Các nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại NHTM CP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 28)

Môi trường chính trị, pháp lý.

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các cơ quan chức năng của chính phủ, vì khi có bất kì một rủi ro nào xảy ra với hệ thống ngân hàng thì ngay lập tức nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế. Mỗi một ngân hàng khi hoạt động không chỉ chịu sự điều chỉnh của

chính sách đặc biệt là chính sách tiền tệ của NHTW. Tùy từng thời kì mà NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Sự thay đổi của quy định pháp lý nào cũng dẫn đến sự thay đổi trong chính sách hoạt động của ngân hàng. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần thường xuyên nắm được sự thay đổi của những luật trên.

Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội.

Hiểu đơn giản về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến nguồn huy động vốn từ dân cư là khi nền kinh tế ổn định và phát triển, thu nhập của bộ phận dân cư tăng lên, lượng tiền nhàn rỗi nhiều sẽ khiến người dân quan tâm nhiều hơn vào việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán nợ của ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn, lo ngại về sự không ổn định của giá cả và sức mua của tiền tệ thì người dân có xu hướng tích trữ vàng hoặc ngoại tệ mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng huy động vốn từ dân cư của NHTM. Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động ngân hàng của từng quốc gia. Ví dụ hiện nay giá vàng thế giới tăng đột biến làm cho người dân đổ xô đi mua vàng về tích trữ hoặc ngoại tệ mạnh. Điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng cần nắm rõ sự biến động của nền kinh tế để đưa ra các chính sách, hình thức huy động vốn thích hợp.

Môi trường văn hóa được hình thành từ những những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động ngân hàng.

Nếu trình độ văn hóa của người dân được phát triển cao, người dân sẽ có hiểu biết nhất định về công nghệ và dịch vụ ngân hàng từ đó hình thanh nên thói quen chi tiêu, thanh toán, tiết kiệm. Dân cư sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng nhiều hơn để đảm bảo an toàn và sinh lời.

Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt rất lớn. Hầu hết người dân đều có tài khoản tại ngân hàng để thanh toán điện tử hoặc phát séc tạo nên một

nguồn vốn lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, ở các nước kém phát triển, thói quen thanh toán bằng thẻ không phổ biến và họ vẫn dùng tiền mặt trong giao dịch là chủ yếu.

Yếu tố dân số

Môi trường dân số bao gồm các yếu tố: tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số,thay đổi về cấu trúc dân số(nghề nghiệp, lứa tuổi, tôn giáo…) xu thế di chuyển dân cư, chính sách dân số của vùng, khu vực hay quốc gia.

Môi trường dân số tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là căn cứ trong việc hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng. Ở các nước có nhiều người đi xuất khẩu lao động, hoặc nước có đầu tư nước ngoài, công ty có chi nhánh ở nước ngoài…, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phat triển dịch vụ chuyển tiền ngoại hối, thanh toán quốc tế…Ở Việt Nam hàng năm có một lượng kiều hối chuyển về khá lớn của Việt kiều chuyển về cho người thân trong nước đây là một nguồn huy động ngoại tệ khá lớn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại NHTM CP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w