Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí. Thông qua kiểm tra, đánh giá, các cấp quản lí có thể so sánh đƣợc kết quả thực hiện với các mục tiêu đã xác định, từ đó có thể tác động điều chỉnh để các hoạt động đào tạo đạt hiệu quả mong muốn.
Công tác kiểm tra đội ngũ giảng viên chú ý đến việc kiểm tra tổ chức và mỗi cá nhân. Yêu cầu về đội ngũ giảng viên ngày càng cao, đòi hỏi về trình độ tác nghiệp của giảng viên cũng không ngừng đƣợc nâng lên, do đó, công tác kiểm tra cũng cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục.
3.3.4.1. Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá hƣớng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nhà trƣờng. Kiểm tra, đánh giá để thƣờng xuyên nắm vững thực trạng, kết quả hoạt động của đội ngũ giảng viên. Qua kiểm tra, đánh giá, có thể phát hiện những tập thể và cá nhân làm tốt để tiếp tục sử dụng, phát huy một cách có hiệu quả, đồng thời điều chỉnh, uốn nắn những sai sót, lệch lạc của các cơ sở hoặc giảng viên, thay thế các vị trí yếu kém. Trên cơ sở đó, các cấp quản lí giảng dục xác định đƣợc các nội dung cần bồi dƣỡng thêm cho đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn cũng nhƣ về nghiệp vụ sƣ phạm
Qua kiểm tra, đánh giá, giúp cho các cơ sở và giảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
3.3.4.2. Nội dung:
Kiểm tra, đánh giá toàn diện các mặt công tác của đội ngũ giảng viên, chú trọng kiểm tra trình độ tác nghiệp (trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm) qua đó đánh giá năng lực thực tế của đội ngũ giảng viên.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch công tác chuyên môn. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của các nhà trƣờng, của các khoa, tổ chuyên môn và của mỗi giảng viên.
Kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định gắn với nhiệm vụ đƣợc giao của giảng viên nhƣ Hồ sơ giảng dạy, sổ lên lớp, sổ ghi chép về hoạt động chuyên môn, dự giờ và công tác tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hoạt động thực tế của giảng viên trên lớp và trong việc tổ chức hoạt động giáo dục bằng hình thức thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất…có đánh giá xếp loại cụ thể, so sánh
với kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn, khoa, của nhà trƣờng để thấy đƣợc mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
Hàng năm nhà trƣờng cần rà soát lại các nội dung thanh tra, cải tiến, bổ sung, chỉnh sửa những phƣơng pháp thanh tra, giám sát mới, cách thức đánh giá mới nhằm đánh giá một cách tốt nhất và toàn diện giảng viên.
Giao việc theo yêu cầu của chƣơng trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy, đánh giá kết quả thực hiện của giảng viên, của nhóm giảng viên để thẩm định lại báo cáo của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra trƣớc đó nhằm đánh giá đúng hiệu quả của đội ngũ giảng viên.
3.3.4.3. Cách thức tiến hành:
Ban giám hiệu thực hiện chức năng thanh tra trong toàn trƣờng, xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các các khoa cho các đối tƣợng giảng viên.
Nội dung thanh tra, tiêu chí thanh tra căn cứ vào hƣớng dẫn của thanh tra cấp trên và yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra ở trƣờng. Các nội dung kiểm tra, đánh giá thông báo cho các khoa và đối tƣợng đƣợc thanh tra, kiểm tra biết trong kế hoạch công tác hàng năm.
Cán bộ làm công tác thanh tra đƣợc đề xuất từ phòng đào tạo hoặc phòng Tổ chức- Hành chính, cũng có thể là cán bộ về có kinh nghiệm kiểm định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, có thể huy động thêm cán bộ quản lí ở các khoa để đảm bảo hoàn thành các yêu cầu và nội dung công tác.
Việc kiểm tra, đánh giá đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với nhiều hình thức: Kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề về một hoặc một số nội dung công tác; kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp...
