với một quy mô to lớn hơn, khang trang hơn, biến nơi đây trở thành một trung tâm Phật giáo lớn cho toàn khu vực.

Song lịch sử xây dựng chùa Phổ Minh không phải chỉ dừng ở lại thời Lý, Trần, mà liên tục được xây dựng, tư sửa qua nhiều thời gian sau đó. Trải qua thời gian cùng những biến thiên lịch sư, chắc chắn đã thay đổi khá nhiều so với ngày khởi dựng. Nhiều nguồn tư liệu đều xác định vạc Phổ Minh đã bị quân Minh phá ra đúc vũ khí, ngôi chùa cũng đã nhiều lần xuống cấp nặng phải tu sửa lại. Dấu vết các lần tu sửa không chỉ lưu giữ trên các văn bia, câu đối, đại tự hiện còn lưu giữ mà còn trên các cấu kiện, các lớp hoa văn, phong cách kiến trúc. Bia đá Phổ Minh thiền tự bia ký soạn khắc năm Lê Cảnh Trị thứ 6 (1668) đã nói lên tình trạng hư hỏng của ngôi chùa vào giai đoạn này: “Thế nhưng tuổi hạc bớt thêm, thịnh rồi suy, suy rồi thịnh, vẽ ngao qua lại, mới đến cũ, cũ đến mới, sương gió trải qua, vật thì dời đổi, rường cột tuy đã nghiêng đổ, thế nhưng

nền móng vẫn còn”[21]. Hiện nay cây hoành gỗ ở phía đông thượng điện có ghi những dòng chữ sau: “Chủ hội kính phật Thái bảo Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, pháp hiệu Quảng Đức và Phúc Thành công chúa Mạc Ngọc Lâm cúng dâng vào việc tu sửa 36 cây gỗ lim loại cực lớn”[21]. Như vậy dòng chữ này đã xác nhận có một đợt trùng tu khá lớn vào thời Mạc, hiện nay tại chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu vết vào thời Mạc.

Trong thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX chùa và tháp vẫn liên tục được tu bổ, hoàn thiện cho đến tận hôm nay. Hiện nay tại hành lang chùa Phổ Minh vẫn còn lưu giữ được hơn 20 tấm bia công đức xây dựng, tu sửa chùa chùa, trải dài từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. Số lượng văn bia nhiều, mật độ lớn như vậy đã chứng minh sức sống và vai trò quan trọng của Phật giáo trong cộng đồng dân cư lúc bấy giờ. Đặc biệt những lần trùng tu lớn được ghi lại là vào năm 1876 toà tiền đường được đại trùng tu. Lần trùng tu đây nhất hiện còn ghi lại cho biết là vào năm Duy Tân thứ 6 (1912) đã tu sửa lớn nhiều hạng mục công trình bao gồm Tam quan, toà siêu hương, điện thờ, phủ thờ, nhà tăng đồng thời xây dựng hai dãy hành lang.

Riêng về niên đại xây dựng tháp Phổ Minh, mặc dù chưa có tài liệu nào khẳng định chắc chắn số năm xây dựng nhưng hầu như tất cả các tài liệu đều viết rằng ngôi tháp được xây dựng vào thời Trần và là nơi đặt xá lỵ của vua Trần Nhân Tông, người đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cuốn Hoàng Việt địa dư nhất thống chí được viết năm Gia Long thứ 5 (1806), trong phần Sơn Nam Hạ Trấn thực lục viết: “Trước chùa có ngọn tháp có thể cao 100 thước. Trước đây vua Trần Nhân Tông xuất gia tu đạo phật sau siêu hoá mới tạo nên phù đồ này để giấu nắm xương xá lỵ”[22]. Cuốn sách Tân biên Nam Định địa dư chí lược do Tế tửu Quốc tử giám Khiếu Năng Tĩnh cũng viết với nội dung tương tự và còn cho biết thêm, ngôi tháp là do vua Trần Anh Tông cho xây dựng với chiều cao 14 tầng, trên 12 tầng xây gạch, dưới 2 tầng xây đá. ở bên có cột đá, lấy dây đồng chằng lại ở trên đỉnh tháp.[56]

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, toà tháp này đã được tu sửa nhiều lần. Dòng chữ Hán được khắc ở phía đông nam tháp cho biết ngôi tháp đã từng được tu sửa vào năm Vĩnh Thịnh thứ 18 (1712). Sách Tân biên Nam Định địa dư chí lược viết : “ Thời Tây Sơn quan trấn thủ tên là Trần Túc phá đỉnh tháp lấy đỉnh hồ lô bằng đồng, khi phá đến tầng thứ 3 nơi hòm đá, thì thấy có một vật hình dải lụa đỏ bay lên trời, bèn không phá nữa”[56]. Tấm bia Phổ Minh bia ký ghi lại sự kiện năm 1789 ngọn tháp bị phá đi để lấy đồng, năm Gia Long thứ 17 (1818) nhân dân trong xã đã cử Trần Duy Bản chủ sự việc sửa lại bảo tháp [21]. Có thể nói đây là đợt tháo dỡ và sửa chữa lớn nhất đối với tháp Phổ Minh.

Đợt sửa chữa cuối cùng với cây tháp có thể tiến hành khoảng những năm 1915 – 1920, theo nhân dân địa phương, lần tu sửa này đã trát vữa lên các tường và mái tháp ở các tầng trên do đó trát kín luôn các hoạ tiết trang trí ở diềm mái.

Lần tu sửa năm 1959, 1973, 1987, 1992, ngành văn hóa Nam Định đã tìm thấy nhiều viên gạch có dòng chữ Hưng Long thập tam niên (năm Hưng Long thứ 13) in nổi trên viên gạch. Đây là niên hiệu vua Trần Anh Tông vào năm 1305 và cũng là năm sản xuất ra viên gạch đó. Tuy nhiên vua Trần Nhân Tông mất năm 1308 và được an táng vào năm 1310. Theo ý kiến của cố Phó Giáo sư Chu Quang Trứ, cố Phó Giáo sư Nguyễn Du Chi thì có thể năm 1305 hoặc muộn hơn ít năm chính là năm xây dựng tháp, vì tháp là một công trình lớn có thể phải xây dựng trong nhiều năm. Hơn nữa, những viên gạch xây năm 1305 có thể là năm sản xuất và được dùng nhiều năm sau đó.[32:145]

Một phần của tài liệu uần thể khu di tích Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)