Có thể tham khảo thêm ý kiến đánh giá của cấp quản lí trực tiếp giảng viên đƣợc thanh tra, kiểm tra, của đồng nghiệp đối tƣợng đƣợc kiểm tra, ý kiến của học sinh, cựu học sinh, doanh nghiệp hoặc các đối tác làm việc với giảng viên đó …để có thêm tƣ liệu đánh giá giảng viên chính xác hơn.
Sau kiểm tra, phải thông báo công khai kết quả kiểm tra, đánh giá để đối tƣợng giảng viên đƣợc thanh tra, kiểm tra biết đƣợc ƣu, khuyết điểm của mình, từ đó có ý thức tự bồi dƣỡng, tiếp tục phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ công tác đƣợc giao.
Công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên phải gắn liền với công tác thi đua, khen thƣởng và kỉ luật với mục đích biểu dƣơng, khen thƣởng các giảng viên có thành tích công tác tốt, các điển hình tiên tiến trong phong trào giáo dục, đồng thời nhắc nhở, phê bình hoặc xử lí những trƣờng hợp chƣa hoàn thành nhiệm vụ để họ có thể sửa chữa, tiến bộ, đóng góp cho phong trào chung của khoa cũng nhƣ của trƣờng. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm vào mục đích xây dựng tổ chức nhà trƣờng vững mạnh, mang tính chất giáo dục, thuyết phục, động viên đội ngũ giảng viên ý thức hơn về quyền và nghĩa vụ của mình đối với công tác giáo dục.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện:
Trƣớc hết, công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên phải đảm bảo các nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức. Kiểm tra, đánh giá giảng viên phải đặt trong các mối quan hệ nhất định nhƣ quan hệ với đƣờng lối, chính sách của Đảng, với tổ chức, với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành dạy nghề và cả với cơ chế, chính sách quản lí trong lĩnh vực dạy nghề.
Kiểm tra, đánh giá giảng viên phải căn cứ vào tiêu chuẩn giảng viên về phẩm chất và năng lực công tác.
Bộ phận đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra cần có kế hoạch thanh tra cụ thể hàng năm, xác định số lƣợng đối tƣợng, nội dung thanh tra, cấp tiến hành thanh tra, các hình thức thanh tra...Chuẩn bị các điều kiện phục vụ thanh tra; gắn nội dung đánh giá giảng viên với động viên, khen thƣởng và kỉ luật; đảm bảo hiệu lực của công tác thanh tra.
Phải xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể đối với giảng viên. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện theo đúng quyền hạn, chức trách thanh tra đã đƣợc pháp luật quy định.
Bên cạnh việc kết luận, đánh giá giảng viên thông qua thanh tra, kiểm tra trực tiếp của đoàn thanh tra, của các cán bộ thanh tra thì phải căn cứ vào sự tự đánh giá của giảng viên, vào nhận xét của cán bộ quản lí trực tiếp đối tƣợng đƣợc thanh tra và đồng nghiệp của họ.
Kiểm tra, đánh giá giảng viên phải xuất phát từ yêu cầu khách quan đối với đội ngũ giảng viên; xuất phát từ kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên so với mục tiêu đã xác định để đánh giá. Phải xem xét toàn diện; phải gắn việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên với hoàn cảnh, điều kiện công tác cụ thể trong phạm vi thời gian, không gian nhất định, thấy hết thuận lợi, khó khăn của họ để đánh giá sát đúng.
Xem xét, đánh giá giảng viên vừa phải đảm bảo tính lịch sử, cụ thể, vừa phải đặt trong quá trình vận động, phát triển của họ và của tổ chức.
Để có thể đạt đƣợc hiệu quả thanh tra, kiểm tra nhƣ mục tiêu xác định, cần phải chú ý xây dựng đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm trong ngành có phẩm chất, năng lực tốt, có uy tín đối với đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia hoặc cộng tác viên thanh tra trong công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên.